Ticker Tape by TradingView

Dự báo tiền tệ

  • Home
  • Tin tức
    • Chỉ số
    • Hàng hoá
    • Ngoại tệ
  • Nhận định
    • Bình luận thị trường
    • Góc nhìn chuyên sâu
    • Quan điểm Global Interbank Traders
    • Chuyên gia Quốc tế
  • Phân tích kỹ thuật
    • Chuyên gia Dubaotiente
  • Chuyện bên lề
    • Cơ hội việc làm
  • Kiến thức - Đào tạo
    • Khái niệm (Glossary)
    • Kiến thức giao dịch FX căn bản
    • Phân tích Cơ bản
    • Phân tích Kỹ thuật
    • Từng loại tài sản và yếu tố tác động
    • Hệ thống giao dịch
    • Kiến thức Nâng cao
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Phân tích liên thị trường
    • Tâm lý thị trường (Market Sentiment)
    • Tâm lý giao dịch
    • Khóa học - Tài Liệu
    • Kiến thức Tiền điện tử
  • Tài sản
    • Tiền điện tử
    • Vàng
    • Bitcoin
    • USD (DXY)
    • EUR
    • GBP
    • AUD - NZD
    • CAD
    • JPY
    • Các ngoại tệ khác
    • CHF
  • GMT+7 11:21:05

Tiêu điểm thị trường

NZD/USD đi ngang chờ đợi quyết định về thuế quan của Mỹ

Cặp NZD/USD vẫn đang bị kẹt trong một phạm vi giao dịch khi các nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi thông báo về thuế quan đối ứng của Mỹ vào thứ Tư tới, trước khi quyết định tham gia thị trường với sự tự tin cao hơn.

Tuần này khá biến động với nhiều thị trường khi các nhà giao dịch đang chờ đợi diễn biến từ cuộc thông báo thuế quan, điều này sẽ quyết định xu hướng tiếp theo. Mọi yếu tố khác lúc này chỉ là biến động ngắn hạn. Yếu tố này có thể dẫn đến các xu hướng ổn định hơn.

Trên biểu đồ 1 giờ, có thể thấy cặp NZD/USD đã dao động giữa mức hỗ trợ 0.5710 và kháng cự 0.5770. Các nhà giao dịch có thể sẽ tiếp tục giao dịch trong phạm vi này cho đến khi xảy ra sự bứt phá về một phía. Tuy nhiên, từ góc độ quản lý rủi ro, việc chờ đợi cho đến ngày 2 tháng 4 có thể là một chiến lược hợp lý hơn.

NZD/USD khung 1 giờ

1 tháng trước forexlive

Tổng hợp thị trường phiên Âu: Lợi suất tăng, USD tăng, kịch bản điển hình!

US stock market recovers from 3-day losing streak

Diễn biến thị trường:

  • JPY mạnh nhất, GBP yếu nhất
  • Thị trường chứng khoán châu Âu giảm điểm; HĐTL S&P 500 tương lai giảm 0.2%
  • Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ không đổi ở mức 2.916%
  • Vàng giảm 0.8% xuống 1,935.50 USD
  • WTI giảm 1.2% xuống $102.52
  • Bitcoin giảm 0.3% xuống 40.535 USD

Một kịch bản điển hình: lợi suất trái phiếu tăng, USD tăng và chứng khoán giảm.

Các chỉ số châu Âu mở cửa giảm điểm, sau khi chứng khoán Mỹ giảm điểm trước đó. Trên thị trường FX, sự suy yếu của đồng nhân dân tệ có vẻ như không phải điều ai cũng quan tâm, nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến khẩu vị rủi ro, một phần đưa USD bay cao.

Đồng bạc xanh đang tiếp tục thể hiện phong độ, EUR/USD giảm từ 1.0840 xuống 1.0790 trong khi GBP/USD lao dốc sau dữ liệu doanh số bán lẻ kém khả quan tại Anh, giảm từ 1.3020 xuống 1.2865.

JPY là cặp tiền mạnh nhất phiên, nhưng mạnh nhất cũng không có nghĩa là tăng so với USD. Mạnh nhất ở đây là giảm không sâu như những đồng tiền khác. USD/JPY đang tăng 0.03%.

3 năm trước Forexlive

Tướng Nga: Nga muốn chiếm Nam Ukraine

Một tướng Nga đã tuyên bố hôm thứ Sáu rằng Moscow muốn chiếm toàn bộ miền nam và miền đông Ukraine, rộng hơn nhiều so với những gì họ đã nói trước đây, khi cuộc tấn công vào Kiev thất bại.

Phía Ukraine nói rằng bình luận này cho thấy những lời Nga về việc "không muốn chiếm đất của Ukraine" chỉ là những lời dối trá.

Looking for the latest on Russia's war in Ukraine? Here it is.

3 năm trước Reuters

EUR: Rủi ro trước thềm bầu cử Pháp

Cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy Macron nhận 56% phiếu bầu, nới rộng khoảng cách đó trước bà Le Pen. Việc ông Macron đứng đầu sẽ giúp EUR dễ thở hơn.

Nhưng Le Pen hoàn toàn có thể gây bất ngờ và đồng euro sẽ quay cuồng với kết quả đó.

1.0635 sẽ là hỗ trợ tiềm năng trong trường hợp bà Le Pen giành thắng lợi.

Nếu ông Macron chiến thắng, tình hình có thể sẽ vẫn giữ nguyên. EUR vốn đã không thể tăng được trước ECB hawkish, liệu một thay đổi nho nhỏ, trên thực tế là không có sự thay đổi nào có xoay chuyển được tình hình?

3 năm trước Forexlive

Ngân hàng UOB có nhận định gì trước thềm cuộc họp BoJ?

Theo UOB, với lạm phát phần lớn xuất phát từ sốc cung, với nhiều vấn đề không chắc chắn trong khi nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn yếu, BoJ sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu nới lỏng suốt năm 2022 và có thể tới tận 2023. 

Cuộc họp BoJ sẽ diễn ra vào ngày 27/4.

USD/JPY hiện chưa có nhiều biến động trong ngày.

3 năm trước FXStreet

Vàng: 1,960 USD vẫn là ”lá chắn thép”!

XAUUSD đang dao động quanh mốc 1,933.05 USD/oz, giảm hơn 0.9% trong ngày!

Động thái này bắt nguồn từ câu chuyện Fed ngày càng diều hâu, USD vững chắc hơn và lợi suất tích cực. Thêm nữa, chủ tịch Fed Powell đang đề xuất thắt chặt mạnh mẽ trong tương lai.

Kháng cự gần nhất sẽ nằm tại vị trí Fibonacci 23.6% ở mức 1,943 Dollar.

3 năm trước FX Street

USD/CAD chạm đỉnh nhiều tuần!

Cặp USD/CAD đã tiếp tục bứt phá trong ngày hôm nay, tăng 0.81% lên mức cao nhất kể từ ngày 17 tháng 3, xung quanh khu vực 1.2680 trong nửa đầu của phiên giao dịch châu Âu. Đây là phiên thứ tăng trên 0.6% thứ 2 liên tiếp của USDCAD. 

Trong bối cảnh USD mạnh lên và giá dầu lao dốc, động thái này đã hỗ trợ cho cặp tiền USD/CAD!

Động lực tiếp theo cho tỷ giá là doanh số Bán lẻ của Canada, chỉ số PMI của Hoa Kỳ.

3 năm trước FX Street

Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: GBP/USD sụt giá mạnh, đồng USD tăng ổn định

Đồng USD đang tăng khá ổn định, chỉ số DXY tăng 0.35% lên 100.977

  • GBP/USD giảm mạnh 1.14% xuống 1.2881, ảnh hưởng từ số liệu doanh số bán lẻ tiêu cực hơn kỳ vọng
  • EUR/USD giảm 0.23% xuống 1.0806
  • USD/JPY tăng 0.10% lên 128.44
  • Hai đồng Antipodean đều giảm mạnh
  • Bitcoin giảm nhẹ 0.05% xuống 40448.89
3 năm trước DBTT

PMI dịch vụ tháng 4 của Vương quốc Anh: 58.3, thấp hơn so với dự kiến 60.0

  • Trước đó đạt 62.6
  • PMI sản xuất đạt 55.3, cao hơn so với 54.0 dự kiến, trước đạt 55.2
  • PMI tổng hợp đạt 57.6, dự kiến 59.0, trước đó đạt 60.9

Cả chỉ số PMI ngành dịch vụ và chỉ số tổng hợp đều giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng khi áp lực về lạm phát và căng thẳng địa chính trị gia tăng, ảnh hưởng đến lượng cầu. Mức giảm trong sự tăng trưởng ngành dịch vụ là lớn nhất kể từ khi biển thể Omicron bùng phát vào cuối năm ngoái. Nhưng ít nhất hoạt động sản xuất vẫn được duy trì mặc dù các nút thắt về nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng ảnh hưởng do xung đột ở Ukraine và tình trạng bế tắc ở Trung Quốc.

Trong khi đó, lạm phát chi phí đầu vào tăng tháng thứ tư liên tiếp lên, mức cao thứ hai từ trước đến nay trong khi lạm phát giá đầu vào trong lĩnh vực sản xuất đang ở mức cao nhất dựa theo hồ sơ khảo sát. Tỷ lệ lạm phát chi phí trong lĩnh vực dịch vụ cũng cao thứ hai cho đến nay.

3 năm trước Forexlive

Bà Lagarde: Yêu cầu các nhà hoạch định chính sách của ECB "kìm lại" các quan điểm bất đồng!

Có nguồn tin cho biết bà Lagarde đã yêu cầu các nhà hoạch định chính sách giữ lại những chỉ trích và quan điểm bất đồng về các quyết định chính sách trong vài ngày. Động thái này diễn ra trong bối cảnh bà Lagarde được cho là đang đấu tranh với sự bất đồng quan điểm từ các thành viên hawkish hơn và những rò rỉ về cuộc tranh luận nội bộ trong hội đồng.

Các nguồn tin cho biết bà Lagarde đã yêu cầu các nhà hoạch định chính sách trình bày quan điểm của đa số sau khi quyết định chính sách - vào thứ Năm - và giữ lại quan điểm "cá nhân" cho đến thứ Hai sau đó. Bà cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách không tiết lộ thông tin chi tiết về các cuộc thảo luận nội bộ cho báo chí nhưng đây là những yêu cầu không chính thức nên các nhà hoạch định chính sách không bắt buộc phải tuân theo chúng. Các nguồn báo cáo cũng cho biết thêm rằng nỗ lực của Lagarde không thực sự có ảnh hưởng với một số thành viên.

3 năm trước Forexlive

Tóm tắt dữ liệu PMI Châu Âu: Sự phục hồi của ngành dịch vụ làm lu mờ mức tăng lạm phát

Điểm nổi bật chính là sự phân hóa trong lĩnh vực dịch vụ và sản xuất, với sự gia tăng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ bù đắp cho mức giảm của ngành sản xuất. 

Ngành dịch vụ đang phục hồi nhanh chóng do có thể thấy nền kinh tế sẽ tiếp tục mở cửa trở lại khi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đang được giảm bớt. Trong khi đó, sự sụt giảm trong lĩnh vực sản xuất diễn ra khi gián đoạn chuỗi cung ứng tiếp tục kéo dài và nhu cầu sụt giảm. 

Có thể thấy rằng nền kinh tế khu vực đồng euro đang phục hồi tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là sau khi ngành dịch vụ phục hồi khá tốt khi nền kinh tế mở cửa, sức tăng trưởng có vẻ đang trở nên ảm đạm. Nhưng mùa hè sắp đến gần và có thể giúp ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh hơn nữa nếu như các quy định về sức khỏe và du lịch vẫn không thay đổi.

Điều đó cho thấy, áp lực lạm phát đang trở nên dai dẳng và khó khăn hơn. Giá trung bình tính cho hàng hóa và dịch vụ tăng với tốc độ chưa từng có dựa trên các cuộc khảo sát người tiêu dùng. Áp lực chi phí gia tăng chính xác không phải là một điều tốt vì nó sẽ đóng góp nhiều hơn vào cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt trong bối cảnh lạm phát gia tăng.

Nếu cân nhắc thêm những trở ngại về điều kiện sản xuất ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine và các quy định phong tỏa ở Trung Quốc, nó có thể dẫn đến một tháng đầy thách thức hơn trong tương lai đối với khu vực đồng euro bất chấp dữ liệu tốt hơn hiện nay.

Kinh tế Eurozone tăng trưởng mạnh trong quý 2 năm nay | Báo Lạng Sơn
3 năm trước Forexlive

Thủ tướng Đức: Tôi không thấy lệnh cấm vận khí đốt đối với Nga có thể giúp nhanh chóng kết thúc chiến tranh

Tuyên bố này cho thấy sự phản ứng mạnh mẽ của Đức đối với lệnh cấm vận nhập khẩu khí đốt của Nga từ Liên minh Châu Âu. Đức sẽ là trở ngại chính mà EU cần vượt qua đối với bất kỳ lệnh cấm vận nào lên dầu khí của Nga.

3 năm trước Forexlive

PMI dịch vụ tháng 4 của Eurozone có gì đáng chú ý?

  • Đạt 57.7, cao hơn so với dự kiến là 55.0, tháng 3 đạt 55.6
  • PMI sản xuất đạt 55.3, dự kiến 54.7, trước đó vào tháng 3 đạt 56.5
  • PMI tổng hợp đạt 55.8, cao hơn so với dự kiến 53.9, tháng 3 đạt 54.9

Mức tăng của ngành dịch vụ giúp bù lại vào mức giảm của ngành sản xuất. Chỉ số PMI dịch vụ tháng 4 của Eurozone đạt mức cao nhất trong 8 tháng nhưng chỉ số sản xuất là thấp nhất trong 15 tháng với sản lượng sản xuất ở mức thấp kỷ lục trong 22 tháng.

Sự hồi sinh trong lĩnh vực dịch vụ diễn ra trong bối cảnh những ảnh hưởng của dịch COVID-19 đang suy yếu, nhưng có thể đây chỉ là một sự thúc đẩy ngắn hạn. It nhất thì châu Âu có thể mong đợi một mùa hè lạc quan hơn nếu các quy chế về sức khỏe và du lịch vẫn như hiện tại.

Trong khi đó, những rào cản về nguồn cung tiếp tục đè nặng lên hoạt động sản xuất với nhu cầu sụt giảm. Một vấn đề khác là áp lực chi phí đang tăng trở lại. Chi phí cao hơn dẫn đến mức tăng giá hàng hóa và dịch vụ lớn nhất từ trước đến nay.
 
3 năm trước Forexlive

Có rất nhiều khả năng ECB sẽ tăng lãi suất 25 bps vào tháng 7

Pháp vừa công bố dữ liệu PMI khá tích cực so với dự kiến, dẫn đến thị trường trở nên lạc quan hơn, cùng với những nhận xét diều hâu của các nhà hoạch định chính sách ECB trong tuần này.

Việc tăng lãi suất 25 bps trong tháng 7 hiện đã được định giá đầy đủ, nhưng vẫn không nên kỳ vọng quá nhiều. 

Cần tiếp tục theo dõi xem liệu các nhà hoạch định chính sách của ECB có sẵn sàng chứng thực điều đó trong những tuần tới hay không nhưng nếu không, đồng euro có thể gặp khó khăn một chút khi phải chịu áp lực so với đồng đô la sau khi chạm kháng cự xung quanh 1.0934-37 ngày hôm qua.

3 năm trước Forexlive

Chỉ số PMI sản xuất tháng 4 của Đức: 54.1, thấp hơn so với 54.5 dự kiến

Trước đó vào tháng 3 chỉ số này đạt 56.9

PMI dịch vụ đạt 57.9, dự kiến 55.5, trước đó đạt 56.1

PMI tổng hợp đạt 54.5, cao hơn so với 54.1 dự kiến, tháng 3 đạt 55.1

3 năm trước Forexlive

Chỉ số PMI dịch vụ tháng 4 của Pháp: 58.8, cao hơn so với dự kiến 56.5

Trước đó vào tháng 3 đạt 57.4

Chỉ số PMI sản xuất đạt 55.4, dự kiến 53.0, tháng 3 đạt 54.7

PMI tổng hợp đạt 57.5, cao hơn so với dự kiến 55.0, trước đó đạt 56.3

Đây đều là kết quả tích cực hơn so với ước tính khi hoạt động kinh doanh của Pháp tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 1 năm 2018 với cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất đều cho thấy sự mở rộng đáng kể. Nhu cầu đối với ngành dịch vụ nói riêng mạnh mẽ, với việc loại bỏ các hạn chế COVID-19. Nhược điểm duy nhất vẫn là áp lực về giá, trong đó phí đầu ra tăng với tốc độ kỷ lục trong tháng thứ hai hoạt động. 

3 năm trước Forexlive

Các chỉ số chứng khoán giảm nhẹ đầu phiên Âu

  • Eurostoxx -1.3%
  • DAX -1.1%
  • CAC 40 -1.4%
  • FTSE -0.9%
  • IBEX -1.3%

Một phần của sự sụt giảm này là do chứng khoán Mỹ lao dốc vào cuối ngày hôm qua. Điều này nói lên về tổng thể, tâm lý các nhà đầu tư đã trở nên thận trọng hơn, mặc dù HĐTL S&P 500 ít nhất đã xóa bỏ các mức giảm trước đó và đi ngang vào thời điểm hiện tại. Vẫn còn nhiều lo ngại liên quan đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhưng ít nhất sự phục hồi từ mức thấp nhất trong tháng Ba vẫn cho chúng ta thấy hy vọng. 

3 năm trước Forexlive

NZDUSD giảm sâu, kiểm tra 0.6700

3 năm trước DBTT

NZD/USD xuống dưới mốc 0.6700!

NZD/USD hiện cũng đang sụt giá mạnh, xuống dưới mốc 0.6700.

3 năm trước DBTT

GBPUSD đang đánh mất mốc 1.3 sau số liệu doanh số bán lẻ của Anh!

Sau số liệu doanh số bán lẻ tiêu cực hơn kỳ vọng, đồng Bảng Anh tiếp tục suy yếu và hiện đang đánh mất mốc 1.3.

3 năm trước DBTT

Số liệu doanh số bán lẻ tháng 3 của Anh có gì đáng chú ý?

Doanh số bán lẻ tháng 3 của Vương quốc Anh giảm 1.4% so với tháng trước, so với dự báo giảm 0.3%

  • Doanh thu bán lẻ tăng 0.9% so với dự báo tăng 2.8%

UK growth slows as consumer spending weakness and supply issues hit  recovery | Business News | Sky News

3 năm trước Forexlive

Phân tích dữ liệu CME: Giá vàng có thể hồi phục trong ngắn hạn!

Số vị thế mở đối với thị trường vàng tương lai đã giảm phiên thứ ba liên tiếp vào thứ Năm, lần này là khoảng 2.2 nghìn hợp đồng theo báo cáo từ CME Group. Mặt khác, khối lượng giao dịch đã tăng lên khoảng 20.2 nghìn hợp đồng.

Giá vàng dường như đã chuyển sang giai đoạn tích lũy trong thời điểm hiện tại. Mặc dù vậy, đà giảm của ngày thứ Năm trong bối cảnh số vị thế mở bị giảm, điều này cho thấy khả năng phục hồi trong ngắn hạn. Trong khi đó, các đỉnh xung quanh mốc $2000 tiếp tục là kháng cự cứng.

3 năm trước FXStreet

Chuyên gia tại UOB bình luận gì về tỷ giá EUR/USD?

“Ngày hôm qua, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng có khả năng EUR sẽ tăng thêm lên 1.0885 và đà tăng bền vững trên mức này là khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, EUR đã phá vỡ 1.0885, tăng vọt lên 1.0936 trước khi giảm trở lại nhanh chóng để kết thúc ngày ở mức 1.0836.

Mặc dù sự điều chỉnh từ vùng đỉnh vẫn còn dư địa, tuy nhiên đà giảm không mạnh và khó có thể vượt qua 1.0805. Hỗ trợ chính tại 1.0855 dự kiến sẽ không bị đe dọa. Mức kháng cự là 1.0860, tiếp theo là 1.0890.”

EUR/USD Forecast: Proposed Sanctions Unmasks Key Level as Euro Fades

3 năm trước FXStreet

Một loạt số liệu PMI tại châu Âu sẽ được công bố chiều nay!

  • 13h - Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 3 của Vương quốc Anh
  • 14h15 - PMI ngành sản xuất, dịch vụ và tổng hợp tháng 4 tại Pháp
  • 14h30 - PMI ngành sản xuất, dịch vụ và tổng hợp tháng 4 tại Đức
  • 15h - PMI ngành sản xuất, dịch vụ và tổng hợp tháng 4 tại Eurozone
  • 15h30- PMI ngành sản xuất, dịch vụ và tổng hợp tháng 4 tại Anh
3 năm trước Forexlive

Quan chức Bộ Tài chính Nhật Bản không đưa ra bình luận về việc can thiệp ngoại hối chung!

Chà, đây được cho là cách tiếp cận thận trọng hơn. Rõ ràng là không có ích gì nếu bạn nói lên sự can thiệp để thị trường có thể "đánh trả" bạn. Có lẽ sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu họ giữ kín về điều đó!

Japan Finance Ministry declines to disclose info on document-tampering  scandal - The Mainichi

3 năm trước Forexlive

Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: USDJPY quay đầu sau tin tức về sự can thiệp của Mỹ!

Đồng USD đang chưa có xu hướng rõ ràng trong phiên khi chỉ số DXY dao động quanh mốc 100.56.

  • Tỷ giá EUR/USD tăng nhẹ 0.1%.
  • Hai đồng Antipodean giảm mạnh sau phát biểu của chủ tịch Fed về khả năng tăng lãi suất nhanh hơn, gây áp lực cho chứng khoán Mỹ.
  • Cặp USD/JPY quay đầu giảm trong phiên sau tin Mỹ có khả năng can thiệp thị trường FX cùng Nhật Bản để ổn định tỷ giá.
3 năm trước DBTT

Mỹ có thể sẽ xem xét khả năng can thiệp thị trường ngoại hối cùng với Nhật Bản!

Hoa Kỳ có vẻ sẽ xem xét ý tưởng can thiệp thị trường ngoại hối cùng Nhật Bản trong cuộc họp giữa hai Bộ trưởng tài chính Suzuki và Yellen. 

Đây là những tin tức rủi ro nhất cho đến thời điểm hiện tại. Khả năng cao là các quan chức Nhật Bản muốn đồng Yen giảm giá chậm hơn nhưng tôi không tin rằng chúng ta đang ở giai đoạn mà cả hai bên sẽ đồng ý với bất kỳ sự can thiệp lớn nào.

Việc can thiệp để mua đồng Yen là khá hiếm trong lịch sử. Lần cuối cùng điều đó xảy ra là trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1998. Và ngay cả khi đó, các nỗ lực can thiệp cũng khá vô ích khi tỷ giá USD/JPY vẫn tăng lên gần 148.00 sau đó.
Japan tells U.S. that recent yen falls are 'sharp' | The Japan Times
3 năm trước Forexlive

Hai đồng Antipodean đang tụt dốc không phanh!

Tỷ giá AUD/USD đã giảm mạnh trong những phút qua trong khi NZD/USD cũng suy yếu.

Đồng USD đang tăng giá so với các đồng G7 (cùng một câu chuyện cũ, lợi suất tăng, FOMC "hawkish", tâm lý e ngại rủi ro).

3 năm trước Forexlive

Cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp vào cuối tuần này là một sự kiện rủi ro lớn đối với đồng EUR!

Ông Macron đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước bà Le Pen với tỷ lệ khoảng 55%.

Nhưng các cuộc thăm dò cũng có thể sai. Một chiến thắng cho ông Macron sẽ giúp đồng EUR bật tăng. Bà Le Pen về bản chất là một người có quan điểm tiêu cực hơn với EU.

The armament programmes awaiting Macron or Le Pen in the Elysée palace |  Atalayar - Las claves del mundo en tus manos
3 năm trước Forexlive

Westpac dự đoán một đợt tăng lãi suất thêm 40bps của NHTW Úc vào tháng Sáu

WPAC giải thích cho sự thay đổi trong dự báo của họ:

  • Sau khi lạm phát cơ bản theo khảo sát tăng đáng kể trong quý 3 và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4% xuống 3.8% vào tháng 4, chúng tôi kỳ vọng NHTW sẽ quyết định nâng lãi suất tiền mặt thêm 40 điểm cơ bản tại cuộc họp Hội đồng thống đốc vào ngày 7 tháng 6.
Westpac: Australian bank pays out over charging dead people - BBC News
3 năm trước Forexlive

Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán châu Á điều chỉnh, USD hồi phục

Thị trường chứng khoán châu Á điều chỉnh mạnh, đặc biệt tại thị trường Nhật Bản và Úc.

  • SHANGHAI-0.4%
  • NIKKEI-1.89%
  • HSI-1.07%
  • SHENZHEN-1.1%
  • KOSPI-1.15%
  • ASX 200-1.63%

Trên thị trường Fx, tiếp tục đà hồi phục vào tối qua, USD tăng nhẹ trong phiên giao dịch châu Á. Biến động các cặp tiền chính như sau:

  • EUR/USD+0.02%
  • USD/JPY+0.01%
  • GBP/USD-0.092%
  • USD/CAD+0.16%
  • USD/CHF+0.07%
  • AUD/USD-0.448%

Asian Stock Markets Reverse Early Losses to Finish Higher | Business Post  Nigeria

3 năm trước DBTT

Trung Quốc: Đồng Nhân dân tệ trong nước đang ở mức yếu nhất kể từ tháng 9 năm 2021

Thêm một ngày giá đồng CNY lao dốc.

Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.4596 cao nhất kể từ tháng 9 năm 2021

3 năm trước Forexlive

Nomura dự đoán FOMC sẽ lãi suất tăng thêm 75bps vào tháng 7

Sau dự đoán tăng 50bps vào tháng 5 và 75 bps vào tháng 6, Noruma dự đoán FOMC cũng sẽ tăng 75bps vào tháng 7 (cao hơn 25bps so với dự kiến)

3 năm trước Forexlive

Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.4596

  • Mức đóng phiên trước là 6.4521.
  • Đây là tỷ giá cao nhất kể từ ngày 21 tháng 10 năm 2021.
  • CNY là đồng nhân dân tệ nội địa, USDCNY bị giới hạn biến động 2% tính từ tỷ giá tham chiếu.

Tỷ giá tham chiểu của USDCNY hôm nay là 6.3752 

 
3 năm trước Forexlive

Thống đốc PBOC cho biết sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế

Thống đốc PBOC Yi Gang cho biết:

  • Sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế thực
  • Chính sách tiền tệ sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi COVID-19 Covid-19 Covid-19 hay còn gọi là Coronavirus là một đại dịch đã gây ra những xáo trộn và biến động kinh tế trên diện rộng trên các thị trường tài chính vào năm 2020. Các trường hợp đầu tiên của Covid-19 đã được báo cáo ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Kể từ đó, virus đã mở rộng ra toàn cầu, lây nhiễm cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Virus này đã gây tranh cãi dữ dội, cụ thể là ở Hoa Kỳ, quốc gia bị chính trị hóa nặng nề trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Đại dịch Covid-19 hoàn toàn chưa từng có trong thời hiện đại, với ví dụ gần đây nhất là đợt bùng phát cúm vào năm 1918. Các thị trường tài chính và nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn không chuẩn bị cho phạm vi của virus, gây ra tình trạng đóng cửa hàng loạt, thất nghiệp và những khó khăn khác trong một nỗ lực ngăn chặn và giảm thiểu vi rút. Covid-19 đã ảnh hưởng đến thị trường như thế nào? Hầu như mọi nội dung đều bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Ngay từ sớm, thị trường tài chính và cổ phiếu đã sụp đổ, với mục tiêu chính thức diễn ra vào tháng 3 năm 2020 tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Việc khóa cửa diễn ra rộng rãi đã dẫn đến bế tắc kinh tế, dẫn đến các gói kích thích kinh tế để giúp duy trì hoạt động của các nền kinh tế trong nước. Kết quả của việc này là sự mất giá của các loại tiền tệ như đô la Mỹ, với việc Cục Dự trữ Liên bang in hàng tỷ đô la để bù đắp thiệt hại kinh tế. Các thị trường ngoại hối kể từ đó đã trải qua các mức độ biến động lịch sử, khiến một số người phân loại đại dịch Covid-19 là sự kiện Thiên nga đen. Thị trường tài chính phần lớn đã phục hồi vào năm 2020 tại thời điểm viết bài, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn về sự phục hồi kinh tế. Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp và các chỉ số khác vẫn còn là vấn đề, và khi cùng với tỷ lệ lây nhiễm gia tăng, chứng tỏ hành động hoặc kích thích chính sách tiền tệ bổ sung ở cả châu Âu và Mỹ. Tại thời điểm viết bài này, không có vắc-xin nào cho Covid-19 mặc dù một số công ty như Pfizer và Moderna đã gần sản xuất được vắc-xin khả thi. Covid-19 hay còn gọi là Coronavirus là một đại dịch đã gây ra những xáo trộn và biến động kinh tế trên diện rộng trên các thị trường tài chính vào năm 2020. Các trường hợp đầu tiên của Covid-19 được báo cáo ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Kể từ đó, virus đã mở rộng ra toàn cầu , lây nhiễm cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Virus này đã gây tranh cãi dữ dội, cụ thể là ở Hoa Kỳ, quốc gia bị chính trị hóa nặng nề trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Đại dịch Covid-19 hoàn toàn chưa từng có trong thời hiện đại, với ví dụ gần đây nhất là đợt bùng phát cúm vào năm 1918. Các thị trường tài chính và nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn không chuẩn bị cho phạm vi của virus, gây ra tình trạng đóng cửa hàng loạt, thất nghiệp và những khó khăn khác trong một nỗ lực ngăn chặn và giảm thiểu vi rút. Covid-19 đã ảnh hưởng đến thị trường như thế nào? Hầu như mọi nội dung đều bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Ngay từ sớm, thị trường tài chính và cổ phiếu đã sụp đổ, với mục tiêu chính thức diễn ra vào tháng 3 năm 2020 tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Việc khóa cửa diễn ra rộng rãi đã dẫn đến bế tắc kinh tế, dẫn đến các gói kích thích kinh tế để giúp duy trì hoạt động của các nền kinh tế trong nước. Kết quả của việc này là sự mất giá của các loại tiền tệ như đô la Mỹ, với việc Cục Dự trữ Liên bang in hàng tỷ đô la để bù đắp thiệt hại kinh tế. Các thị trường ngoại hối kể từ đó đã trải qua các mức độ biến động lịch sử, khiến một số người phân loại đại dịch Covid-19 là sự kiện Thiên nga đen. Thị trường tài chính phần lớn đã phục hồi vào năm 2020 tại thời điểm viết bài, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn về sự phục hồi kinh tế. Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp và các chỉ số khác vẫn còn là vấn đề, và khi cùng với tỷ lệ lây nhiễm gia tăng, chứng tỏ hành động hoặc kích thích chính sách tiền tệ bổ sung ở cả châu Âu và Mỹ. Tại thời điểm viết bài này, không có vắc-xin nào cho Covid-19 mặc dù một số công ty như Pfizer và Moderna đã gần sản xuất được vắc-xin khả thi. Đọc thuật ngữ này
  • Cho biết thị trường tài chính của Trung Quốc không tránh khỏi những cú sốc bên ngoài
  • Cho biết tình hình covid cũng gây thêm áp lực lên nền kinh tế Trung Quốc
  • PBOC cho biết sẽ duy trì sự ổn định về giá cả

Yi Gang named head of People's Bank of China - BBC News

3 năm trước Forexlive

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản họp vào tuần tới - dự kiến sẽ cập nhật dự báo lạm phát nước này

BOJ sẽ họp vào ngày 27 và 28 tháng 4 năm 2022.

  • Các tuyên bố sẽ được đưa ra vào cuối cuộc họp thứ Năm ngày 28. Chưa có thời gian họp chính thức, thường sẽ dao độngg trong 8h30-10h30 (theo giờ Việt Nam).

Dự kiến sẽ không có thay đổi về chính sách tiền tệ tại cuộc họp này. Có một số bình luận cho rằng Ngân hàng có thể phải hành động để ngăn chặn sự suy yếu của đồng yên. Thống đốc Kuroda đã khẳng định hết lần này đến lần khác rằng ông sẽ giữ nguyên quan điểm. Nếu đồng Yên tiếp tục giảm trong những tháng tới, áp lực buộc BOJ phải hành động sẽ tăng lên

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục can thiệp vào thị trường Trái phiếu Chính phủ Nhật Bản trong tuần này khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm vượt mức 0.25%. 

Explainer-What the BOJ can do about rising Japanese bond yields | Nippon.com

3 năm trước Forexlive

Nhật Bản công bố PMI sơ bộ tháng 4

  • PMI Sản xuất 53.4 giảm so với 54.1 tháng trước
  • PMI Dịch vụ 50.5 (>50 trong 4 tháng trở lại đây), tháng trước ghi nhận 49.4
  • PMI Tổng hợp 50.9 tăng so với 50.3 tháng trước
3 năm trước Forexlive

Nomura cho biết FOMC có khả năng tăng lãi suất thêm 50bps vào tháng 5 và 75 điểm bps vào tháng 6

Dự kiến mức tăng là 50 bps tại mỗi cuộc họp tuy nhiên Nomura dự báo mức tăng cao hơn vào cuộc họp tháng Sáu.

3 năm trước Forexlive

Honda sẽ cắt giảm một nửa sản lượng tại một trong các nhà máy sản xuất trong nước vào đầu tháng 5

  • Nhà máy ở thành phố Suzuka cũng sẽ cắt giảm một nửa sản lượng trong tháng 4, tăng so với khoảng một phần ba dự kiến 

Giá năng lượng tăng, đồng Yên giảm cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch hỗ trợ tài chính.

Honda factory in western Turkey ends operations

3 năm trước Forexlive

Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 21/4: Chứng khoán Mỹ giảm mạnh, USD biến động

Phiên giao dịch hôm qua tiếp tục ghi nhận đà giảm ở các chỉ số chứng khoán Mỹ, đặc biệt với chỉ số Nasdaq khi cổ phiếu công nghệ bị bán tháo.

  • Chỉ số DJIA-1.5%
  • Chỉ số NASDAQ-2.07%
  • Chỉ số S&P 500-1.48%

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng trở lại (cao nhất trong ngày ở 2.950%), hiện đang điều chỉnh về 2.939%.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố chiến thắng trong trận chiến lớn nhất của cuộc chiến Ukraine đêm hôm qua, tuyên bố cảng Mariupol "được giải phóng" sau gần hai tháng bị bao vây. Mặt khác, Đan Mạch và Tây Ban Nha đã cam kết cung cấp vũ khí cho Ukraine khiến cho tình hình cuộc chiến càng trở nên căng thẳng.
Các quan chức FED cũng như các NHTW tiếp tục đưa ra những nhận định lo ngại về nguy cơ lạm phát cùng với những đề xuất hawkish hơn nữa.
Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc tích cực hơn vào ngày hôm qua, tuy nhiên chứng khoán nước này vẫn giảm điểm mạnh đi ngược xu hướng hồi phục của chứng khoán khu vực.
Trên thị trường Fx, USD có một phiên giao dịch biến động mạnh khi suy yếu vào phiên sáng và tăng trở lại vào cuối phiên sau các phát biểu hawkish của thống đốc Fed San Francisco.

Hiện các cặp tiền chính đang có biến động như sau:

  • EUR/USD+0.02%
  • USD/JPY+0.07%
  • GBP/USD−0.09%
  • AUD/USD−0.16%
  • USD/CAD+0.15%
  • USD/CHF+0.12%

Dầu thô tăng trở lại, hiện giá dầu WTI đang được giao dịch ở $103.93/thùng. Vàng phiên hôm qua giảm tương đối mạnh khi DXY tăng mạnh vào cuối phiên, mức thấp nhất ghi nhận trong phiên ở $1938/oz, hiện giá đã hồi phục về vùng $1951/oz.

3 năm trước DBTT

Markit công bố PMI sơ bộ tháng 4 của Úc

PMI sản xuất 57.9 tăng so với 57.7 tháng trước.

PMI dịch vụ 56.6 tăng so với 55.6 tháng trước.

PMI Tổng hợp 56.2 tăng so với 55.1 tháng trước.

Australian PMI: Manufacturing expands for tenth consecutive month despite  lockdowns - AMTIL

3 năm trước Forexlive
  • 1
  • 2
  • ...
  • 997
  • 998
  • 999
  • 1000
  • 1001
  • 1002
  • 1003
  • ...
  • 1253
  • 1254
  • ›
Dự báo tiền tệ
  • Tin tức
    • Ngoại tệ
    • Hàng hoá
    • Chỉ số
  • Nhận định
    • Bình luận thị trường
    • Góc nhìn chuyên sâu
    • Quan điểm chuyên gia Dubaotiente
    • Quan điểm Global Interbank Traders
  • Phân tích kỹ thuật
    • Chuyên gia Dubaotiente
    • Chuyên gia ngoài
  • Dữ liệu thị trường
    • Phân tích vị thế thị trường
    • Bảng giá thị trường
    • Kiến thức - Đào tạo
    • Tiền điện tử
    • Chuyện bên lề
Về chúng tôi
Cảnh báo rủi ro

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ dự báo tiền tệ.

DMCA.com Protection Status

Giao dịch CFD sử dụng đòn bẩy có rủi ro về vốn

Liên hệ [email protected]

Giấy phép đăng ký: Mạng xã hội thử nghiệm đang trong quá trình hoàn thành thủ tục cấp giấy phép