Ticker Tape by TradingView

Dự báo tiền tệ

  • Home
  • Tin tức
    • Chỉ số
    • Hàng hoá
    • Ngoại tệ
  • Nhận định
    • Bình luận thị trường
    • Góc nhìn chuyên sâu
    • Quan điểm Global Interbank Traders
    • Chuyên gia Quốc tế
  • Phân tích kỹ thuật
    • Chuyên gia Dubaotiente
  • Chuyện bên lề
    • Cơ hội việc làm
  • Kiến thức - Đào tạo
    • Khái niệm (Glossary)
    • Kiến thức giao dịch FX căn bản
    • Phân tích Cơ bản
    • Phân tích Kỹ thuật
    • Từng loại tài sản và yếu tố tác động
    • Hệ thống giao dịch
    • Kiến thức Nâng cao
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Phân tích liên thị trường
    • Tâm lý thị trường (Market Sentiment)
    • Tâm lý giao dịch
    • Khóa học - Tài Liệu
    • Kiến thức Tiền điện tử
  • Tài sản
    • Tiền điện tử
    • Vàng
    • Bitcoin
    • USD (DXY)
    • EUR
    • GBP
    • AUD - NZD
    • CAD
    • JPY
    • Các ngoại tệ khác
    • CHF
  • GMT+7 11:43:31

Tiêu điểm thị trường

Lợi nhuận công nghiệp tháng 4 của Trung Quốc tăng mạnh so với cùng kỳ

Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tháng 4 năm 2025:

  • tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái (tháng trước +2.6%), mức tốt nhất kể từ tháng 12
  • tăng 1.4% từ đầu năm đến nay (tháng trước +0.8%)

Sự phục hồi là dấu hiệu của một số phục hồi cho lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc và sự ổn định cho hoạt động của nhà máy. 

1 ngày trước Forexlive

Giá vàng tiếp tục giảm xuống dưới 3,300 USD/oz

48 phút trước DBTT

Cập nhật phiên Á: RBNZ cắt giảm lãi suất, NZDUSD biến động mạnh

Tổng thống Donald Trump tiếp tục thu hút sự chú ý của thị trường khi tái khẳng định kế hoạch đưa hai tập đoàn tài chính Fannie Mae và Freddie Mac trở lại giao dịch công khai. Khác với phát biểu trước đó, ông nhấn mạnh chính phủ Mỹ sẽ vẫn giữ các bảo đảm ngầm đối với hai tổ chức này, điều khiến giới đầu tư chú ý trong bối cảnh ông đang bị điều tra về cáo buộc lợi dụng việc ban hành lệnh ân xá.

Tại Tokyo, Chủ tịch Fed New York, ông John Williams, đã có những phát biểu làm rõ quan điểm của Fed rằng sẽ không có kế hoạch cắt giảm lãi suất trong ngắn hạn. Ông nhấn mạnh các ngân hàng trung ương cần có phản ứng mạnh mẽ khi lạm phát lệch khỏi mục tiêu và cảnh báo về những rủi ro khi áp dụng chính sách sai lầm, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại và thuế quan của Mỹ vẫn chưa rõ ràng.

Ngân hàng Nhật Bản cũng bày tỏ sự lo ngại về tình trạng biến động mạnh trên thị trường trái phiếu chính phủ kỳ hạn siêu dài, có thể làm tăng chi phí vay mượn toàn diện. Thống đốc BoJ, ông Kazuo Ueda, cho biết tác động từ chính sách thương mại Mỹ vẫn là một yếu tố bất ổn lớn, điều này được thể hiện qua kết quả đấu giá trái phiếu 40 năm gần đây với mức nhu cầu thấp nhất trong nhiều tháng.

Ở khu vực châu Đại Dương, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Australia trong tháng Tư ghi nhận mức tăng nhẹ hơn dự báo, lạm phát toàn phần giữ ổn định ở mức 2.4% so với cùng kỳ năm trước. Con số này vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu 2–3% của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA), khiến các dự báo về thay đổi lãi suất trong tương lai vẫn còn nhiều cân nhắc.

Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) đã tiến hành cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 25 bps xuống còn 3.25%, phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Đồng thời, RBNZ điều chỉnh dự báo lãi suất về mức thấp hơn trong các quý cuối năm 2025 và đầu 2026, song Thống đốc Hawkesby khẳng định chính sách hiện tại đang ở “vùng trung lập” và không theo một lộ trình cố định nào.

Trên thị trường ngoại hối, đồng USD tiếp tục giữ đà tăng nhẹ trên hầu hết các cặp tiền chính, trong khi đồng đô la New Zealand nổi bật khi tăng giá sau quyết định hạ lãi suất của RBNZ.

50 phút trước forexlive

NZD/USD tiếp tục tăng sau những phát biểu của thống đốc RBNZ

1 giờ trước forexlive

Thống đốc BoJ Ueda: BoJ đang cảnh giác với tác động của biến động lợi suất siêu dài hạn

BoJ đang thể hiện sự cảnh giác ngày càng cao trước những biến động mạnh ở lợi suất trái phiếu siêu dài hạn, Thống đốc Kazuo Ueda nhấn mạnh rằng lãi suất ngắn hạn mới là yếu tố tác động trực tiếp hơn đến tăng trưởng kinh tế. Dù lợi suất kỳ hạn dài thường ít ảnh hưởng đến hoạt động tiêu dùng và đầu tư, ông Ueda cảnh báo rằng nếu các mức lợi suất này dao động quá mạnh, chúng có thể gây hiệu ứng lan truyền, đẩy lợi suất ngắn hạn lên cao và làm gia tăng rủi ro thị trường.

Bên cạnh đó, BoJ cũng đang theo dõi sát sao những bất định xoay quanh chính sách thương mại của Mỹ – yếu tố mà ông Ueda cho là vẫn còn nhiều rủi ro và tác động kéo dài đối với nền kinh tế Nhật Bản. Những phát biểu trên cho thấy BoJ đang đặc biệt chú ý đến sự biến động của thị trường trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng này dần tiến tới bình thường hóa chính sách tiền tệ. Giới đầu tư hiện đang hướng sự quan tâm tới cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 16–17/6, nơi BoJ có thể sẽ bàn về tốc độ cắt giảm chương trình mua trái phiếu – một bước đi quan trọng trong quá trình thu hẹp hỗ trợ tiền tệ kéo dài nhiều năm qua.

1 giờ trước forexlive

Thống đốc RBNZ Hawkesby: Việc bỏ phiếu về lãi suất là một dấu hiệu lành mạnh

RBNZ đã cắt giảm lãi suất tiền mặt thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp mới nhất, đúng như kỳ vọng của thị trường.

Tuy nhiên, sự chú ý đổ dồn vào phát biểu của Thống đốc Hawkesby trong buổi họp báo sau đó, khi ông gọi việc tổ chức bỏ phiếu về quyết định lãi suất là một “dấu hiệu lành mạnh” và “không bất thường tại các thời điểm chuyển hướng”.

Dù ông xác nhận ngân hàng đã hình thành một dự báo đồng thuận cho lãi suất, Hawkesby nhấn mạnh mức độ bất định của môi trường kinh tế hiện tại vẫn rất cao.

Các kịch bản trung tâm mà RBNZ xây dựng đủ rộng để ngân hàng không có xu hướng nghiêng về hướng đi nào tại cuộc họp tiếp theo, phản ánh lập trường thận trọng và phụ thuộc dữ liệu trong bối cảnh nhiều rủi ro vẫn còn hiện hữu.

1 giờ trước forexlive

BofA: BOJ có thể sẽ tiếp tục cắt giảm lượng trái phiếu mua vào

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (Bank Of Japan - BoJ) là gì? window.dataLayer  = window.dataLayer || []; function gtag() { dataLayer.push(arguments); }  gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-40WFXFP7MQ'); window.dataLayer =  window.dataLayer || [];

Các nhà phân tích của Bank of America kỳ vọng Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) sẽ tiếp tục giảm mua vào lượng Trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB), theo một ghi chú nghiên cứu gần đây. NHTW này dự kiến sẽ cung cấp bản cập nhật tạm thời về chiến lược giảm dần danh mục JGB tại cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 16-17 tháng 6.

BofA dự đoán BOJ sẽ giảm 400 tỷ JPY cho việc JGB hàng tháng mỗi quý cho đến tháng 3 năm 2026.

1 giờ trước Forexlive

RBNZ cắt giải lãi suất cơ bản đi 25 điểm cơ bản đúng như dự báo

Orr của RBNZ: Dự kiến ​​lạm phát sẽ quay trở lại mức mục tiêu

RBNZ cắt giảm lãi suất chính sách điều hành xuống mức 3.25%

NHTW này cũng đã hạ dự báo cho lộ trình lãi suất:

  • RBNZ dự kiến lãi suất điều hành chính thức ở mức 3.12% vào tháng 9 năm 2025 
  • Dự kiến CPI hàng năm tăng 1.9% vào tháng 6 năm 2026 

Tuyên bố chính sách:

  • Lạm phát nằm trong phạm vi mục tiêu
  • Lạm phát cơ bản đang giảm
  • Có vị thế tốt để ứng phó với những diễn biến trong nước và quốc tế
  • Cả thuế quan và bất ổn chính sách ở nước ngoài đều làm giảm tốc độ phục hồi
  • Các điều kiện phù hợp với việc lạm phát trở lại điểm giữa của phạm vi mục tiêu từ 1 đến 3% trong trung hạn.

Biên bản cuộc họp RBNZ:

  • Lạm phát nằm trong phạm vi mục tiêu và NHTW có vị thế tốt để ứng phó với những diễn biến trong nước và quốc tế để duy trì sự ổn định giá cả trong trung hạn
  • Ủy ban đã thống nhất về lộ trình dự kiến cho lãi suất
  • Mức giảm 25 điểm cơ bản được coi là phù hợp với sự ổn định giá cả trung hạn
  • Ủy ban đã thảo luận về các lựa chọn giữ nguyên lãi suất ở mức 3.50% hoặc giảm xuống 3.25%
  • Ủy ban lưu ý rằng các tác động kinh tế đầy đủ của việc cắt giảm lãi suất kể từ tháng 8 năm 2024 vẫn chưa được hiện thực hóa đầy đủ.
  • Với đa số 5 phiếu thuận trên 1 phiếu chống, ủy ban đã đồng ý giảm OCR 25 điểm cơ bản từ 3,50% xuống 3,25%
  • Việc tăng thuế quan của Hoa Kỳ được công bố sẽ làm giảm nhu cầu toàn cầu đối với hàng xuất khẩu của New Zealand
2 giờ trước Forexlive

CPI Úc tăng nhẹ so với dự báo

Australian CPI rises 4.9% over 12 months to July 2023

Dữ liệu CPI theo tháng từ Úc không hiển thị tất cả các thành phần của rổ hàng hóa CPI mà sẽ phải đợi đến khi dữ liệu hàng quý được công bố.

Dữ liệu CPI của Úc tháng 4 năm 2025

  • Tăng 2.4% so với cùng kỳ năm trước (Dự báo: 2.3%, trước đó: 2.4%)
  • CPI lõi đạt 2.8% so với cùng kỳ năm trước (Trước đó: 2.7%)
3 giờ trước Forexlive

Tỷ giá tham chiếu USD/CNY: 7.1894

PBOC thiết lập tỷ giá tham chiếu USD/CNY ở mức 7.1894 (Trước đó: 7.1955)

3 giờ trước Forexlive

Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường 27.05: Đồng USD phục hồi khi tâm lý người tiêu dùng Hoa Kỳ tích cực trở lại và mối lo căng thẳng thuế quan dần suy yếu

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ khi căng thẳng thương mại có dấu hiệu suy yếu. Trước đó, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tạm hoãn các mức thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ châu Âu sau cuộc điện đàm cuối tuần với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. 

Cả ba chỉ số quan trọng của phố Wall đều kết phiên tăng, trong đó: 

  • Dow Jones +1.78%
  • S&P 500 tăng 2.05% 
  • Nasdaq Composite (.IXIC) tăng 2.47%

Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào kết quả từ Nvidia (NVDA.O) vào thứ Tư, với việc nhà sản xuất chip này được dự báo sẽ có mức tăng trưởng doanh thu lên tới 66%.

Trong khi đó, đồng USD đã tăng giá so với các đồng tiền chính khác bao gồm JPY, EUR và CHF sau quyết định hạn chế việc phát hành trái phiếu của chính quyền Nhật Bản và sự cải thiện trong niềm tin của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Các bài phát biểu từ một loạt các quan chức Fed và dữ liệu PCE lõi của Hoa Kỳ vào thứ Sáu cũng sẽ được công bố, điều này có thể cung cấp manh mối về triển vọng của lãi suất Hoa Kỳ.

  • Chỉ số DXY +0.63%
  • USD/JPY +1.04%
  • USD/CAD +0.53%
  • USD/CHF +0.76%
  • NZD/USD -0.85%
  • AUD/USD -0.67%
  • EUR/USD -0.48%
  • GBPUSD -0.41%

Giá vàng giao ngay giảm 1.15% xuống 3,304.52 USD/ounce khi đồng USD phục hồi. Giá dầu giảm do lo ngại về tình trạng dư cung sau khi các phái đoàn Iran và Hoa Kỳ đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán của họ cùng với kỳ vọng rằng OPEC+ sẽ quyết định tăng sản lượng tại một cuộc họp vào cuối tuần này. Giá dầu thô Brent kỳ hạn đóng cửa giảm 1% ở mức 64.09 USD/thùng, trong khi dầu thô West Texas Intermediate của Hoa Kỳ giảm khoảng 1.04% xuống 60.89 USD/thùng.

4 giờ trước DBTT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi Tổng thống Trump hoãn áp thuế với EU

  • Chỉ số Dow Jones tăng 523 điểm (+1.3%)
  • S&P 500 tăng 1.6%
  • Nasdaq Composite tăng mạnh 2.0%

Cuối tuần qua, Tổng thống Trump thông báo sẽ hoãn việc áp thuế 50% lên EU đến ngày 9/7, theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Trước đó, Trump từng tuyên bố sẽ áp thuế từ ngày 1/6.  Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, ông Kevin Hassett, cho biết trên CNBC rằng ông kỳ vọng sẽ có thêm một số thỏa thuận thương mại mới trong tuần này. Niềm tin tiêu dùng Mỹ trong tháng 5 cũng vượt kỳ vọng, nhờ tâm lý lạc quan về đàm phán thương mại.

Adam Crisafulli từ Vital Knowledge cảnh báo: “Chúng tôi vẫn thận trọng khi mua vào S&P 500 ở vùng giá hiện tại, do thị trường đang khá chủ quan trước hai rủi ro lớn: thuế quan và chính sách tài khóa/lợi suất trái phiếu, bên cạnh việc định giá cổ phiếu hiện đang cao.” Ông cho rằng các đe dọa thuế quan “kịch tính” nhất của Trump có thể không thành hiện thực, nhưng ông vẫn áp dụng nhiều mức thuế lớn trong 4 tháng gần đây, và chính quyền có thể chưa dừng lại.

Diễn biến tích cực hôm nay đến sau một tuần thua lỗ, khi Dow, S&P 500 và Nasdaq đều giảm hơn 2% tuần trước do lo ngại về thuế EU. Thị trường Mỹ nghỉ giao dịch ngày thứ Hai vào dịp Lễ Tưởng niệm. Tuy nhiên, cả ba chỉ số vẫn đang hướng đến việc kết thúc tháng 5 trong sắc xanh.

Các nhà đầu tư đang chờ báo cáo lợi nhuận của Okta sau phiên hôm nay, và Nvidia, Macy’s, Costco trong các ngày tới. Tính đến nay, hơn 95% công ty thuộc S&P 500 đã công bố lợi nhuận quý, và khoảng 78% vượt kỳ vọng của giới phân tích (theo FactSet).

Traders work on the floor of the New York Stock Exchange (NYSE) at the opening bell on May 27, 2025, in New York City. Wall Street shares bounced on May 27, catching up to a European rally after US President Donald Trump delayed huge tariffs on imports from the EU over the long holiday weekend. (Photo by TIMOTHY A. CLARY / AFP) (Photo by TIMOTHY A. CLARY/AFP via Getty Images)

13 giờ trước CNBC

Dự báo tăng trưởng GDP quý 2/2025 của Atlanta Fed ở mức 2.2%

Dự báo tăng trưởng GDP quý 2/2025 (theo tỷ lệ hàng năm điều chỉnh theo mùa) của mô hình GDPNow là 2.2%, tính đến ngày 27/5, giảm nhẹ so với mức 2.4% được công bố ngày 16/5.

Theo Fed Atlanta: "Dự báo tăng trưởng GDP thực của quý 2/2025 hiện ở mức 2.2% (tính theo tỷ lệ hàng năm, đã điều chỉnh theo mùa) vào ngày 27/5, giảm so với mức 2.4% ngày 16/5. Sau khi có các số liệu mới từ Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ và Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia, phần dự báo tăng trưởng tổng đầu tư nội địa tư nhân thực trong quý 2 đã giảm từ 0.7% xuống còn -0.2%."

Bản cập nhật tiếp theo của GDPNow sẽ được công bố vào thứ Sáu, ngày 30/5. Bạn có thể xem danh sách các lần phát hành tiếp theo tại mục "Release Dates" trên trang chính thức của Atlanta Fed.

14 giờ trước Forexlive

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ tháng 5 tăng so với trước đó

  • Chỉ số niềm tin người tiêu dùng: 98.0 (so với dự báo 87.0, Tháng trước: 86.0)
  • Chỉ số điều kiện hiện tại: 35.9, tăng nhẹ so với 133.5 tháng 4
  • Chỉ số kỳ vọng: 72.8, tăng mạnh từ 54.4 trong tháng 4
  • Kỳ vọng lạm phát 1 năm: Giảm xuống 6.5% từ 7.0% trong tháng trước

Chỉ số kỳ vọng tăng mạnh cho thấy mức độ lạc quan của người tiêu dùng đang gia tăng, có thể do lo ngại về thuế quan và chính sách kinh tế đã dịu lại so với tháng 4 đầy bi quan. Chỉ số tình hình hiện tại tăng nhẹ, nhưng vẫn phản ánh sự thận trọng nhất định về điều kiện kinh tế hiện tại, có thể do tín hiệu trái chiều từ thị trường việc làm và môi trường kinh doanh.

Đây là lần đảo chiều đầu tiên sau 5 tháng liên tiếp suy giảm niềm tin tiêu dùng, trong đó tháng 4/2025 từng chạm mức thấp nhất trong gần 5 năm là 86.0. Trước đó, chỉ số đạt đỉnh ở mức 112.80 vào tháng 11 trước khi bước vào giai đoạn suy giảm. Mức tăng 10.9 điểm từ tháng 4 sang tháng 5 là một bất ngờ tích cực, vượt xa kỳ vọng thị trường.

Sự phục hồi niềm tin tiêu dùng có thể dẫn đến tăng chi tiêu của người dân, yếu tố chiếm khoảng 70% GDP Mỹ, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mức dưới ngưỡng 80 cho thấy nguy cơ suy thoái vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn trong ngắn hạn.

14 giờ trước Forexlive

Vàng tiếp đà suy yếu xuống 3,285 USD/oz

14 giờ trước DBTT

Quan chức Fed Barkin: Dữ liệu cho thấy nền kinh tế đang đi theo quỹ đạo tương tự như năm qua

Quan chức Fed Barkin phát biểu trên Bloomberg:

  • Dữ liệu cho thấy nền kinh tế đang đi theo quỹ đạo tương tự như 1–2 năm qua.
  • Tỷ lệ thất nghiệp thấp và lạm phát đang dần tiến gần đến mục tiêu đề ra.
  • Cần theo dõi cách người tiêu dùng phản ứng với sự thay đổi của giá cả.
  • Hiện đang ghi nhận nhiều trường hợp doanh nghiệp đóng băng tuyển dụng.
  • Các doanh nghiệp nhìn chung vẫn đang đứng ngoài cuộc và thận trọng quan sát.
  • Nhà đầu tư hiện rất kiên nhẫn, và ông không thấy lý do nào để các doanh nghiệp phải hủy bỏ kế hoạch đầu tư.
  • Ông cho rằng tâm lý doanh nghiệp là một chỉ báo rất tốt cho nền kinh tế.
  • Việc cắt giảm chi tiêu chính phủ đang ảnh hưởng đến việc làm, đặc biệt là ở khu vực Washington DC.
  • Lịch sử cho thấy chi tiêu tiêu dùng có mối liên hệ chặt chẽ với niềm tin tiêu dùng, nhưng điều này đã bị nghi ngờ trong vài năm qua.
  • Trong dữ liệu thời gian thực, ông không thấy dấu hiệu cho thấy chi tiêu đang giảm.
  • Người tiêu dùng đang kỳ vọng lạm phát xảy ra và điều đó làm suy giảm niềm tin, nhưng hiện chưa có bằng chứng cho thấy điều đó khiến chi tiêu thực tế giảm.
  • Ông cho rằng tác động của các chính sách của Trump đối với lạm phát và việc làm là cân bằng.
  • Có hai cách doanh nghiệp phản ứng với thuế quan của Trump: Tăng cường nhập kho trước thời hạn hoặc giảm nhập khẩu để chờ tình hình rõ ràng hơn.
  • Ông vẫn đang chờ xem các diễn biến tiếp theo sẽ ra sao
14 giờ trước Forexlive

Chỉ số giá nhà ở tháng 3 của Hoa Kỳ thấp hơn kỳ vọng

  • Chỉ số giá nhà ở tháng 3 - 20 thành phố: -0.1% m/m (so với dự báo +0.3%, Tháng trước: +0.4%)
  • Chỉ số giá nhà ở tháng 3 - 20 thành phố: +4.1% y/y (so với dự báo +4.5%, Tháng trước: +4.5%)

Nicholas Godec – Trưởng bộ phận Thu nhập cố định & Hàng hóa tại S&P Dow Jones Indices: “Tốc độ tăng giá nhà tiếp tục giảm trên cơ sở hàng năm trong tháng 3, ngay cả khi thị trường ghi nhận mức tăng theo tháng mạnh nhất kể từ đầu năm 2025. Sự đối lập giữa đà tăng chậm lại theo năm và sự hồi phục rõ rệt trong mùa xuân cho thấy thị trường nhà ở đã chuyển từ trạng thái ‘ổn định’ sang một đợt phục hồi theo mùa rộng hơn. Nguồn cung hạn chế cùng với nhu cầu ổn định đã đẩy giá nhà tăng tại hầu hết các khu vực đô thị, dù khả năng chi trả vẫn là một thách thức lớn.”

“Xu hướng giá nhà theo khu vực vẫn rất khác biệt. New York một lần nữa ghi nhận mức tăng giá mạnh nhất trong số 20 thành phố, với mức tăng 8.0% so với cùng kỳ năm trước, tiếp theo là Chicago (+6.5%) và Cleveland (+5.9%). Ở chiều ngược lại, Dallas chỉ tăng nhẹ +0.2% YoY, còn Tampa giảm -2.2%, trở thành khu vực duy nhất trong 20 thành phố ghi nhận mức giảm giá theo năm. Những kết quả này cho thấy các thị trường từng tăng nóng đặc biệt là khu vực Vành đai Mặt Trời vẫn đang tiếp tục điều chỉnh do lãi suất vay mua nhà cao và khả năng chi trả bị thu hẹp.”

15 giờ trước Forexlive

Tổng thống Trump có thể sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga trong vài ngày tới

Tổng thống Trump đang cân nhắc áp thêm lệnh trừng phạt đối với Nga trong vài ngày tới, sau khi tỏ ra không hài lòng với Tổng thống Nga Vladimir Putin liên quan đến các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cuối tuần qua.

Thương mại giữa Mỹ và Nga hiện chiếm chưa đến 0.3% trong tổng kim ngạch thương mại quốc tế của Hoa Kỳ, cho thấy Nga là một đối tác thương mại rất nhỏ đối với Mỹ.

Xu hướng chính:

  • Xuất khẩu của Mỹ sang Nga đã giảm mạnh, từ mức hơn 5 tỷ USD mỗi năm trước năm 2022, xuống còn 1.9 tỷ USD vào cuối năm 2023.
  • Nhập khẩu của Mỹ từ Nga – chủ yếu gồm dầu mỏ, bạch kim và các nguyên vật liệu công nghiệp – cũng đã bị cắt giảm đáng kể do các lệnh trừng phạt và cấm vận.
  • Tổng thể, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước hiện đang ở mức thấp nhất trong hơn 20 năm qua.

Báo Mỹ: Tổng thống đắc cử Donald Trump điện đàm với Tổng thống Nga

15 giờ trước Forexlive

Đơn đặt hàng Hàng hoá bền vững tháng 4 của Mỹ giảm so với dự báo

  • Tổng đơn hàng hàng hóa lâu bền: -6.3% (so với dự báo -7.8%, Tháng trước: +7.6%)
  • Loại trừ ngành vận tải: +0.2% (so với dự báo -0.1%, Tháng trước: -0.2%)
  • Loại trừ quốc phòng: -7.5%, Tháng trước: +9.0%
  • Hàng hóa vốn phi quốc phòng, không bao gồm máy bay: -1.3% (so với dự báo -0.1%, Tháng trước: +0.3%)

Đơn hàng hàng hóa lâu bền của Mỹ thường có tính biến động cao do ảnh hưởng từ các đơn hàng máy bay. Nếu loại trừ ngành vận tải, đơn hàng tăng 0.2% – một kết quả tích cực so với mức giảm -6.3% tổng thể. Tuy nhiên, hàng hóa vốn phi quốc phòng, không bao gồm máy bay – chỉ báo quan trọng cho đầu tư doanh nghiệp – giảm 1.3%, cho thấy sự suy yếu trong hoạt động đầu tư. Nguyên nhân có thể đến từ sự bất ổn trong kinh doanh, như các chính sách thuế quan.

Tháng trước, chỉ số này vẫn tăng nhẹ 0.3%, nhưng xu hướng hiện tại có thể làm dấy lên lo ngại. Thị trường sẽ tiếp tục theo dõi sát hạng mục này trong các báo cáo tiếp theo để đánh giá triển vọng đầu tư và niềm tin doanh nghiệp.

16 giờ trước Forexlive

Hassett: Tuần này có thể sẽ có thêm các thỏa thuận được ký kết, quyết định cuối cùng thuộc về Tổng thống Trump.

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Hassett cho biết:

  • Các cuộc đàm phán thương mại với EU trước thứ Sáu vừa rồi không mấy thuận lợi.
  • Tuy nhiên, có thể sẽ có thêm vài thỏa thuận mới được ký trong tuần này.
  • Chúng tôi đang cố gắng đưa hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng trở lại Mỹ càng nhiều càng tốt, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
  • Bạn sẽ bất ngờ trước tốc độ mà các nhà máy đang quay về hoạt động trong nước.
  • Chúng tôi không có ý định gây ảnh hưởng xấu đến Apple.
  • Điều quan trọng là phải nhìn nhận rằng chính sách thương mại công bằng hơn sẽ giúp hàng hóa Mỹ có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn ra thế giới.
  • Ấn Độ hiện là một trong những quốc gia gần đạt được thỏa thuận với Mỹ nhất.
  • Tổng thống Trump luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất cho nước Mỹ.
  • Cuối cùng thì, điều chúng tôi muốn thấy là kết quả cụ thể từ những thỏa thuận thương mại này.
  • Các chỉ số kinh tế gần đây rất tích cực – thị trường việc làm đang rất mạnh và lạm phát đang giảm.
  • Nếu Hạ viện không thông qua kế hoạch chi tiêu, người dân Mỹ đã có thể phải chịu đợt tăng thuế lớn nhất từ trước đến nay.
  • Thượng viện hiện cũng đang đạt được một số tiến triển.
  • Một khi kế hoạch chi tiêu lớn này được thông qua, nền kinh tế sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
16 giờ trước Forexlive

Tổng hợp thị trường phiên Âu: USD phục hồi

Giao dịch USD/JPY với mức lỗ nhẹ dưới 155,00 do lo ngại rủi ro

Trong phiên giao dịch châu Âu hôm nay, thị trường ngoại hối khá yên ắng về mặt dữ liệu kinh tế nhưng vẫn ghi nhận những biến động đáng chú ý, đặc biệt là sự tăng giá của đồng USD và sự suy yếu rõ rệt của đồng JPY.

Nguyên nhân chính đến từ báo cáo của Reuters vào đầu phiên, cho biết Bộ Tài chính Nhật Bản đang cân nhắc giảm phát hành trái phiếu siêu dài hạn nhằm đối phó với đà tăng của lợi suất, kéo theo lợi suất dài hạn giảm mạnh và gây áp lực lên đồng yên.

Cùng lúc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Pháp công bố thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, khiến đồng euro mất giá. Trong bối cảnh đó, đồng bạc xanh hưởng lợi khi xóa gần hết mức giảm từ cuối tuần trước. Giới đầu tư hiện đang hướng sự chú ý sang báo cáo niềm tin tiêu dùng Mỹ sẽ được công bố trong phiên New York, với kỳ vọng cải thiện so với kỳ trước.

Ngoài ra, kỳ vọng lạm phát – yếu tố chưa có nhiều tiến triển dù căng thẳng thương mại đã hạ nhiệt – cũng sẽ được theo dõi sát sao, bởi đây là căn cứ quan trọng trong các quyết định chính sách của Fed thời gian tới.

16 giờ trước forexlive

Giá vàng tiến gần xuống 3,290 USD/oz

17 giờ trước DBTT

Quan chức ECB Patsalides: Chưa cần cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại

ECB's Patsalides Echoes Warnings of Possible End of Disinflation,  Stagflation - Econostream Media

Ông Patsalides, quan chức của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho rằng hiện tại chưa cần thiết phải thực hiện một đợt cắt giảm lãi suất mạnh hơn.

Theo ông, việc duy trì tính linh hoạt trong chính sách tiền tệ vẫn là điều cốt yếu, nhằm đảm bảo ECB có thể phản ứng kịp thời với các diễn biến kinh tế bất ngờ.

Dù lạm phát có thể tạm thời thấp hơn mục tiêu, ông không xem đó là mối lo ngại lớn, cho rằng tình trạng này chỉ mang tính ngắn hạn.

Patsalides cảnh báo rằng nếu ECB giảm lãi suất quá mạnh trong thời điểm hiện tại, thị trường có thể xem đó là một sai lầm, khiến lợi suất trái phiếu dài hạn ở châu Âu tăng vọt do lo ngại chính sách bị nới lỏng quá mức.

Với quan điểm trung lập, ông có khả năng ủng hộ một đợt cắt giảm lãi suất trong tháng Sáu, sau đó tạm dừng để theo dõi thêm các tín hiệu kinh tế trước khi đưa ra bước đi tiếp theo.

18 giờ trước forexlive

Dữ liệu doanh số bán lẻ CBI của Vương quốc Anh trong tháng 5 thấp hơn dự báo

Doanh số bán lẻ theo khảo sát của CBI tại Vương quốc Anh trong tháng 5 đã giảm mạnh xuống mức -27, so với -8 trong kỳ trước, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 3.

Đây là một bộ dữ liệu có tính biến động cao và thường không tạo ra tác động đáng kể đến thị trường tài chính. Tuy nhiên, mức sụt giảm này cho thấy áp lực ngày càng gia tăng đối với sức mua của người tiêu dùng.

Đáng chú ý, triển vọng cho tháng 6 thậm chí còn bi quan hơn, với chỉ số kỳ vọng giảm xuống -37 từ -33 trước đó – nếu thành hiện thực, đây sẽ là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2024.

18 giờ trước forexlive

Quan chức ECB Holzmann: ECB nên tạm dừng việc cắt giảm lãi suất cho đến ít nhất là tháng 9

 

  • ECB nên tạm dừng việc cắt giảm lãi suất cho đến ít nhất là tháng 9.
  • Chúng ta nên giữ “thuốc súng khô” trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – EU.
  • Không có lý do gì để hạ lãi suất vào tháng 6 và tháng 7.
  • Việc cắt giảm thêm sẽ rủi ro hơn là giữ nguyên mức hiện tại.
  • Việc cắt giảm thêm nhiều khả năng sẽ không có tác động đến hoạt động kinh tế.
  • Hoạt động kinh tế đang bị kìm hãm bởi sự bất định, chứ không phải bởi chính sách tiền tệ thắt chặt.
  • Chi phí vay mượn đã giảm mạnh trong năm qua đến mức hiện tại chúng không còn làm chậm tăng trưởng kinh tế, thậm chí còn có thể đang kích thích tăng trưởng.
18 giờ trước forexlive

Niềm tin tiêu dùng chính thức của Eurozone trong tháng 5 đúng với dữ liệu sơ bộ

Eurozone consumer confidence improves in May - Breaking The News

Niềm tin kinh tế tại Eurozone trong tháng 5 ghi nhận những cải thiện nhẹ, dù bức tranh tổng thể vẫn còn nhiều thận trọng. Chỉ số niềm tin tiêu dùng cuối cùng giữ nguyên ở mức -15.2, phù hợp với số liệu sơ bộ, phản ánh tâm lý bi quan vẫn hiện diện trong dân chúng.

Trong khi đó, chỉ số niềm tin kinh tế tổng thể tăng lên 94.8, cao hơn mức đã điều chỉnh của tháng trước (93.8), cho thấy tâm lý lạc quan đang dần quay trở lại.

Lĩnh vực dịch vụ ghi nhận chỉ số 1.5, cải thiện nhẹ so với trước đó, trong khi niềm tin công nghiệp vẫn âm ở mức -10.3 dù có dấu hiệu hồi phục.

Dù vậy, các số liệu này tiếp tục dao động trong biên độ hẹp kể từ đầu năm, cho thấy đà phục hồi còn mong manh. Thêm vào đó, căng thẳng thương mại leo thang sau khi ông Trump đe dọa áp thuế mới đang phủ bóng lên triển vọng nửa cuối năm 2025, làm gia tăng mức độ bất định trong môi trường kinh tế khu vực.

19 giờ trước forexlive

Giá vàng giao dịch gần mốc 3,300 USD/oz

19 giờ trước DBTT

Thụy Sĩ: Hy vọng các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ sẽ đạt được kết quả vào tháng 7

US committed to accelerating trade talks with Switzerland, says Swiss  president 

  • Hy vọng rằng vào đầu tháng 7, chúng tôi sẽ có được kết quả từ các cuộc thảo luận với Mỹ
  • Cần đa dạng hóa; điều quan trọng là không phụ thuộc vào một đối tác thương mại duy nhất

Nhắc lại rằng Thụy Sĩ đã bị áp thuế 31% kể từ thông báo ban đầu vào tháng 4 vì bị xem xét tách biệt với EU. Tuy nhiên, giờ đây tình thế đã thay đổi phần nào khi Trump đe dọa EU sẽ phải chịu mức thuế 50% cũng vào hạn chót tháng 7. Tích tắc, tích tắc. Còn sáu tuần nữa.

19 giờ trước forexlive

ICYMI: Nhật Bản cân nhắc cắt giảm phát hành trái phiếu siêu dài hạn

Hai nguồn tin cho biết, Nhật Bản đang xem xét khả năng cắt giảm lượng phát hành trái phiếu chính phủ siêu dài hạn nhằm phản ứng với đà tăng mạnh gần đây của lợi suất. Thông tin này đã gây sức ép lên lợi suất và đồng Yên Nhật, khi thị trường bắt đầu kỳ vọng vào sự can thiệp của chính phủ.

Mặc dù các quan chức Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) gần đây không đưa ra tín hiệu nào để xoa dịu đà tăng lợi suất, nhưng tin tức này cũng đủ để tạm thời hạ nhiệt thị trường. Quyết định chính thức dự kiến sẽ được công bố vào tháng sáu, tuy nhiên tổng quy mô phát hành trái phiếu sẽ không thay đổi – chỉ điều chỉnh lại cơ cấu kỳ hạn.

Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Nhật Bản cao nhất 11 năm |  Vietnam+ (VietnamPlus)

20 giờ trước Forexlive

Chủ tịch Fed Minneapolis: Còn quá sớm để điều chỉnh lãi suất khi chưa rõ tác động của thuế quan

Chủ tịch Fed Minneapolis, Neel Kashkari, cho biết các quan chức Fed đang tranh luận liệu có nên bỏ qua tác động lạm phát do thuế quan gây ra hay không. Ông nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán thương mại có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, và khả năng xảy ra các đợt áp thuế trả đũa là rất cao.

Theo Kashkari, phải mất thời gian để các mức thuế mới thực sự ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, vì vậy Fed cần kiên nhẫn theo dõi. Trong khi chưa rõ ràng về hướng đi của chính sách thương mại và tác động của nó lên nền kinh tế, ông cho rằng Fed nên giữ nguyên lãi suất – vốn chỉ ở mức thắt chặt nhẹ – thay vì hành động vội vàng.

Thông điệp này cho thấy Fed vẫn đang ở thế “án binh bất động” và chờ đợi thêm dữ liệu trước khi quyết định bước đi tiếp theo.

Chủ tịch Fed Minneapolis: 'Không loại trừ khả năng tăng lãi suất trong thời  gian này'

20 giờ trước Forexlive

Quan chức ECB Simkus: Lạm phát đang diễn biến theo hướng tích cực

Ông Simkus nhận định có dư địa để cắt giảm lãi suất trong tháng Sáu, trong bối cảnh rủi ro lạm phát giảm đang ngày càng rõ rệt do căng thẳng thương mại với Mỹ và đồng euro mạnh lên. Ông cho rằng chi phí vay hiện ở mức cao nhất trong khoảng trung tính, và nguy cơ lạm phát thấp hơn mục tiêu trong tương lai đang tăng lên.

Cùng ngày, số liệu lạm phát Pháp thấp hơn kỳ vọng đáng kể, gây áp lực lên đồng euro. Điều này có thể khiến chênh lệch chính sách giữa Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và ECB ngày càng rõ rệt trong thời gian tới.

Quan chức ECB Gediminas Simkus: Việc cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong  tháng Tư là cần thiết

20 giờ trước Forexlive

Yên Nhật tiếp tục suy yếu khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn dài giảm mạnh; USD/JPY tiến sát mốc 143.700

Đồng yên Nhật chịu áp lực bán mạnh trong phiên hôm nay do lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn siêu dài lao dốc cùng với tâm lý lạc quan về thương mại. Tuy nhiên, chỉ số giá dịch vụ sản xuất (Services PPI) tăng mạnh đã củng cố kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ nâng lãi suất, qua đó có thể hạn chế đà giảm sâu hơn của đồng yên. Ở chiều ngược lại, kỳ vọng ôn hòa đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ cản trở đà phục hồi của USD và tạo lực cản cho USD/JPY.

21 giờ trước DBTT

DIHK hạ nhẹ dự báo suy thoái kinh tế Đức, xuất khẩu tiếp tục yếu

Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK) hiện dự báo nền kinh tế Đức sẽ giảm 0.3% trong năm 2025, cải thiện đôi chút so với mức dự báo suy giảm 0.5% đưa ra trước đó. Tuy nhiên, triển vọng thương mại vẫn ảm đạm khi xuất khẩu được dự báo giảm 2.5% trong cả năm. Về lạm phát, DIHK kỳ vọng mức 2.1% trong năm nay, gần như đi ngang so với con số 2.2% của năm 2024.

21 giờ trước Forexlive

Quan chức ECB Villeroy: Chính sách tiền tệ khu vực đồng euro có thể chưa kết thúc quá trình bình thường hóa

  • Nhiều khả năng điều này sẽ được thể hiện rõ tại cuộc họp của ECB vào tuần tới
  • Lạm phát của Pháp là một tín hiệu tích cực

Bình luận trên được đưa ra sau báo cáo lạm phát của Pháp công bố trước đó. Những phát biểu này gần như xác nhận khả năng cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tuần tới.

Pháp: ECB không nên quá “mạnh tay” với việc nâng lãi suất

21 giờ trước Forexlive

EUR/USD giảm xuống dưới 1.1360 khi đồng USD hồi phục trước loạt dữ liệu

EUR/USD mất đà tăng và trượt xuống dưới mốc 1.1360 trong phiên giao dịch châu Âu ngày thứ Ba. Đồng tiền chung giao dịch thận trọng khi đồng USD hồi phục sau đợt bán tháo do tin hoãn áp thuế giữa EU và Mỹ, trong bối cảnh thị trường hướng sự chú ý đến các dữ liệu kinh tế Mỹ tầm trung và cuộc tranh luận về dự luật thuế tại Thượng viện.

21 giờ trước FXStreet

Chứng khoán châu Âu ít biến động đầu phiên

Các chỉ số chính tại châu Âu mở cửa với diễn biến trái chiều:

  • Eurostoxx: đi ngang
  • DAX Đức: +0.2%
  • CAC 40 Pháp: -0.2%
  • FTSE Anh: +0.8%
  • IBEX Tây Ban Nha: -0.1%
  • FTSE MIB Ý: đi ngang

Thị trường chứng khoán Anh đang nỗ lực bắt kịp sau kỳ nghỉ lễ hôm qua. Tình trạng tương tự cũng sẽ diễn ra với Phố Wall trong phiên tới, khi hợp đồng tương lai S&P 500 hiện tăng 1.2%. Trong những ngày sắp tới, dòng tiền chốt sổ cuối tháng và báo cáo lợi nhuận của Nvidia sau phiên ngày mai sẽ là tâm điểm, đặc biệt với nhóm cổ phiếu công nghệ.

Chứng khoán châu Âu tăng sau quyết định hoãn thuế Mỹ | Vietnam+  (VietnamPlus)

21 giờ trước Forexlive

GBP/USD duy trì đà tăng trên mốc 1.3550, chờ dữ liệu Mỹ và cuộc bỏ phiếu thuế tại Thượng viện

Trong phiên châu Âu ngày thứ Ba, GBP/USD giữ vững mức tăng gần đây trên mốc 1.3550. Cặp tiền này dao động dưới mức đỉnh 39 tháng tại 1.3593 thiết lập hôm thứ Hai, khi đồng USD phục hồi nhẹ nhưng thiếu lực. Thị trường hiện chuyển hướng chú ý từ các cuộc đàm phán thương mại sang các yếu tố cơ bản của Mỹ và cuộc tranh luận tại Thượng viện về dự luật cải cách thuế của Tổng thống Trump.

21 giờ trước FXStreet

Chỉ số CPI sơ bộ tháng 5 của Pháp tăng so với dự kiến

  • Chỉ số CPI sơ bộ tháng 5 của Pháp tăng 0.7% so với cùng kỳ năm trước (dự báo 0.9%; kỳ trước: +0.8%)
  • HICP (chỉ số điều hòa theo tiêu chuẩn châu Âu): +0.6% (dự báo +0.9%; kỳ trước HICP: +0.9%)

Đây là bộ số liệu yếu hơn dự kiến, đặc biệt là do lạm phát dịch vụ giảm. Lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ đã hạ từ 2.4% trong tháng 4 xuống còn 2.1% trong tháng 5, và điều này sẽ ảnh hưởng đến ước tính lạm phát lõi trong thời gian tới. Tuy nhiên, lạm phát lõi hàng năm tại Pháp vốn đã ở mức thấp, chỉ 1.3% trong tháng trước.

21 giờ trước Forexlive

Lịch kinh tế hôm nay có gì?

Phiên châu Âu, tâm điểm sẽ là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Pháp. Dữ liệu này có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kỳ vọng cắt giảm lãi suất trong tháng Sáu, nhưng nếu lạm phát tăng trở lại trong những tháng tới, Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sẽ tạm dừng chu kỳ nới lỏng trong phần còn lại của năm.

Trong phiên Mỹ, thị trường sẽ theo dõi số liệu đơn hàng hàng hóa lâu bền và chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ. Dữ liệu đơn hàng thường rất biến động và hiếm khi tác động mạnh đến thị trường, trong khi chỉ số niềm tin tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng lãi suất nếu có sự chênh lệch lớn so với dự báo.

Lịch kinh tế hôm nay có gì?

22 giờ trước Forexlive

GfK: Tâm lý người tiêu dùng Đức trong tháng 6 ghi nhận cải thiện

  • Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Đức (GfK) tháng 6: -19.9 (Dự báo: -19.8; Trước đó: -20.6, được điều chỉnh thành -20.8)
  • Dù tâm lý người tiêu dùng có dấu hiệu cải thiện nhẹ trước tháng tới, vẫn còn nhiều e dè. Xu hướng sẵn sàng chi tiêu của các hộ gia đình tiếp tục giảm, trong khi ý định tiết kiệm tăng lên. Chỉ số chính được cải thiện chủ yếu nhờ kỳ vọng kinh tế tích cực hơn.

        

 

22 giờ trước forexlive

Đồng USD ổn định hơn trước phiên giao dịch châu Âu hôm nay

So với tuần trước, đồng USD vẫn ở vị thế bấp bênh. Tuy nhiên, trong ngày hôm nay, đồng bạc xanh đã phục hồi từ mức thấp trong phiên giao dịch châu Á. Cặp USD/JPY giảm xuống 142.10 trước đó nhưng hiện tại tăng lên 142.93, gần như không đổi trong ngày. Trong khi đó, EUR/USD giảm 0.1% xuống 1.1375, nhưng cần lưu ý các quyền chọn đáo hạn lớn.

Đáng chú ý, cặp AUD/USD không thể duy trì đà tăng dù có động lực ban đầu hôm qua. Hôm nay, cặp tiền này giảm 0.2% xuống 0.6470 sau một lần nữa thất bại trong việc vượt và giữ trên mốc 0.6500. Trong tuần, nhà đầu tư cần thận trọng với đường trung bình động 100 tuần tại 0.6510, tạo thêm một lớp kháng cự cho cặp tiền này.

23 giờ trước forexlive
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • ...
  • 1261
  • 1262
  • ›
Dự báo tiền tệ
  • Tin tức
    • Ngoại tệ
    • Hàng hoá
    • Chỉ số
  • Nhận định
    • Bình luận thị trường
    • Góc nhìn chuyên sâu
    • Quan điểm chuyên gia Dubaotiente
    • Quan điểm Global Interbank Traders
  • Phân tích kỹ thuật
    • Chuyên gia Dubaotiente
    • Chuyên gia ngoài
  • Dữ liệu thị trường
    • Phân tích vị thế thị trường
    • Bảng giá thị trường
    • Kiến thức - Đào tạo
    • Tiền điện tử
    • Chuyện bên lề
Về chúng tôi
Cảnh báo rủi ro

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ dự báo tiền tệ.

DMCA.com Protection Status

Giao dịch CFD sử dụng đòn bẩy có rủi ro về vốn

Liên hệ [email protected]

Giấy phép đăng ký: Mạng xã hội thử nghiệm đang trong quá trình hoàn thành thủ tục cấp giấy phép