DXY tăng vọt sau khi Mỹ- Trung công bố hoãn áp thuế thời hạn 90 ngày
DXY tăng vọt lên mức 100.985 sau khi Mỹ- Trung công bố hoãn áp thuế để tạo cơ hội tiếp tục đàm phán
DXY tăng vọt lên mức 100.985 sau khi Mỹ- Trung công bố hoãn áp thuế để tạo cơ hội tiếp tục đàm phán
Doanh số bán lẻ của Đức trong tháng 3 giảm 0.2% so với tháng 2, ít hơn mức dự báo giảm 0.4%.
Tuy nhiên, số liệu tháng 2 đã được điều chỉnh mạnh từ mức tăng 0.8% xuống chỉ còn 0.2%, phản ánh sự yếu kém trong tiêu dùng nội địa.
Dù vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, doanh số bán lẻ vẫn ghi nhận mức tăng 2.2%, cho thấy thị trường vẫn duy trì được đà tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế có nhiều thách thức.
Thị trường Trung Quốc sẽ tạm ngừng giao dịch từ ngày 1/5 đến hết ngày 5/5 nhân dịp nghỉ lễ Lao động.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các diễn biến trong mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung sẽ tạm dừng.
Hiện tại, cả hai bên dường như không có động thái muốn nối lại liên lạc hay đối thoại, cho thấy tình hình vẫn đang rơi vào bế tắc.
Trong thời gian nghỉ lễ, Trung Quốc có thể sẽ im tiếng hơn trên mặt trận truyền thông, trừ khi có những tuyên bố được ghi hình sẵn và phát sóng qua các kênh nhà nước.
Giá nhà tại Vương quốc Anh trong tháng 4 đã giảm 0.6% so với tháng trước, trái ngược với kỳ vọng không thay đổi, theo dữ liệu từ Nationwide.
Mức giá trung bình hiện tại được ghi nhận ở mức £270,752.
Nationwide nhận định thị trường bất động sản nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì trạng thái trầm lắng trong thời gian tới, phản ánh mô hình thường thấy sau khi các chương trình miễn giảm thuế kết thúc.
Việc chính sách hỗ trợ thuế chấm dứt khiến chi phí giao dịch tăng trở lại, làm suy yếu nhu cầu và góp phần khiến giá nhà hạ nhiệt sau giai đoạn tăng nóng.
Chỉ số giá nhập khẩu của Đức trong tháng 3 ghi nhận mức giảm 1.0% so với tháng trước, sâu hơn so với mức dự báo giảm 0.8%.
Nguyên nhân chính đứng sau đợt giảm giá này là sự hạ nhiệt của giá năng lượng. Nếu loại trừ yếu tố năng lượng, chỉ số giá nhập khẩu chỉ giảm nhẹ 0.3%, cho thấy mức biến động khiêm tốn hơn trong các nhóm hàng hóa còn lại.
Tuy nhiên, dữ liệu chi tiết cho thấy giá hàng hóa trung gian và hàng hóa tư bản cũng giảm đồng đều ở mức 0.4%, phản ánh khả năng nhu cầu sản xuất và đầu tư đang suy yếu.
Bộ trưởng Tài chính Úc Chalmers:
Chalmers muốn RBA cắt giảm lãi suất nhiều hơn và quan trọng hơn, ông muốn công chúng cử tri cũng mong đợi điều tương tự và ghi nhận công lao cho chính phủ của mình. Úc sẽ bỏ phiếu vào thứ Bảy, đảng của Chalmer đang nắm giữ một chút lợi thế, nhưng cuộc đua vẫn rất sát sao.
Chỉ số PMI sản xuất Caixin của Trung Quốc tháng 04/2025 thấp hơn so với tháng 3 nhưng tốt hơn mong đợi ở mức 50.4 (Dự kiến 49.9, trước đó 51.2)
Tuy nhiên, chi tiết dữ liệu cho thấy nhu cầu chậm lại, đơn đặt hàng xuất khẩu giảm và căng thẳng thương mại gia tăng đã làm giảm đà tăng trưởng của các nhà máy Trung Quốc trong tháng 4, với chỉ báo tâm lý gần mức thấp kỷ lục:
Lạm phát quý 1 năm 2025 của Úc đạt mức 2.4% so với cùng kỳ (dự kiến 2.2%), đạt mức 0.9% so với tháng trước (Trước đó: 0.2%)
Lạm phát cơ bản (được đo bằng trimmed mean):
Lạm phát cơ bản (được đo bằng weighted median):
Mặc dù cao hơn một chút so với dự kiến, những kết quả này là đủ để RBA cắt giảm lãi suất một lần nữa trong cuộc họp tháng Năm.
Đêm qua, chứng khoán Mỹ tiếp tục duy trùtín hiệu tích cực. Chỉ sô Dow Jones tăng 300.03 điểm, tương đương 0.75%, đóng cửa ở mức 40,527.62. S&P 500 tăng 0.58%, kết thúc ở mức 5,560.83. Cả hai chỉ số đều ghi nhận ngày tích cực thứ sáu liên tiếp, đánh dấu chuỗi ngày thắng dài nhất kể từ tháng 7 đối với Dow và kể từ tháng 11 đối với S&P 500. Nasdaq Composite tăng 0.55%, đóng cửa ở mức 17,461.32.
Tổng thống Donald Trump cho biết hôm thứ Ba rằng các cuộc đàm phán thuế quan với Ấn Độ đang "diễn ra rất tốt đẹp" và ông tin rằng Hoa Kỳ sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại với quốc gia Nam Á này.
Đồng USD tăng giá sau những bình luận của Bessent về tiến trình trong các cuộc đàm phán thương mại và triển vọng về các thỏa thuận thuế quan bổ sung, mặc dù vẫn đang chứng kiến trên đà giảm hàng tháng lớn nhất so với đồng EUR kể từ tháng 11/2022. Đồng CAD suy yếu sau khi Đảng Tự do của Thủ tướng Canada Mark Carney vẫn giữ được quyền lực trong cuộc bầu cử hôm thứ Hai.
Tổng quan ngành
Bản đồ nhiệt thị trường chứng khoán hôm nay ghi nhận diễn biến trái chiều giữa các ngành, trong đó cổ phiếu công nghệ thể hiện sức chống chịu đáng chú ý.
Ở chiều ngược lại, ngành tiêu dùng không thiết yếu đang chịu áp lực:
Những mức giảm này có thể phản ánh tâm lý dè dặt của nhà đầu tư hoặc những khó khăn riêng của ngành làm ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng.
Tâm lý thị trường và xu hướng chung
Tâm lý chung trên thị trường hiện tại nghiêng về sự thận trọng, với các chỉ số tăng – giảm đan xen giữa các nhóm ngành. Mặc dù vẫn xuất hiện một số điểm sáng, nhưng nhà đầu tư rõ ràng đang cân nhắc kỹ lưỡng trước các tín hiệu kinh tế và địa chính trị.
Trong ngành tài chính, các “ông lớn” như:
Diễn biến này cho thấy giới đầu tư đang theo dõi sát các động thái chính sách lãi suất và điều chỉnh kinh tế, thể hiện xu hướng “chờ và quan sát” trên thị trường tài chính.
Theo Atlanta Fed:
“Sau báo cáo Advance Economic Indicators từ Cục Thống kê Dân số Mỹ sáng nay, ước tính đóng góp của xuất nhập khẩu ròng vào tăng trưởng GDP thực trong quý 1 đã giảm từ -4.90 điểm phần trăm và -2.85 điểm phần trăm xuống lần lượt -5.26 và -4.05 điểm phần trăm”.
Hiện mức đồng thuận của thị trường cho báo cáo GDP ngày mai là -0.3%, nhưng các nhà đầu tư đang có xu hướng chuyển sang kịch bản xấu hơn sau khi dữ liệu thương mại cho thấy thâm hụt kỷ lục.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng thị trường có thể sẽ tập trung vào chỉ số “doanh số cuối cùng cho người mua nội địa” — một thước đo sức mua trong nước, nhằm loại trừ nhiễu động từ xuất nhập khẩu trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động.
Sau khi xuất hiện các báo cáo vào tuần trước rằng Trung Quốc đang cân nhắc miễn thuế đối với ethane và một số mặt hàng khác, hãng tin Reuters vừa xác nhận rằng quyết định miễn thuế đối với ethane đã chính thức.
Ethane là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhựa. Việc áp thuế trước đó không chỉ không đem lại lợi ích thương mại đáng kể mà còn làm tăng chi phí sản xuất các sản phẩm nhựa của Trung Quốc, gây bất lợi cho chính các doanh nghiệp trong nước.
Báo cáo cho thấy niềm tin tiêu dùng sụt giảm tháng thứ năm liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ đầu đại dịch COVID-19. Sự sụt giảm lan rộng ở mọi nhóm tuổi và phần lớn các nhóm thu nhập, đặc biệt mạnh nhất ở những người trong độ tuổi 35–55 và các hộ gia đình có thu nhập trên 125,000 USD/năm.
Theo bà Stephanie Guichard, Chuyên gia kinh tế cao cấp tại The Conference Board, sự giảm mạnh trong kỳ vọng tương lai là nguyên nhân chính, với ba thành phần — triển vọng kinh doanh, việc làm và thu nhập — đều xuống thấp đáng kể. Đặc biệt, 32.1% người được khảo sát kỳ vọng số việc làm sẽ giảm trong 6 tháng tới, gần tương đương mức được ghi nhận trong cuộc khủng hoảng tài chính 2009.
Ngoài ra, niềm tin vào thu nhập tương lai đã chuyển sang tiêu cực lần đầu tiên trong 5 năm, cho thấy mối lo ngại về kinh tế đã lan đến tình hình tài chính cá nhân của người tiêu dùng. Tuy nhiên, đánh giá về tình hình hiện tại vẫn duy trì ổn định, giúp chỉ số tổng thể không giảm sâu hơn.
Số lượng việc làm còn trống JOLTS tại Mỹ tháng 3: 7.192 triệu (Dự đoán: 7.480 triệu; Trước đó: 7.568 triệu, điều chỉnh thành 7.480 triệu)
Dữ liệu tuyển dụng:
Số liệu chấm dứt hợp đồng lao động:
Dữ liệu nghỉ việc tự nguyện:
Sa thải và giải thể hợp đồng:
Khác:
Thị trường từng kỳ vọng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Bessent sẽ công bố điều gì đó quan trọng trong buổi họp báo tại Nhà Trắng ngày hôm nay. Tuy nhiên, ông chỉ nhắc lại những quan điểm quen thuộc liên quan đến thuế quan và chính sách thuế, mà không đưa ra thông tin mới đáng chú ý nào.
Hệ quả là HĐTL chỉ số S&P 500 đã giảm khoảng 25 điểm kể từ khi buổi họp bắt đầu và hiện giảm 29 điểm, tương đương 0.5%, ngay trước phiên mở cửa. Lợi suất trái phiếu Mỹ giữ nguyên, trong khi đồng USD có xu hướng mạnh lên.
Cổ phiếu Amazon giảm 2% trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa, sau khi phát ngôn viên Nhà Trắng Karoline Leavitt tuyên bố rằng việc hiển thị chi phí thuế quan trên hàng hóa là một “hành động chính trị mang tính thù địch”.
Dữ liệu bổ sung từ FHFA:
Phát biểu trong buổi họp báo tại Nhà Trắng, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Bessent cho biết chính quyền mong muốn xây dựng một chính sách thương mại kết hợp giữa thu thuế quan dài hạn và giảm các rào cản thương mại đối với đối tác đáng tin cậy.
Dù vậy, các tuyên bố này không có gì mới so với các định hướng thương mại đã được phát tín hiệu từ trước.
Báo cáo sơ bộ này không tách riêng dữ liệu nhập khẩu vàng – yếu tố gần đây ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại Mỹ nhưng không được tính vào GDP.
Đây là tháng thứ ba liên tiếp tồn kho tăng khi các doanh nghiệp chuẩn bị đối phó với các biện pháp thuế quan.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ, bà Bessent, cho biết rằng Ấn Độ có thể sẽ là thỏa thuận thương mại đầu tiên mà họ công bố. Đây là những tín hiệu tích cực và thị trường có khả năng sẽ tiếp tục kỳ vọng tích cực cho đến khi có thêm chi tiết cụ thể.
Niềm tin kinh tế tại Eurozone tiếp tục suy yếu trong tháng 4, phản ánh tâm lý bi quan lan rộng giữa bối cảnh bất ổn thương mại toàn cầu.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng cuối cùng được ghi nhận ở mức -16.7, không đổi so với ước tính sơ bộ nhưng giảm mạnh so với mức -14.5 của tháng trước.
Niềm tin kinh tế tổng thể giảm xuống 93.6, thấp hơn kỳ vọng 94.5 và thấp hơn mức 95.0 đã điều chỉnh của tháng trước.
Các chỉ số thành phần cũng không khả quan, khi niềm tin công nghiệp rơi xuống -11.2 (so với kỳ vọng -10.1) và niềm tin dịch vụ hạ xuống 1.4, thấp hơn đáng kể so với mức dự báo 2.2.
Diễn biến này không gây nhiều bất ngờ khi môi trường thương mại còn nhiều bất định, và trọng tâm hiện nay tiếp tục xoay quanh tiến triển của các cuộc đàm phán thương mại trong thời gian tới.
Theo khảo sát người tiêu dùng mới nhất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), kỳ vọng lạm phát trong vòng 1 năm đã tăng lên 2.9% từ mức 2.6% trước đó, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 3 năm cũng nhích nhẹ lên 2.5% từ 2.4%. Trong khi đó, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế 1 năm vẫn giữ nguyên ở mức -1.2%, cho thấy tâm lý bi quan của người dân về triển vọng phục hồi.
Việc kỳ vọng lạm phát gia tăng không gây ngạc nhiên trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, khi các mức thuế quan được áp đặt đang tạo ra cú sốc mang tính lạm phát đình trệ – vừa đẩy giá cả tăng lên, vừa kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
Dữ liệu công bố ngày hôm nay cho thấy nguồn cung tiền M3 của Eurozone trong tháng 3 tăng 3.6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức kỳ vọng +4.0%, phản ánh xu hướng thắt chặt dần các điều kiện tài chính trong khu vực.
Trong khi đó, tín dụng đối với khu vực tư nhân ghi nhận dấu hiệu cải thiện nhẹ, với các khoản vay dành cho hộ gia đình tăng 1.7% so với cùng kỳ, còn các khoản vay đối với doanh nghiệp tăng 2.3%.
Sự gia tăng khiêm tốn trong tín dụng có thể cho thấy nhu cầu vay vốn đang phục hồi dần, dù tăng trưởng cung tiền chậm lại có thể làm giảm áp lực lạm phát và tạo điều kiện để Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cân nhắc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
Việc kỳ vọng lạm phát tăng không có gì bất ngờ trong bối cảnh chiến tranh thương mại, vì thuế quan là một cú sốc gây ra tình trạng đình lạm.
Diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hiện tại chưa có tiến triển mới. Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh rằng họ sẵn sàng đối thoại và tìm giải pháp, nhưng sẽ không phải là bên chủ động liên lạc trước, vì "cuộc chiến thuế quan là do phía Mỹ khơi mào".
Dữ liệu GDP sơ bộ quý I của Tây Ban Nha: +0.6% so với quý (Dự đoán: +0.7%; Trước đó: +0.7%); +2.8% cùng kỳ năm ngoái (Dự đoán: +3.1%; Trước đó: +3.4%)
"Theo số liệu sơ bộ công bố hôm nay, nhu cầu nội địa đóng góp 0.4 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP hàng quý, trong khi nhu cầu ngoại thương (xuất khẩu ròng) đóng góp 0.2 điểm phần trăm.
Xét theo các thành phần chi tiết:
Ở khu vực thương mại quốc tế:
Dữ liệu CPI sơ bộ tháng 4 của Tây Ban Nha: +2.2% so với cùng kỳ năm ngoái (Dự đoán: 2.3%; Trước đó: 2.0%)
Dữ liệu CPI lõi sơ bộ tháng 4 của Tây Ban Nha: +2.4% so với cùng kỳ năm ngoái (Trước đó: 2.0%)
Trong phiên giao dịch châu Âu, tâm điểm sẽ là chỉ số CPI sơ bộ của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, dữ liệu này được đánh giá khó có khả năng tác động đến định hướng chính sách của ECB, khi thị trường gần như chắc chắn ECB sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu. Trừ khi có bước đột phá trong căng thẳng thương mại toàn cầu, ECB được cho là sẽ kiên định với lộ trình nới lỏng hiện tại.
Tại phiên giao dịch Mỹ, thị trường sẽ đón nhận báo cáo số lượng việc làm trống JOLTS và chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ. Tuy nhiên, các dữ liệu kinh tế lúc này khó có tác động đáng kể tới thị trường, do kỳ vọng chung đều cho rằng chúng sẽ phản ánh sự suy yếu nhẹ của nền kinh tế. Miễn là thị trường lao động vẫn duy trì sức bền, giới đầu tư nhiều khả năng sẽ tiếp tục tập trung vào các diễn biến liên quan đến căng thẳng thương mại.
Về vấn đề này, hôm nay có hai sự kiện then chốt cần theo dõi: Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Scott Bessent, sẽ tham dự cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào lúc 19h30 (giờ Việt Nam), và Bộ trưởng Thương mại Mỹ, ông Howard Lutnick, sẽ có bài phỏng vấn trực tiếp trên kênh CNBC vào lúc 1h00 sáng ngày 30/4 (giờ Việt Nam). Đây là hai sự kiện được giới đầu tư đặc biệt quan tâm, kỳ vọng sẽ cung cấp thêm thông tin về thỏa thuận thương mại giai đoạn một, dự kiến sẽ được công bố trong tuần này hoặc tuần sau.
Mức cải thiện khá tốt, nhưng GfK cảnh báo rằng sự bất định về thuế quan vẫn đang ảnh hưởng nặng nề đến triển vọng chung. Vì vậy, đây sẽ là yếu tố lớn cần xem xét trong những tháng tới.
Không có thời gian để nghỉ ngơi sau chiến thắng, Thủ tướng Canada Carney sẽ chịu nhiều áp lực để xem cách ông xử lý tình hình với Mỹ. Đặc biệt sau khi tận dụng hình ảnh chống Trump đã giúp ông xoay chuyển tình thế. Vì vậy, điều đầu tiên Carney cho biết là ông sẽ gặp Trump để thảo luận về quan hệ kinh tế và an ninh tương lai giữa hai quốc gia độc lập.
Thủ tướng Canada Mark Carney đã lên tiếng trên các phương tiện truyền thông và tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử liên bang vào thứ Ba.
Carney cho biết ông “mong muốn được làm việc một cách xây dựng với tất cả các đảng trong Quốc hội.”
Phản ứng thị trường
Tỷ giá USD/CAD giữ mức cao gần 1.3870 sau phát biểu của ông, tăng 0.30% trong ngày. Cặp tiền này duy trì đà phục hồi khi đồng đô la Canada (CAD) chịu áp lực bán mạnh do triển vọng Đảng Tự do cầm quyền sẽ hình thành một chính phủ thiểu số.
Không có các mức đáo hạn lớn nào đáng chú ý trong ngày hôm nay. Do đó, tâm lý giao dịch sẽ tiếp tục bị chi phối bởi các yếu tố giống như hai tuần qua, đó là tâm trạng rủi ro tổng thể và các rủi ro từ tin tức tiêu đề. Tuy nhiên, hôm nay, đồng loonie cũng sẽ đối mặt với rủi ro từ cuộc bầu cử Canada. Đảng Tự do của Mark Carney đã giành chiến thắng, nhưng câu hỏi hiện tại là liệu ông sẽ thành lập một chính phủ đa số hay thiểu số. Adam đã đề cập trước đó: Có một kịch bản bầu cử Canada có thể gây áp lực cho đồng loonie.
Ngoài ra, bảng đáo hạn ở trên không được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến phiên giao dịch phía trước.