Kỳ vọng BoC cắt giảm lãi suất giảm mạnh, thị trường chờ đợi dữ liệu GDP tuần tới
Xác suất cắt giảm lãi suất của BoC vào ngày 4/6 đã giảm mạnh từ 65% xuống còn 36% sau khi báo cáo CPI hôm nay được công bố. Nguyên nhân chính là do các chỉ số lạm phát lõi tăng mạnh hơn dự kiến từ 0.2 đến 0.3 điểm phần trăm.
Ngân hàng CIBC nhận định: “Các tín hiệu trái chiều trong dữ liệu lạm phát hôm nay đang đặt Ngân hàng Trung ương Canada vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan.”
Cụ thể, lạm phát toàn phần giảm do ảnh hưởng từ việc gỡ bỏ thuế carbon, nhưng lạm phát lõi lại tăng tốc – phản ánh áp lực giá thực sự bên trong nền kinh tế.
CIBC cũng cho biết: “Trước đây, chúng tôi kỳ vọng thị trường lao động suy yếu sẽ là yếu tố dẫn tới một đợt cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 6. Tuy nhiên, giờ đây, khả năng đó phụ thuộc vào dữ liệu GDP công bố tuần tới – nếu cho thấy nền kinh tế đang tiến dần đến suy thoái trong quý II.”
Giá thực phẩm, tiền thuê nhà và chi phí du lịch được xác định là những yếu tố chính khiến giá cả tiếp tục leo thang.
Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá USD/CAD giảm nhẹ 8 pip về mức 1.3942 trong phiên giao dịch biến động, khi thị trường Canada mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ.
Phản ứng của Trump trước việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm không thể tệ hơn được nữa!
Không ai còn quan tâm đến vấn đề thâm hụt ngân sách.
Hôm nay, Tổng thống Donald Trump đã xuất hiện tại Quốc hội để vận động các nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ dự luật ngân sách. Trong cuộc họp kín, ông trực tiếp chỉ trích nghị sĩ Thomas Massie, người duy nhất trong nội bộ phản đối vì lo ngại chi tiêu vượt kiểm soát và không có biện pháp giảm thâm hụt rõ ràng. Trump thậm chí kêu gọi loại Massie khỏi Quốc hội.
Tội của Massie? Ông muốn chính phủ thực sự cắt giảm thâm hụt ngân sách. Một số nguồn tin khác còn cho biết, trong cuộc họp, Trump nói với các nghị sĩ Cộng hòa rằng: "Đừng có đụng vào Medicaid"
Trong quá khứ, Medicaid thường được xem là "công cụ bắt buộc phải điều chỉnh" nếu muốn bù đắp phần nào thâm hụt ngân sách. Phát ngôn này có thể là nguyên nhân khiến lợi suất trái phiếu tăng, và đặc biệt là vàng tăng giá – khi thị trường lo ngại về một chính sách tài khóa không kìm chế
Trong bối cảnh đó, việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm gần đây tuy không mang tính cảnh báo mới, nhưng lẽ ra có thể là cơ hội để các chính trị gia nghiêm túc hơn với bài toán ngân sách. Tuy nhiên, thị trường đang chứng kiến hướng đi ngược lại – một lộ trình tiếp tục chi tiêu vô tội vạ mà không có lối thoát rõ ràng, làm gia tăng rủi ro đối với cả trái phiếu và đồng USD, đồng thời kích hoạt nhu cầu trú ẩn ở vàng. Nước Mỹ lại tiếp tục lao về phía trước với thâm hụt triền miên, không có bất kỳ lộ trình cải thiện nào đáng tin cậy.
Lợi suất trái phiếu 30 năm của Mỹ, sau khi bật khỏi mốc 5% hôm qua, hiện đã tăng thêm 3 điểm cơ bản lên 4.97%.
Kazakhstan tăng sản lượng dầu bất chấp cam kết với OPEC
Giá dầu chịu áp lực sau thông tin Kazakhstan tăng sản lượng vượt hạn ngạch
Giá dầu thế giới đang chịu áp lực giảm sau khi Reuters đưa tin Kazakhstan đã tăng sản lượng dầu thêm 2% trong tháng này, bất chấp cam kết cắt giảm theo thỏa thuận với OPEC+. Thông tin được dẫn từ một nguồn trong ngành công nghiệp.
Theo báo cáo, sản lượng dầu hàng tháng của Kazakhstan hiện đạt 1,86 triệu thùng/ngày, vượt xa hạn ngạch 1,486 triệu thùng/ngày mà nước này đã cam kết. Việc này khiến OPEC phải đẩy nhanh tiến độ đưa nguồn cung trở lại thị trường, và với diễn biến hiện tại, quá trình này có thể tiếp tục tăng tốc.
Bộ Năng lượng Kazakhstan cho biết: “Kazakhstan đang thực hiện mọi biện pháp để tuân thủ nghĩa vụ với OPEC+ và bù đắp phần sản lượng vượt hạn ngạch.”
Thông tin này đã gây sức ép lên giá dầu trong suốt giờ giao dịch vừa qua, khi thị trường lo ngại việc vi phạm hạn ngạch của các thành viên sẽ làm suy yếu hiệu lực của thỏa thuận cắt giảm sản lượng, từ đó gia tăng rủi ro dư cung.
Giá nhà tại Canada giảm tháng thứ tư liên tiếp
Chỉ số giá nhà Teranet Canada tháng 4 giảm 1.5%, đánh dấu tháng giảm thứ tư liên tiếp theo điều chỉnh mùa vụ.
Tính theo năm, giá nhà toàn quốc chỉ tăng nhẹ 0.2%, giảm mạnh so với mức tăng 2.3% trong tháng trước. Trong khi thị trường Quebec vẫn giữ được sức mạnh, khu vực Toronto tiếp tục gặp khó, với giá nhà ở thành phố giảm 3.5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo CPI công bố hôm nay càng làm giảm kỳ vọng cắt giảm lãi suất vào tháng 6, khi xác suất giảm đã giảm xuống chỉ còn 39%. Lãi suất tham chiếu kỳ hạn 5 năm của Canada cũng đã tăng lên 2.88%, gần chạm đỉnh của biên độ dao động kể từ tháng 2.
HSBC: Nhà đầu tư quốc tế dần rút khỏi thị trường Mỹ và chuyển hướng sang châu Âu
Theo HSBC, thị trường chứng khoán toàn cầu có thể đang bước vào giai đoạn đầu của một sự dịch chuyển cơ cấu về dòng vốn đầu tư cổ phiếu, khi nhà đầu tư quốc tế dần rút khỏi thị trường Mỹ và chuyển hướng sang châu Âu.
“Trong bối cảnh hiện tại – nơi các chính sách thương mại thiếu rõ ràng và tín hiệu điều hành kinh tế liên tục thay đổi – lại chính là môi trường dễ tạo ra sự luân chuyển dòng vốn cổ phiếu toàn cầu,” chiến lược gia Alastair Pinder của HSBC nhận định trong báo cáo ngày thứ Ba. “Nếu điều kiện kinh tế thực sự xấu như lo ngại sau ‘Ngày Giải phóng’, thì các tài sản rủi ro đã đồng loạt chịu thiệt hại nặng. Tuy nhiên, những gì chúng ta thấy lại là một bức tranh tinh tế hơn: Mỹ không còn nổi bật như trước, trong khi các nền kinh tế khác trên thế giới đang tăng tốc kích thích.”
Ông cho biết HSBC bắt đầu nhận thấy dấu hiệu các nhà đầu tư toàn cầu tái cơ cấu danh mục theo hướng tăng tỷ trọng cổ phiếu châu Âu.
Ông cho biết HSBC bắt đầu nhận thấy dấu hiệu các nhà đầu tư toàn cầu tái cơ cấu danh mục theo hướng tăng tỷ trọng cổ phiếu châu Âu.
Đồng USD, lợi suất TPCP Mỹ tăng giá vào đầu phiên giao dịch
Đồng USD tăng giá trở lại vào đầu phiên. GBP/USD hiện giảm 14 pip xuống 1.3343, sau khi từng chạm đỉnh 1.3394 vào đầu phiên châu Âu.
Đồng AUD và NZD cũng đang chịu áp lực bán mạnh, sau khi RBA hạ lãi suất và cho biết đã có thảo luận nội bộ về khả năng cắt giảm tới 50 điểm cơ bản – khiến hai đồng tiền này nằm trong nhóm giảm mạnh nhất hôm nay.
Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của thị trường hiện tại là đà tăng mạnh của lợi suất trái phiếu chính phủ, đặc biệt tại Nhật Bản. Lợi suất trái phiếu 30 năm của Nhật tăng vọt sau khi đấu giá trái phiếu 20 năm thất bại, khiến nhà đầu tư lo ngại. Đáng chú ý, Thủ tướng Nhật Bản đã có phát biểu mang tính cảnh báo: “Tình hình tài khóa của đất nước chúng ta chắc chắn đang ở mức vô cùng nghiêm trọng, thậm chí tồi tệ hơn cả Hy Lạp.”
Phát ngôn này khiến thị trường bất ngờ, vì những rủi ro tài khóa nghiêm trọng như vậy thường được giữ kín, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất vay đang tăng đều đặn. Việc công khai “sự thật khó nghe” này có thể làm trầm trọng thêm áp lực lên thị trường nợ công của Nhật.
Diễn biến hiện tại đang thúc đẩy một làn sóng mua vào USD, khi nhà đầu tư tìm đến tài sản ổn định giữa bối cảnh bất ổn. Tuy nhiên, tâm điểm cũng đang dồn về lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ. Lợi suất trái phiếu 30 năm của Mỹ từng giảm xuống mức thấp nhất trong phiên là 4,89%, nhưng hiện đã tăng trở lại lên 4.96%, đánh dấu mức cao nhất trong phiên. Trong những ngày gần đây, mỗi lần lợi suất chạm mốc 5%, thị trường lại ghi nhận lực cầu xuất hiện, cho thấy ngưỡng này đang thu hút nhà đầu tư.
Lạm phát tiêu dùng của Canada tháng 4 tăng so với kỳ vọng
- CPI toàn phần: +1.7% y/y (Dự báo: 1.6%, Trước đó: 2.3%)
- CPI toàn phần: -0.1% m/m (Dự báo: -0.2%, Trước đó: +0.3%)
- CPI lõi: +0.5% m/m (Dự báo: 0.2%, Trước đó: 0.1%)
- CPI lõi: +2.5% y/y (Trước đó: 2.2%)
- CPI trung vị: +3.2% y/y (Dự báo: 2.9%, Trước đó: 2.9%)
Một yếu tố bất thường trong dữ liệu CPI của Canada là việc miễn thuế GST (thuế giá trị gia tăng) đã kết thúc vào ngày 15/2, và tác động của nó vẫn còn lan tỏa trong các tháng sau đó. Bên cạnh đó, việc bãi bỏ thuế carbon từ ngày 1/4 cũng góp phần làm giảm giá xăng – một yếu tố khiến CPI toàn phần đi xuống.
Trước thời điểm công bố dữ liệu này, thị trường đã định giá khoảng 65% khả năng BoC sẽ cắt giảm lãi suất vào đầu tháng 6. Tuy nhiên, ngay sau khi báo cáo CPI được công bố, xác suất này giảm nhanh xuống còn 51%.
Dữ liệu lạm phát Canada sắp tới sẽ có gì đáng chú ý?
Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) đã cắt giảm lãi suất vào đầu ngày hôm nay, và thị trường đang cảm nhận rằng Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) cũng sẽ tiếp tục làm điều tương tự. Cuộc họp tiếp theo của họ sẽ diễn ra vào ngày 4/6 và thị trường hiện đang định giá 65% khả năng có một đợt cắt giảm lãi suất.
Một yếu tố có thể gây ra biến động lớn sẽ được công bố vào cuối giờ với báo cáo lạm phát của Canada qua chỉ số CPI tháng 4. Dự báo đồng thuận hiện tại là CPI toàn phần sẽ giảm 0.2% so với tháng trước, kéo tỷ lệ lạm phát theo năm giảm mạnh từ 2.3% xuống còn 1.6%.
Tuy nhiên, điều có thể khiến BoC tạm dừng việc cắt giảm là nếu các số liệu lõi của lạm phát cao hơn kỳ vọng. Trong đó, chỉ số CPI trung vị được dự đoán sẽ giữ nguyên ở mức 2.9% và CPI trimmed dự báo tăng nhẹ lên 2.9% từ mức 2.8%.
Cập nhật kỳ vọng lãi suất của các NHTW lớn trên thế giới
Cắt giảm lãi suất đến cuối năm:
- Fed: 54 điểm cơ bản (91% xác suất giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- ECB: 52 điểm cơ bản (93% xác suất cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- BoE: 45 điểm cơ bản (84% xác suất giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- BoC: 47 điểm cơ bản (64% xác suất cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- RBA: 73 điểm cơ bản (56% xác suất cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- RBNZ: 58 điểm cơ bản (82% xác suất cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- SNB: 47 điểm cơ bản (81% xác suất cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
Lưu ý: với SNB, phần còn lại của xác suất là cho khả năng cắt giảm 50 điểm cơ bản.
Tăng lãi suất đến cuối năm:
- BoJ: 17 điểm cơ bản (98% xác suất giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
Quan chức ECB Knot: Lạm phát đang là cản trở đối với việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6
Ông Klaas Knot, thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho biết triển vọng lạm phát trung hạn hiện quá bất định để có thể đưa ra quyết định chắc chắn về việc cắt giảm lãi suất trong tháng Sáu.
Mặc dù các dự báo mới của ECB có thể cho thấy lạm phát trong năm nay và năm tới sẽ giảm so với trước, ông Knot cảnh báo rằng xu hướng dài hạn vẫn còn nhiều rủi ro. Theo ông, ECB nên tạm dừng thay vì nới lỏng thêm vào thời điểm này để quan sát diễn biến thực tế của nền kinh tế.
Ông cũng nhấn mạnh khả năng ECB có thể đã nới lỏng chính sách quá mức, điều này sẽ khiến việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% một cách bền vững trở nên khó khăn hơn trong tương lai.
Quan chức BoE Pill: Không nên quá phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế
Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh, Huw Pill, nhấn mạnh rằng các nhà hoạch định chính sách tiền tệ không nên quá phụ thuộc vào cách dữ liệu kinh tế sẽ diễn biến, bởi nhiều chỉ báo — như lạm phát hay việc làm — mang tính trễ và có thể khiến phản ứng chính sách trở nên chậm chạp.
Ông cảnh báo rằng những cú sốc kinh tế mới có thể tiếp tục gây ra áp lực lạm phát, và không nên kỳ vọng chúng sẽ tự biến mất. Mặc dù đồng tình với đánh giá của Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) rằng thị trường lao động đang dần hạ nhiệt, Pill cho rằng điều quan trọng là tốc độ điều chỉnh, trong bối cảnh một số chỉ báo tiền lương vẫn duy trì ở mức cao.
Quan điểm của ông phản ánh lập trường thận trọng nhưng hướng về phía trước, cho thấy BoE có thể ưu tiên yếu tố dự báo và rủi ro tiềm ẩn thay vì chỉ dựa vào dữ liệu hiện tại.
Nhật Bản cân nhắc chấp nhận giảm thuế thay vì yêu cầu miễn trừ
- Hãng tin Kyodo đưa tin Nhật Bản đang xem xét khả năng chấp nhận việc Mỹ giảm thuế thay vì tiếp tục thúc ép yêu cầu miễn trừ, nhằm tháo gỡ bế tắc hiện tại trong các cuộc đàm phán thương mại song phương.
- Trưởng đoàn đàm phán thương mại hàng đầu của Nhật Bản, ông Ryosei Akazawa, có thể sẽ đến Washington ngay trong tuần tới để tham dự vòng đàm phán thứ ba với phía Mỹ.
Lãnh tụ tối cao Iran Khamenei: Tôi không tin các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ sẽ đạt kết quả.
- Tôi không cho rằng các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ sẽ thành công.
- Yêu cầu của Mỹ đòi Iran ngừng làm giàu uranium là vô lý.
- Mỹ nên tránh đưa ra những tuyên bố vô nghĩa trong quá trình đàm phán.
Tiêu đề này đã giúp giá dầu thô tăng nhẹ khi thị trường tiếp tục dao động xung quanh thông tin về thỏa thuận hạt nhân Mỹ–Iran. Một kết quả tích cực được xem là yếu tố gây áp lực giảm giá (ít nhất trong ngắn hạn) do kỳ vọng nguồn cung tăng lên. Ngược lại, nếu đàm phán thất bại, giá dầu có thể tăng do lo ngại về nguồn cung bị hạn chế.
Quan chức BOE Pill: Phiếu phản đối cắt giảm lãi suất của tôi chỉ là một bước "tạm ngừng" trong quá trình tiếp tục rút lại chính sách tiền tệ nới lỏng.
- Tôi đã bỏ phiếu phản đối việc cắt giảm lãi suất trong kỳ họp lần này, không phải vì muốn dừng quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ, mà vì cho rằng nên tạm ngừng cắt giảm theo nhịp hàng quý. Đây chỉ là một bước "bỏ qua" trong chuỗi cắt giảm đang diễn ra.
- Tôi lo ngại về các chỉ báo áp lực lạm phát hiện tại. Tốc độ cắt giảm 25 bps mỗi quý kể từ mùa hè năm ngoái là quá nhanh nếu xét đến triển vọng lạm phát và cán cân rủi ro đối với ổn định giá cả.
- Ngoài ra, những thay đổi mang tính cấu trúc trong cách hình thành giá cả và tiền lương đang khiến lạm phát ở Anh trở nên dai dẳng hơn.
- Tuy vậy, tôi vẫn tin rằng quá trình giảm lạm phát cơ bản vẫn đang tiếp diễn và xu hướng lãi suất trong thời gian tới vẫn là đi xuống. Phiếu bất đồng của tôi không phản ánh sự khác biệt căn bản với đa số các thành viên trong ủy ban.
Ồn ào vô ích: Lợi suất trái phiếu Mỹ đã xóa sạch đà tăng sau khi bị hạ xếp hạng
- Thị trường trái phiếu Mỹ đã xóa sạch đà tăng lợi suất sau khi Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm, cho thấy phản ứng ban đầu chỉ là nhất thời và thiếu cơ sở. Việc hạ xếp hạng này được đánh giá là mang tính biểu tượng nhiều hơn là ảnh hưởng thực chất đến thị trường.
- Nhà đầu tư giờ đây đang quay lại với những yếu tố cốt lõi như chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và kỳ vọng lạm phát – các biến số thực sự chi phối xu hướng của thị trường trong những tháng tới.
- Lợi suất trái phiếu hiện không còn nhiều dư địa để giảm, trong khi rủi ro lạm phát đang gia tăng. Khi các điều kiện tăng trưởng kinh tế được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn, hoạt động kinh tế có thể tăng tốc trở lại, từ đó làm gia tăng áp lực lạm phát.
- Fed đang đứng trước thế lưỡng nan: nếu cắt giảm lãi suất quá sớm, điều này có thể khiến kỳ vọng lạm phát vượt tầm kiểm soát và đẩy lợi suất dài hạn lên cao hơn nữa. Đây sẽ là nhân tố quyết định xu hướng của thị trường trái phiếu trong thời gian tới.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu tăng nhẹ khi lo ngại về hạ xếp hạng dần tan biến
Thị trường đã xóa sạch toàn bộ mức giảm sau khi Moody's hạ xếp hạng và tiếp tục lập đỉnh mới
-
Eurostoxx tăng 0.2%
-
DAX Đức tăng 0.2%
-
CAC 40 Pháp tăng 0.2%
-
FTSE Anh tăng 0.2%
-
IBEX Tây Ban Nha tăng 0.4%
Cuối cùng, việc Moody’s hạ xếp hạng đúng như dự đoán chỉ là "chuyện nhỏ". Khi phiên giao dịch tại Mỹ bắt đầu hôm qua, thị trường đồng loạt đảo chiều và tăng lên mức cao mới. Giờ đây, giới đầu tư có thể quay lại tập trung vào những yếu tố thực sự quan trọng.
Quan chức ECB Schnabel: Quá trình giảm lạm phát đang đi đúng hướng, nhưng các cú sốc mới đang tạo ra những thách thức mới
Quá trình giảm lạm phát vẫn đang đi đúng hướng, nhưng các cú sốc mới lại đặt ra những thách thức mới.
Thuế quan có thể tạo hiệu ứng giảm lạm phát trong ngắn hạn do tác động tiêu cực đến nhu cầu, nhưng về trung hạn lại tiềm ẩn rủi ro đẩy lạm phát tăng trở lại. Việc đồng euro tăng giá là cơ hội lịch sử để thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng tiền này.
Dù những điều này không mới, tôi đồng tình rằng thuế quan mang tính giảm phát trong ngắn hạn do tác động cầu yếu đi, nhưng về dài hạn hoàn toàn có thể làm gia tăng áp lực lạm phát – nhất là nếu chính sách đảo chiều như đã thấy dưới thời Trump, kéo theo hoạt động kinh tế phục hồi nhờ môi trường bớt bất ổn.
Lịch kinh tế hôm nay có gì?
Trong phiên giao dịch châu Âu, tâm điểm chú ý là quyết định chính sách của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA). Ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất 25 bps đúng như dự báo, nhưng đi kèm với những thông điệp ôn hòa. RBA nhấn mạnh các rủi ro tăng trưởng do chính sách thương mại gây ra và hạ dự báo về tăng trưởng cũng như lạm phát.
Đồng AUD giảm sau thông báo này, nhưng nhanh chóng phục hồi phần lớn mức giảm trước khi Thống đốc Bullock tiết lộ rằng RBA từng cân nhắc cắt giảm tới 50 bps. Thông tin này khiến đồng Aussie chạm đáy mới, nhưng sau đó lại bật tăng trở lại khi những phát biểu tiếp theo mang giọng điệu trung lập hơn.
PPI Đức tháng 4 giảm mạnh hơn dự kiến
Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Đức trong tháng 4/2025 ghi nhận mức giảm vượt ngoài mong đợi, chủ yếu do giá năng lượng sụt giảm.
PPI tháng 4:
- -0.6% m/m (Dự báo: -0.3%; Trước đó: -0.7%)
- -0.9% y/y (Dự báo: -0.6%; Trước đó: -0.2%)
Nguyên nhân chính:
- Giá năng lượng giảm mạnh là yếu tố chính kéo PPI giảm so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 4/2024).
- Ngược lại, giá các mặt hàng tiêu dùng không bền vững, hàng tiêu dùng bền vững, hàng hóa đầu tư và hàng hóa trung gian đều cao hơn so với tháng 4/2024.
- Khi loại bỏ yếu tố năng lượng, PPI tháng 4/2025 tăng 1.5% so với tháng 4/2024 và tăng 0.4% so với tháng 3/2025.
RBA: Đã có sự thảo luận về việc cắt giảm 25 hay 50 điểm cơ bản
- Đã thảo luận về việc cắt giảm 0.25% hoặc 0.50%.
- Có nhiều bất định hơn bình thường.
- Chúng tôi kỳ vọng tiêu dùng sẽ tăng khi lãi suất giảm và lạm phát hạ.
- Cho đến nay, cân bằng giữa lạm phát và việc làm vẫn ổn.
- Đường đi lãi suất trên thị trường phản ánh rủi ro của kịch bản toàn cầu rất xấu.
- Không biết liệu sẽ có một chuỗi cắt giảm dài hay không.
- Không thể nói lãi suất cơ bản sẽ dừng ở đâu, không ủng hộ định giá của thị trường.
- Chúng tôi dựa vào dữ liệu.
- Có lập luận cho việc cắt giảm 0.50%, nhưng đó không phải lập luận mạnh nhất trong phòng.
- Chúng tôi bị sốc bởi quy mô của các mức thuế quan Mỹ.
Thống đốc RBA Bullock: Cần giữ lạm phát ở mức thấp, sẵn sàng hành động thêm nếu cần
- Phải tiếp tục giữ lạm phát ở mức thấp, và RBA ở vị thế thuận lợi để thực hiện điều này.
- Hội đồng Thống đốc sẵn sàng thực hiện thêm hành động nếu cần thiết.
- Đây là một đợt cắt giảm lãi suất dựa trên sự tự tin.
- Đây là mức cắt giảm phù hợp vào thời điểm hiện tại, nhưng vẫn có khả năng điều chỉnh thêm.
- Nghe từ các doanh nghiệp rằng biên lợi nhuận của họ đang bị ảnh hưởng.
- Đang cảnh giác với các nguy cơ khủng hoảng thị trường tiềm tàng.
- Hiện tại, chúng tôi chưa xem xét vấn đề đó.
- Phạm vi các kịch bản kinh tế có thể xảy ra khá rộng.
- Đây là quyết định đồng thuận, sau khi thảo luận giữa giữ nguyên lãi suất hoặc cắt giảm.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
EUR/USD
- 1.1300 (1.43 tỷ EUR)
- 1.1250 (1.17 tỷ EUR)
- 1.1245 (1.20 tỷ EUR)
- 1.1195 (2.30 tỷ EUR)
USD/JPY
- 145.50 (1.20 tỷ USD)
- 145.00 (1.12 tỷ USD)
GBP/USD
- 1.3350 (250 triệu GBP)
USD/CHF
- 0.8325 (585 triệu CHF)
USD/CAD
- 1.3915 (454 triệu USD)
- 1.3900 (398 triệu USD)
AUD/USD
- 0.6350 (367 triệu AUD)
NZD/USD
- 0.5915 (522 triệu NZD)
RBA hạ lãi suất chính sách đúng như kỳ vọng
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đã quyết định giảm lãi suất chính sách 0.25%, từ 4.10% xuống 3.85%, trong cuộc họp ngày 20/5/2025, phù hợp với dự đoán của thị trường. Quyết định này phản ánh tiến triển trong việc kiềm chế lạm phát, nhưng RBA vẫn thận trọng trước những rủi ro từ chính sách thương mại toàn cầu và triển vọng kinh tế.
Tuyên bố chính thức của RBA:
- Lạm phát tiếp tục giảm: Dữ liệu lạm phát quý tháng 3 cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt. Dự báo của RBA công bố hôm nay dự kiến lạm phát cơ bản (Trimmed Mean Inflation) sẽ đạt khoảng 2.6% vào tháng 6/2025, 2.6% vào tháng 6/2026 và 2.6% vào tháng 6/2027, nằm gần giữa mục tiêu 2-3% trong suốt giai đoạn dự báo. Trong khi đó, lạm phát tổng thể có thể tăng nhẹ trong năm tới do các yếu tố tạm thời giảm dần, nhưng vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu.
- Rủi ro từ chính sách thương mại toàn cầu: Các thông báo gần đây về thuế quan đã khiến giá trên thị trường tài chính tăng trở lại, nhưng vẫn còn nhiều bất định về quy mô cuối cùng của thuế quan và phản ứng chính sách từ các quốc gia khác. Những diễn biến này được dự báo sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế toàn cầu, làm gia tăng bất ổn cho các dự báo kinh tế trung tâm.
- Kinh tế trong nước phục hồi: Nhu cầu nội địa tư nhân cho thấy dấu hiệu phục hồi, thu nhập thực tế của các hộ gia đình tăng và một số chỉ số căng thẳng tài chính đã giảm. Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn ở trạng thái thắt chặt, với tỷ lệ thất nghiệp dự báo ở mức 4.2% vào tháng 6/2025, 4.3% vào tháng 6/2026 và 4.3% vào tháng 6/2027.
- Rủi ro lạm phát cân bằng hơn: Hội đồng Thống đốc RBA đánh giá rằng rủi ro đối với lạm phát đã trở nên cân bằng hơn. Với lạm phát nằm trong mục tiêu và rủi ro tăng vượt mục tiêu giảm bớt, RBA cho rằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ tại cuộc họp này là phù hợp.
- Thận trọng với triển vọng: Dù giảm lãi suất, RBA vẫn thận trọng và cho rằng chính sách tiền tệ vẫn đủ linh hoạt để ứng phó với các diễn biến quốc tế. Hội đồng sẽ theo dõi sát dữ liệu kinh tế, xu hướng cầu nội địa, triển vọng lạm phát và thị trường lao động để định hướng các quyết định trong tương lai.
Dự báo của RBA:
- Lạm phát cơ bản (Trimmed Mean Inflation): 2.6% vào tháng 6/2025, 2.6% vào tháng 6/2026, 2.6% vào tháng 6/2027.
- Tăng trưởng GDP: 1.8% vào tháng 6/2025, 2.2% vào tháng 6/2026, 2.2% vào tháng 6/2027.
- Tỷ lệ thất nghiệp: 4.2% vào tháng 6/2025, 4.3% vào tháng 6/2026, 4.3% vào tháng 6/2027.
- Lãi suất cơ bản (giả định): 4.0% vào tháng 6/2025, 3.2% vào tháng 6/2026, 3.2% vào tháng 6/2027.
Cập nhật thị trường FX phiên Á: USD/JPY biến động mạnh, PBoC cắt giảm lãi suất, RBA công bố chính sách tiền tệ
USD/JPY biến động do các diễn biến từ Nhật Bản
Cặp tiền USD/JPY chứng kiến sự biến động mạnh trong phiên giao dịch, khi tăng vọt lên trên 145.50 trước khi nhanh chóng giảm xuống dưới 144.80.
- Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akazawa cho biết các cuộc đàm phán thương mại song phương cấp chuyên viên đã diễn ra tại Washington vào thứ Hai (19/5/2025). Ông tái khẳng định yêu cầu của Tokyo về việc Mỹ dỡ bỏ thuế quan đối với ô tô, thép và nhôm.
- Tiếp đó, Bộ trưởng Tài chính Kato bày tỏ sẵn sàng thảo luận về các vấn đề tỷ giá với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Bessent tại cuộc họp G7 trong tuần này. Ông Kato nhấn mạnh cần tránh biến động quá mức trên thị trường ngoại hối.
Ngoài đồng Yên, các cặp tiền tệ chính khác diễn biến khá trầm lắng, chỉ ghi nhận biến động nhỏ.
PBoC giảm lãi suất LPR 10 điểm cơ bản trong động thái nới lỏng thận trọng
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã cắt giảm lãi suất cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm và 5 năm mỗi loại 0.10%, xuống lần lượt 3.00% và 3.50%. Đây là lần cắt giảm đầu tiên kể từ tháng 10/2024, khi mỗi loại giảm 0.25%. Động thái này tiếp tục xu hướng điều chỉnh chính sách dần dần của Trung Quốc.
Trước đó, PBoC đã giảm lãi suất repo ngược kỳ hạn 7 ngày 0.10% trong tháng này. Thống đốc PBoC Pan Gongsheng đã báo hiệu về việc cắt giảm LPR, xem đây là hệ quả tự nhiên của điều chỉnh repo trước đó.
Các ngân hàng quốc doanh cũng đã giảm lãi suất tiền gửi có kỳ hạn như dự đoán:
- Giảm 0.05% xuống 0.05% cho một số loại tiền gửi.
- Giảm 0.15% xuống 0.95% cho tiền gửi kỳ hạn 1 năm.
- Giảm 0.25% cho tiền gửi kỳ hạn 3 năm và 5 năm.
Thượng viện Mỹ thúc đẩy cải cách luật tiền điện tử
Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 66-32 để thúc đẩy cải cách quy định về tiền điện tử, với 16 thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ cùng phần lớn Đảng Cộng hòa ủng hộ động thái này. Bước đi mở đường cho những thay đổi lớn trong quy định tiền điện tử tại Mỹ.
Thị trường chứng khoán khu vực: CATL tăng mạnh khi ra mắt tại Hồng Kông
Nhà sản xuất pin xe điện Trung Quốc CATL ghi nhận mức tăng khoảng 15% trong ngày giao dịch đầu tiên tại Hồng Kông, đánh dấu vụ phát hành cổ phiếu lớn nhất khu vực trong năm.
Chính trị Úc: Liên minh đối lập tan rã sau thất bại bầu cử
Liên minh Bảo thủ Liberal-National của Úc, với 80 năm hợp tác, đang đứng trước nguy cơ tan rã. Lãnh đạo Đảng Quốc gia (Nationals) tuyên bố không tiếp tục liên minh với Đảng Tự do (Liberals) sau thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử tháng này, khiến lãnh đạo Đảng Tự do mất ghế.
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) cắt giảm lãi suất
Cuộc họp của RBA được lên lịch vào 11:30 giờ Việt Nam. RBA đã cắt giảm lãi suất cơ bản 0.25% đúng như dự đoán
Lịch phát biểu của các quan chức ECB vào hôm nay
Theo lịch trình, thành viên Hội đồng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Klaas Knot được đánh giá là người có khả năng đưa ra những bình luận thu hút sự chú ý của các nhà giao dịch. Lịch phát biểu của các quan chức ECB vào hôm nay:
17:00 giờ Việt Nam:
- Phỏng vấn video được ghi hình trước với thành viên Hội đồng ECB Piero Cipollone tại Lễ hội Phát triển Bền vững AsVis.
- Thành viên ECB Klaas Knot phát biểu tại cuộc họp báo của Ngân hàng Trung ương Hà Lan.
Các sự kiện khác, nhưng có thể không liên quan trực tiếp đến chính sách tiền tệ:
- 16:55 giờ Việt Nam: Thành viên Hội đồng ECB Sharon Donnery tham gia buổi trò chuyện tại Hội nghị Ngân hàng Quốc gia BPFI ở Dublin, Ireland.
- 18:50 giờ Việt Nam: Giám sát viên ECB Claudia Buch phát biểu tại Hội nghị Tích hợp Tài chính châu Âu lần thứ 5 của Hiệp hội Thị trường Tài chính châu Âu ở Frankfurt.
Quan chức BoE Huw Pill phát biểu về triển vọng chính sách tiền tệ
Vào lúc 15:00 giờ Việt Nam ngày thứ Ba, 20 tháng 5 năm 2025, Nhà kinh tế trưởng Ngân hàng Anh (Bank of England) Huw Pill sẽ có bài phát biểu tại buổi họp báo của Barclays với chủ đề “Triển vọng chính sách tiền tệ”.
Lãi suất cơ bản của Ngân hàng Anh vào ngày 20 tháng 5 năm 2025 đang ở mức 2%. Ngân hàng Anh đã liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản trong thời gian qua. Cuộc họp tiếp theo của ngân hàng được ấn định vào ngày 19 tháng 6 năm 2025. Có khả năng ông Pill sẽ cung cấp một số định hướng về động thái lãi suất tiếp theo trong bài phát biểu này.
Tín dụng hộ gia đình Hàn Quốc cuối tháng 3 ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh nhất theo năm kể từ cuối tháng 6/2022
Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (Bank of Korea), tín dụng hộ gia đình tính đến cuối tháng 3/2025 đã đạt mức tăng trưởng đáng chú ý, với tốc độ nhanh nhất theo năm kể từ tháng 6/2022. Cụ thể:
- Tăng trưởng theo quý: Tín dụng hộ gia đình tăng 0.1% so với quý trước, giảm nhẹ so với mức tăng 0.6% ghi nhận vào cuối tháng 12/2024
- Tăng trưởng theo năm: Tín dụng hộ gia đình tăng 2.5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 2.1% vào cuối tháng 12/2024
Cơ quan hoạch định nhà nước của Trung Quốc đã phê duyệt 27 dự án đầu tư tài sản cố định trong quý 01/2025
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (NDRC) cho biết
- Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4, NDRC đã phê duyệt 27 dự án đầu tư tài sản cố định với tổng vốn đầu tư là 573.7 tỷ nhân dân tệ.
- Hoàn thiện danh sách dự án cơ sở hạ tầng "hai trọng điểm" năm 2025 vào cuối tháng 6.
- Sẽ nỗ lực hơn nữa để thu hút và sử dụng vốn nước ngoài.
- Trung Quốc sẽ luôn chào đón đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài.
Hàn Quốc và Hoa Kỳ sẽ nối lại vòng đàm phán thuế quan vào thứ Ba, hướng tới thỏa thuận thương mại vào tháng 7
Hàn Quốc và Hoa Kỳ đang tổ chức vòng thảo luận thứ hai trong tuần này tại Washington về các biện pháp thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ. Cả hai bên đang hướng tới một tập hợp các thỏa thuận thương mại dự kiến sẽ được thông qua vào đầu tháng Bảy.
Các cuộc đàm phán sẽ bao gồm sáu vấn đề chính - mất cân bằng thương mại, các rào cản phi thuế quan, an ninh kinh tế, thương mại kỹ thuật số, quy tắc xuất xứ sản phẩm và các yếu tố thương mại.
Điều này diễn ra sau vòng đàm phán cấp làm việc đầu tiên được tổ chức vào ngày 1 tháng 5.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY: 7.1931
PBOC thiết lập mức tỷ giá USD/CNY tham chiếu hôm nay ở mức 7.1931 (Trước đó: 7.2155)
PBOC hạ lãi suất LPR 10 điểm cơ bản bắt đầu từ hôm nay
-
Lãi suất LPR kỳ hạn 1 năm giảm về mức 3.0% (Trước đó: 3.1%) và 5 năm về mức 3.5% (Trước đó: 3.6%)
Việc cắt giảm đã được dự đoán trước. PBOC đã hạ lãi suất của các hợp đồng Repo nghịch đảo kỳ hạn 7 ngày đi10 điểm cơ bản xuống 1.4% vào đầu tháng này. Thống đốc Phan Công Thắng cho biết việc cắt giảm này sẽ dẫn đến việc giảm lãi suất LPR ở cùng mức độ.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường 19.05: Đồng USD suy yếu, lợi suất TPCP Mỹ chạm đỉnh trong bối cảnh lo ngại về nợ công của Mỹ ngày càng gia tăng
Lợi suất trái phiếu kho bạc dài hạn tăng trong khi đồng USD giảm mạnh vào thứ Hai trong bối cảnh lo ngại về gánh nặng nợ của Hoa Kỳ và cùng với dự luật cắt giảm thuế.
Vào cuối ngày thứ Sáu tuần qua, Moody's Investors Service đã hạ bậc xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ từ mức AAA cao nhất, góp phần làm suy yếu triển vọng tài khóa đang dần xấu đi của quốc gia này. Trong khi đó, Dự luật cắt giảm thuế ở mức khổng lồ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang cho thấy tín hiệu tích cực. Đảng Cộng hòa, những người kiểm soát Hạ viện, sẽ cố gắng thúc đẩy dự luật được thông qua trong tuần này.
Đồng USD suy yếu, với chỉ số DXY giảm điểm và đồng tiền này đạt mức đáy trong một tuần so với đồng JPY, CHF và EUR. Lợi suất trái phiếu kho bạc 30 năm đã đạt mức cao nhất trong 18 tháng trước, trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm đạt mức 4.469%, mức đỉnh ngày 11/04. Các nhà đầu tư lo ngại rằng dự luật thuế sẽ góp phần làm tăng gánh nặng nợ nhiều hơn dự kiến trước đó.
- Chỉ số DXY -0.59%
- USD/JPY -0.53%
- USD/CAD -0.11%
- USD/CHF -0.30%
- NZD/USD +0.93%
- AUD/USD +0.85%
- EUR/USD +0.71%
- GBPUSD +0.68%
Trong khi đó, thị trường Chứng khoán Mỹ không mấy tiêu cực khi các chỉ số chính đều tăng nhẹ hoặc kết phiên ở mức tham chiếu. Chỉ số S&P 500 thậm chí đã ghi nhận phiên giao dịch tăng giá thứ năm liên tiếp.
Cuộc chiến thuế quan của Trump đã làm suy yếu tâm lý người tiêu dùng và các nhà phân tích sẽ xem xét kỹ lưỡng thu nhập từ Home Depot và Target trong tuần này để cập nhật xu hướng chi tiêu. Trump cho biết hôm thứ Bảy rằng Walmart nên "gánh một phần thuế quan" sau khi nhà bán lẻ lớn nhất thế giới cho biết họ sẽ phải bắt đầu tăng giá do các khoản thuế.
- Dow Jones +0.32%
- S&P 500 +0.09%
- Nasdaq Composite +0.02%
Giá dầu tăng giá nhẹ do các dấu hiệu về sự bế tắc trong các cuộc đàm phán của Hoa Kỳ với Iran về chương trình hạt nhân của nước này. Hợp đồng tương lai dầu thô Brent tăng 13 cent lên mức 65.54 USD/thùng, trong khi dầu thô West Texas Intermediate của Hoa Kỳ tăng lên mức 62.69 USD/thùng.
Giá vàng tăng, với vàng giao ngay tăng 0.9% ở mức 3,229.51 USD/ounce, trong khi hợp đồng tương lai vàng của Hoa Kỳ tăng 1.5% ở mức 3,233.5 USD.
Chứng khoán Mỹ chịu áp lực trong phiên đầu tuần sau động thái từ Moody’s
Thị trường chứng khoán Mỹ khởi đầu tuần mới trong sắc đỏ, sau khi Moody’s bất ngờ hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA1 vào cuối phiên thứ Sáu, giống với đánh giá của hai tổ chức xếp hạng lớn còn lại. Nguyên nhân được cho là do lo ngại về khoản thâm hụt ngân sách ngày càng lớn và chi phí vay nợ cao, gây áp lực lên khả năng trả nợ của chính phủ Mỹ.
- Dow Jones giảm 17 điểm (0.1%)
- S&P 500 giảm 0.3%
- Nasdaq giảm 0.5%
Việc bị hạ xếp hạng khiến giá trái phiếu chính phủ Mỹ sụt giảm, dẫn đến lợi suất tăng mạnh – một tín hiệu tiêu cực cho chi phí vay vốn. Điều này càng đáng lo khi nền kinh tế Mỹ vẫn đang chịu áp lực từ các chính sách thuế quan đang được điều chỉnh dưới thời Tổng thống Trump.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm vượt 5%
- Lợi suất 10 năm vượt 4.5% – ngưỡng từng gây áp lực lớn lên thị trường trong tháng trước và buộc chính quyền Trump phải giảm nhẹ lập trường thuế quan.
Dù đầu phiên thị trường giảm mạnh, hợp đồng tương lai Dow từng mất hơn 300 điểm – thị trường đã hồi phục phần lớn mức giảm vào giữa phiên, khi lợi suất trái phiếu điều chỉnh nhẹ.
Cổ phiếu công nghệ giảm mạnh nhất, do lo ngại lãi suất cao sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng:
- Palantir giảm 2%
- Tesla giảm 3%
- Apple giảm 2%
Chuyên gia tại Baird nhận xét: “Moody’s không nói gì mới – nhà đầu tư vốn đã biết Mỹ đang nợ nhiều. Báo cáo này chỉ là cái cớ để thị trường điều chỉnh nhẹ sau một tuần tăng nóng, chứ không thay đổi triển vọng tích cực dài hạn.”
Hiện tại, giới đầu tư đang kỳ vọng vào các thỏa thuận thương mại mới, sau khi Mỹ – Trung đạt được thỏa thuận tạm thời giảm thuế. Tuy nhiên, điều thị trường lo ngại là lãi suất có thể tiếp tục tăng, làm giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu.
Tâm lý thị trường tiếp tục phân hóa mạnh giữa nhà đầu tư cá nhân và các nhà quản lý quỹ
Các nhà quản lý quỹ vẫn chưa bị cuốn vào “hiệu ứng FOMO”
Trong khi nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh mua vào cổ phiếu suốt từ đầu năm, thì các nhà quản lý quỹ lại giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Bất chấp đợt hồi phục mạnh mẽ gần đây trên thị trường chứng khoán, khảo sát mới nhất từ Bank of America cho thấy tỷ trọng phân bổ vào cổ phiếu Mỹ trong danh mục của các nhà quản lý quỹ đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 5/2023, phản ánh tâm lý phòng thủ vẫn chiếm ưu thế.
Một phần dòng tiền đầu cơ từ nhà đầu tư cá nhân có dấu hiệu lan sang các thị trường quốc tế, trong bối cảnh nhiều chỉ số chứng khoán toàn cầu vừa thiết lập các mức cao kỷ lục trong tuần trước.
Mặc dù nhà đầu tư cá nhân đã ghi nhận hiệu suất vượt trội trong ngắn hạn, nhưng nếu xét trên cơ sở dài hạn, lịch sử vẫn ủng hộ chiến lược đầu tư thận trọng và kỷ luật vốn đặc trưng của khối tổ chức.
Washington: Kinh tế Mỹ tiếp tục giữ vai trò trụ cột trong hệ thống tài chính toàn cầu
- “Thế giới vẫn đặt niềm tin vào nền kinh tế Mỹ.”
- Cựu Tổng thống Trump không đồng tình với đánh giá của Moody’s về việc hạ xếp hạng tín nhiệm.
- Ông Trump đã trực tiếp thảo luận với Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson trong cuối tuần qua.
- Chính quyền sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cả Hạ viện và Thượng viện trong các vấn đề then chốt.