Thâm hụt thương mại hàng hóa sơ bộ của Mỹ tháng 2 giảm nhẹ hơn so với dự báo
Chi tiết:
- Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng 2: -147.391 tỷ USD (Dự đoán: -155.5 tỷ USD; Trước đó: -155.5 tỷ USD)
Chi tiết:
Vàng đã tăng thêm 1.3% trong ngày hôm nay, chạm ngưỡng 3,100 USD trước phiên châu Âu. Việc Trump tạm dừng áp thuế quan đối ứng trong 90 ngày đã làm giảm bớt sức hấp dẫn của vàng, nhưng khi chiến tranh thuế quan hiện chuyển sang một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, vàng lại tiếp tục được mua vào sau đó.
Trong thời điểm bất ổn thương mại và việc Trung Quốc cũng đang chọn cách phá giá đồng nhân dân tệ để đối phó, vàng vẫn có lý do để hưởng lợi bất kể hoàn cảnh nào. Nhịp điều chỉnh gần đây càng làm tăng thêm sức hấp dẫn đó khi những người đầu cơ vàng đã chờ đợi một số hình thức điều chỉnh/hồi phục để quay trở lại.
Như hiện tại, vẫn khó tìm thấy lý do để không lạc quan về vàng. Căng thẳng và bất ổn thương mại vẫn sẽ kéo dài hơn nữa, và càng kéo dài hơn nếu Mỹ và Trung Quốc không thể thỏa thuận. Ngoài ra, các ngân hàng trung ương vẫn đang tích trữ kim loại quý này và Trung Quốc cũng đang lôi kéo Mỹ vào một cuộc chiến tiền tệ.
Nhưng việc Mỹ và Trung Quốc vẫn đang đối đầu về thương mại và Trung Quốc đang chọn cách phá giá đồng tiền của mình là một lý do đủ mạnh để duy trì triển vọng lạc quan hơn.
Việc theo dõi sát sao các tin tức trên thị trường và nắm bắt các biến động đột ngột là rất đáng giá. Nhưng khi mọi thứ lắng xuống, việc không bị cuốn theo bề ngoài và tập trung vào bức tranh toàn cảnh cũng rất quan trọng. Và trong toàn bộ câu chuyện cho đến nay, Trump đã thành công trong việc đánh lừa thế giới rằng mức thuế suất chung 10% là một điều "tốt".
Chúng ta đã tránh được kịch bản tồi tệ nhất là nền kinh tế thế giới bị tàn phá. Tuy nhiên, vẫn còn một loạt thuế quan mà nhiều quốc gia sẽ phải đối phó trong thời gian tới. Chắc chắn, cuối cùng sẽ có những cuộc đàm phán và thỏa thuận để hạn chế điều đó. Nhưng trong thời gian này, vẫn sẽ có những khó khăn kinh tế lan rộng trên toàn cầu.
Thêm vào thực tế đó là sự không chắc chắn tuyệt đối về những gì sẽ xảy ra tiếp theo trong toàn bộ câu chuyện về thuế quan này.
Đối với thị trường, việc Trump nhượng bộ có vẻ như là một điều tốt. S&P 500 đã ghi nhận ngày tốt thứ tám trong lịch sử với mức tăng hơn 12% của Nasdaq là ngày tốt thứ hai từ trước đến nay. Điều đó có nghĩa là mọi thứ đều tốt đẹp với thế giới? Không hẳn.
Bây giờ toàn bộ trọng tâm của cuộc chiến thương mại phụ thuộc vào quan hệ Mỹ-Trung. Và các dấu hiệu đang cho thấy rằng những điều này chưa chắc đã được giải quyết sớm. Do đó, có khả năng sự không chắc chắn sẽ kéo dài và căng thẳng sẽ vẫn ở mức cao hoặc thậm chí leo thang hơn nữa.
Nhưng ngay cả khi chỉ nhìn từ góc độ thuế quan thuần túy, thì cũng không có gì đáng để cổ vũ. Thị trường vẫn sẽ chứng kiến mức thuế suất thực tế cao nhất kể từ những năm 1930.
Việc Trump rút lại thuế quan đã giảm mức thuế suất trung bình hiệu quả từ 27% xuống 24%. Mặc dù đó là một động thái theo đúng hướng, nhưng nó vẫn ở mức kìm hãm đà tăng trưởng. Điều này không phải là dấu hiệu tốt cho lạm phát hoặc tài sản rủi ro trong tương lai. Việc trì hoãn ba tháng trong việc thực hiện các mức thuế mới cũng có thể khiến các doanh nghiệp không cam kết đầu tư hoặc chi tiêu vốn mới. Mọi thứ ít tồi tệ hơn — nhưng không tốt hơn đáng kể.
PBOC một lần nữa làm suy yếu đồng nội tệ — đánh dấu ngày điều chỉnh giảm thứ sáu liên tiếp. Nó không phải là một sự phá giá 'lớn', mà là một đà giảm đều đặn.
Về mặt dữ liệu, tiếp tục có bằng chứng về tình trạng giảm phát đang diễn ra ở Trung Quốc.
Các tin tức khác không có nhiều thông tin quan trọng. Lãnh đạo Trung Quốc đang họp hôm nay để thảo luận về các biện pháp kích thích tiềm năng. Trong khi đó, Úc và Liên minh Châu Âu đang khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại tự do, vốn đã sụp đổ hai năm trước.
Về ngoại hối, USD/JPY đã mất điểm trong phiên, giảm xuống dưới 146.80. Đồng USD cũng mất giá một chút so với EUR, AUD, GBP và NZD.
Vấn đề nợ chồng chất do sự sụp đổ của thị trường bất động sản đang được giải quyết, nhưng diễn ra rất chậm. Điều này đã góp phần vào nhu cầu nội địa yếu kém. Lĩnh vực duy nhất thể hiện hiệu suất tốt là các lĩnh vực hướng ra bên ngoài đất nước(tức là xuất khẩu). Và rõ ràng, điều này sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ nào đó bởi thuế quan cao hơn. Ví dụ, hãy xem điều này:
Những người bán hàng Trung Quốc trên Amazon cảnh báo về việc tăng giá và rời khỏi thị trường trong bối cảnh thuế quan của Hoa Kỳ
Và giảm phát là một vấn đề đang diễn ra đối với doanh nghiệp, khi CPI tháng 3 của Trung Quốc giảm 0.1% so với cùng kỳ năm ngoái (dự kiến +0.1%)
Bloomberg đưa tin rằng các nhà lãnh đạo sẽ họp bàn về kích thích kinh tế hôm nay, với chủ đề sẽ tập trung vào các biện pháp hỗ trợ nhà ở, chi tiêu tiêu dùng và đổi mới công nghệ.
Quốc hội New Zealand đang trong quá trình lựa chọn Thống đốc mới cho RBNZ
Có vẻ như Bộ trưởng Tài chính đang phát tín hiệu gây áp lực lên các ứng viên.
Liên minh châu Âu đã đồng ý nối lại tiến trình đàm phán, sau thời gian đình trệ. Ủy viên Thương mại EU Maros Sefcovic đã đề xuất lên kế hoạch cho một lộ trình đàm phán mới, trong cuộc họp trực tuyến kéo dài một giờ với Bộ trưởng Thương mại Úc Don Farrell vào tối thứ Tư.
Hai năm trước, các cuộc đàm phán thương mại tự do giữa hai bên sụp đổ do bất đồng liên quan đến quyền tiếp cận thị trường nông sản của EU với 450 triệu người tiêu dùng. Hiện tại, Bộ trưởng Thương mại Don Farrell chính thức tái khởi động lại tiến trình đàm phán FTA với EU.
Ở phía ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles đã bác bỏ đề xuất của Đại sứ Trung Quốc tại Úc, Xiao Qian, rằng hai nước nên “nắm tay nhau” để cùng ứng phó với thuế quan từ ông Trump: “Chúng tôi sẽ không hợp tác với Trung Quốc theo hướng đó – điều đó sẽ không xảy ra.”
Thay vào đó, Úc đang đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa đối tác thương mại, đồng thời cố gắng ổn định lại mối quan hệ thương mại với Trung Quốc sau nhiều năm căng thẳng.
(Thông tin được trích dẫn từ truyền thông địa phương tại Úc.)
Không có dấu hiệu "thay đổi giọng điệu" nào từ Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc
Tóm lược bài viết từ Wall Street Journal:
Các chỉ số chứng khoán ghi nhận mức tăng trong ngày mạnh nhất trong nhiều năm, với chỉ số S&P 500 đạt mức tăng cao nhất kể từ năm 2008, trong khi đồng USD tăng giá và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ thu hẹp đà giảm vào thứ Tư, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm thời hoãn áp thuế. Thông báo được đưa ra vào rạng sáng nay sau nhiều ngày thị trường biến động mạnh, khi giá trái phiếu và đồng USD sụt giảm vào đầu ngày do lo ngại rằng kế hoạch nâng thuế lên mức cao nhất trong hơn một thế kỷ của chính quyền Trump có thể đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Tổng thống đã công bố tạm hoãn áp thuế trong 90 ngày đối với nhiều quốc gia, ngay cả khi mức thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc được nâng lên 125%.
Chỉ số S&P 500 kết phiên tăng 9.5%, trong khi Nasdaq tăng 12.2% — mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ 3/1/2001 và là mức tăng trong ngày lớn thứ hai trong lịch sử. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho biết vẫn còn nhiều bất ổn xoay quanh kế hoạch áp thuế trong dài hạn. Mùa báo cáo tài chính quý sắp tới của Mỹ sẽ cung cấp thêm góc nhìn về sức khỏe của khu vực doanh nghiệp, với nhiều ngân hàng lớn như JPMorgan Chase dự kiến công bố kết quả vào thứ Sáu. Trên thị trường trái phiếu, giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã thu hẹp đà giảm sau khi Bộ Tài chính Mỹ ghi nhận nhu cầu mua mạnh trong phiên đấu giá buổi chiều. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 6.8 điểm cơ bản, lên 4.328%, sau khi có thời điểm chạm mức 4.515% — cao nhất kể từ ngày 20/2.
Trước tuyên bố của Tổng thống Trump, đồng USD đã giao dịch ở mức thấp hơn. Kể từ khi Trump công bố kế hoạch áp thuế quy mô lớn vào ngày 2/4, các tài sản của Mỹ đã bị bán tháo trên diện rộng và với mức độ nghiêm trọng. Trong một báo cáo phát hành sáng thứ Tư, các chuyên gia phân tích của Deutsche Bank nhận định rằng “thị trường đã mất niềm tin” vào chính sách này và thế giới đang bước vào một giai đoạn chưa từng có trong hệ thống tài chính toàn cầu. Chỉ số DXY đã tăng 0.25%, lên mức 103.03. Đồng EUR/USD giảm 0.08%, xuống còn 1.0947. USD/JPY tăng 1.04%; USD/CHF cũng tăng 1.01%. Sau khi Mỹ bất ngờ đảo chiều lập trường về thuế quan, từ đó cải thiện triển vọng kinh tế toàn cầu, USD/CAD tăng 1.2%, giao dịch ở mức 1.4095, ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 20/1.
Giá dầu cũng tăng mạnh nhờ tin tức về việc hoãn áp thuế. Hợp đồng dầu Brent tương lai tăng 2.66 USD, tương đương 4.23%, chốt ở mức 65.48 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ tăng 2.77 USD, tương đương 4.65%, lên 62.35 USD/thùng.
Giá vàng tăng hơn 2% vào thứ Tư và hướng đến phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 10 năm 2023, được hỗ trợ bởi dòng tiền trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục nâng thuế đối với Trung Quốc. Giá vàng giao ngay tăng 2.6%, lên 3,059.76 USD/ounce vào lúc 1h23 sáng, sau khi có thời điểm tiệm cận mốc 3,100 USD/ounce trong phiên, nhờ thông tin Trump tuyên bố tạm hoãn áp thuế với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc. Hợp đồng vàng tương lai Mỹ tăng 3%, chốt phiên tại 3,079.40 USD/ounce. Trump cho biết ông đã phê duyệt việc tạm hoãn áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày đối với nhiều quốc gia, trong khi vẫn nâng mức thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên 125%, có hiệu lực ngay lập tức. Lo ngại rằng chính sách thuế sẽ kích thích lạm phát và làm chậm tăng trưởng kinh tế, giới đầu tư đã rút khỏi cổ phiếu và hàng hóa công nghiệp để chuyển sang vàng – kênh trú ẩn an toàn truyền thống trong thời kỳ bất ổn chính trị và tài chính. Ở các kim loại quý khác, bạc tăng 3.1% lên 30.8 USD/ounce. Platinum giảm 1.2% xuống 931.87 USD/ounce. Palladium tăng 1.9% lên 923.75 USD/ounce.
Trump cho rằng mình vẫn có thể kiểm soát tình hình, dù mọi thứ đã vượt tầm kiểm soát.
Thông điệp của Trump trên Truth Social: “Bình tĩnh! Mọi chuyện sẽ ổn thôi. Nước Mỹ sẽ mạnh mẽ và vĩ đại hơn bao giờ hết!”
Thị trường lo ngại chính sự tự tin thái quá đó có thể dẫn đến những quyết định rất rủi ro.
Một bộ phận nhà đầu tư lại thấy may mắn vì tham vọng muốn được công nhận bởi giới tài chính của Trump có thể khiến ông phải đối mặt với một thực tế, nhất là khi các quyết sách của ông bắt đầu làm ảnh hưởng đến chính những người mà ông muốn gây ấn tượng.
Dưới đây là những định hướng chính sách sắp tới từ liên minh cầm quyền mới của Đức:
Không có điều gì quá bất ngờ, nhưng có thể thấy một sự chuyển hướng rõ rệt trong chính sách năng lượng đang được tiến hành.
Một phiên đấu giá trái phiếu 10 năm đầy kịch tính. Đây là sự kiện tâm điểm trong lịch kinh tế Mỹ hôm nay, với đợt phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm diễn ra vào 12h đêm nay.
Hôm qua, đợt đấu giá trái phiếu kỳ hạn 3 năm diễn ra không mấy suôn sẻ, nhưng áp lực thực sự đang dồn vào các kỳ hạn dài hơn trên đường cong lợi suất.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã chạm mức 4.5% trong phiên đêm. Trong khi trái phiếu 30 năm vọt lên tới 5% – ngưỡng cao đáng chú ý. Dù sau đó lợi suất đã điều chỉnh giảm 10–15 điểm cơ bản, mức tăng trong ngày vẫn vào khoảng 15 điểm.
Rõ ràng đang có một điều gì đó nghiêm trọng nổ ra trên thị trường, và rất có thể nguyên nhân là do sự kết hợp giữa chiến lược giao dịch chênh lệch giá (basis trade) – từng sụp đổ hồi đầu đại dịch Covid – và các giao dịch hoán đổi lãi suất (swaps). Thật sự khó hiểu vì sao Fed hoặc các cơ quan quản lý khác vẫn không có hành động cụ thể nào nhằm kiểm soát hoặc hạn chế chiến lược này, nhất là khi nó sử dụng đòn bẩy rất lớn và tiềm ẩn rủi ro hệ thống.
Deutsche Bank nhận định: "Xét về các cơ chế ngắt mạch thị trường, nếu tình trạng bất ổn hiện tại trên thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục kéo dài, chúng tôi không thấy lựa chọn nào khác ngoài việc Fed phải can thiệp khẩn cấp thông qua hoạt động mua trái phiếu để ổn định thị trường. Động thái này sẽ tương tự như can thiệp của BoE trong cuộc khủng hoảng trái phiếu gilt năm 2022. Về dài hạn, vai trò của Fed cũng sẽ liên quan đến việc điều hướng xu hướng “phi đô la hóa” đang diễn ra nhanh chóng, điều mà chúng tôi đã đề cập trước đó trong báo cáo này. Dù chúng tôi tin rằng Fed có thể tạm thời ổn định thị trường trong ngắn hạn, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, chỉ có một yếu tố duy nhất có thể ổn định những biến động trung hạn đã được kích hoạt, đó là việc đảo ngược chính sách của chính quyền Trump."
Ngoài ra, một nhóm phân tích khác từ Deutsche Bank cũng đưa ra quan điểm: "Theo đánh giá của chúng tôi, điều kiện hiện tại vẫn chưa đủ để Fed can thiệp. Tuy nhiên, tình hình đang diễn biến rất nhanh, và nếu xuất hiện thêm bằng chứng cho thấy chức năng thị trường đang bị đe dọa, Fed có thể hành động để hỗ trợ tính thanh khoản và sự vận hành trơn tru của thị trường, thông qua: hoạt động mua tài sản, hoặc các biện pháp đảm bảo thanh khoản được phân bổ đầy đủ trong toàn bộ hệ thống tài chính"
Hiện tại, thị trường đang tạm thời ổn định trở lại — hợp đồng tương lai S&P 500 đã phục hồi lên mức -0,3%, nhưng trạng thái này rất mong manh.
Nếu Fed thực sự can thiệp, điều đó sẽ được thị trường diễn giải theo hướng dovishvà có thể bị xem như "Fed put" quay trở lại — tức là niềm tin rằng Fed sẽ luôn đứng ra chống đỡ thị trường mỗi khi có biến động lớn, tạo ra một vùng đệm tâm lý cho giới đầu tư.
Lịch sử nói gì về hiệu suất của vàng sau các cú sốc kinh tế?
Giá vàng giảm trở lại dưới ngưỡng 3,000 USD khi thị trường đồng loạt bán tháo để chuyển dịch sang các tài sản có tính thanh khoản cao nhất.
Ngân hàng TD vừa công bố một báo cáo phân tích hiệu suất của vàng sau các cú sốc kinh tế. Kết luận chính là: vàng vượt trội so với chỉ số S&P 500 ở tất cả các khung thời gian.
Báo cáo xem xét các sự kiện như:
Kết quả cho thấy: vàng đều có mức sinh lời vượt trội so với S&P 500 sau 3 tháng, ngoại trừ trường hợp của Nhật Bản.
Tính trung bình, mức vượt trội của vàng là đáng kể về mặt thống kê – củng cố vai trò của vàng như một tài sản trú ẩn hiệu quả trong các giai đoạn bất ổn.
Đây là một biểu đồ từ Ngân hàng Thế giới cho thấy mức thuế trung bình thực tế được áp dụng và cách chúng thay đổi trong vòng 20 năm, từ 2002 đến 2022. Dù vẫn còn một số mức thuế cao hơn mức cần thiết, xu hướng chung là giảm dần về gần 0.
Thị trường có lẽ đã sẵn sàng chấp nhận một số mức thuế từ phía Mỹ nếu điều đó nhằm thúc đẩy xu hướng này và đồng thời gỡ bỏ một số rào cản phi thuế quan. Nhưng Trump đã chọn cách "tấn công toàn lực", và giờ mọi thứ đang phản tác dụng, quay trở lại gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả thị trường chứng khoán lẫn trái phiếu.
Kinh tế sẽ là "nạn nhân" tiếp theo.
Dưới đây là phát biểu của Olivier Blanchard, cựu kinh tế trưởng của IMF: "Thuế quan khổng lồ đánh vào Trung Quốc. Áp dụng ngay lập tức. Không có hướng dẫn rõ ràng. Một chính quyền không đủ năng lực để triển khai một cách hiệu quả. Kết quả là hàng hóa sẽ không đến được, một số mặt hàng sẽ biến mất khỏi thị trường, và những mặt hàng còn lại sẽ tăng giá chóng mặt. Dự kiến trong vài ngày tới (trừ khi có một “quả bom” khác phát nổ), tin tức sẽ tràn ngập các câu chuyện về tình trạng thiếu hụt, gián đoạn, và các doanh nghiệp nhỏ phá sản. (Hãy nhớ lại giai đoạn Covid...)".
Hợp đồng tương lai S&P 500 hiện đang giảm 2%.
Một ngày đầy biến động nữa lại đến – và chúng ta thậm chí còn chưa bước vào phiên Mỹ! Ngày giao dịch bắt đầu với tâm điểm là sự sụp đổ của chiến lược giao dịch chênh lệch giá "basis trade", dẫn đến việc lợi suất trái phiếu kho bạc tăng vọt, với lợi suất kỳ hạn 30 năm có lúc chạm mức 5%. Đợt bán tháo trái phiếu là điểm nhấn chính, khi thị trường cố gắng đánh giá liệu có rủi ro hệ thống nào đang hình thành – đặc biệt là sau đợt đấu giá trái phiếu kỳ hạn 3 năm yếu kém hôm qua.
Mối lo lớn là căng thẳng thanh khoản trên thị trường, điều chưa bao giờ là tín hiệu tích cực. Về bản chất, basis trade hoạt động hiệu quả trong môi trường biến động thấp và ngược lại trong thời kỳ biến động cao. Có thể mọi chuyện đơn giản chỉ là như vậy. Tuy nhiên, điều khiến chiến lược này dễ khuếch đại rủi ro là mức độ đòn bẩy rất lớn được sử dụng – điều mà thị trường cần đặc biệt lưu ý trong những ngày tới.
Khi bước vào phiên châu Âu, Trung Quốc công bố Sách Trắng về thương mại với Mỹ, khiến thị trường thêm phần rối loạn vì các tiêu đề tin tức. Dù nhấn mạnh “Trung Quốc sẵn sàng đối thoại về thương mại” – nhưng đây không phải là thông tin mới. Tuy nhiên, tâm lý rủi ro vẫn phản ứng tích cực thoáng chốc, đẩy chứng khoán tăng nhẹ.
Hợp đồng tương lai S&P 500 trước đó giảm tới 1.5%, sau đó bật tăng gần 1% – thể hiện rõ sự dao động mạnh và thiếu định hướng rõ ràng.
Thế nhưng sau đó, Trung Quốc bất ngờ áp thêm mức thuế bổ sung 50%, nâng tổng mức thuế lên 84% – ngay khi thị trường cho rằng leo thang thương mại có thể tạm dừng. Một cú đánh mạnh khiến tâm lý rủi ro bị thổi bay – thị trường quay lại trạng thái “risk-off”, với hợp đồng tương lai Mỹ giảm gần 2%.
Trên thị trường ngoại hối, USD là đồng tiền yếu nhất trong phiên, khi bị bán tháo trên diện rộng. Cặp USD/JPY giảm hơn 1% xuống dưới mốc 145.00, còn USD/CHF xuyên thủng mốc 0.8400. Ngay cả EUR/USD và AUD/USD cũng phục hồi mạnh lên trên mốc 1.1000 và 0.6000 lần lượt.
Không có lực cầu nào dành cho đồng USD, khi cả trái phiếu cũng bị bán tháo mạnh – thể hiện sự mất niềm tin vào tài sản Mỹ thời điểm hiện tại.
Vàng là tài sản hưởng lợi lớn nhất trong ngày, khi tăng từ gần 3,000 USD lên hơn 3,070 USD – được thúc đẩy bởi sự mất giá của nhân dân tệ và lo ngại chiến tranh thương mại leo thang.
Tài sản bị ảnh hưởng nặng nề nhất là dầu, khi giá sụt mạnh xuống dưới 56 USD – mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021, tương đương mức giảm hơn 7% trong ngày.
Cuối ngày, ngoài các thông tin mới liên quan đến Trump, giới đầu tư cần theo dõi chặt diễn biến đấu giá trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm, đặc biệt trong bối cảnh basis trade đang là điểm nóng hiện nay.
Tweet đầu tiên của ông:
"Đây là thời điểm TUYỆT VỜI để chuyển CÔNG TY của bạn đến Hoa Kỳ, giống như Apple và rất nhiều công ty khác, với số lượng kỷ lục, đang làm. KHÔNG THUẾ QUAN và kết nối/năng lượng điện gần như ngay lập tức và thủ tục phê duyệt dễ dàng. Không có sự chậm trễ trong môi trường đầu tư. ĐỪNG CHỜ ĐỢI, HÃY LÀM NGAY BÂY GIỜ!"
Điều quan trọng cần theo dõi bây giờ là phản ứng của ông đối với sự leo thang mới nhất của Trung Quốc trong cuộc chiến thuế quan. Ông ấy đã nói trước đây rằng họ sẽ tấn công tới tấp nếu Trung Quốc đáp trả, vì vậy hãy chờ xem.
Bên cạnh những điều trên, Bessent nói rằng Việt Nam sẽ đến để đàm phán về thuế quan vào tối nay.
Hầu hết các nhận xét của ông đều liên quan đến các sự kiện trong nước, không nhiều về thuế quan. Cổ phiếu đang khá bình tĩnh trước tình hình hiện tại với hợp đồng tương lai S&P 500 "chỉ" giảm 1.3%. Nhưng nếu lợi suất tăng vọt trở lại,sẽ có một đợt bán tháo khác trên thị trường này khi những lo ngại về tài trợ/tín dụng vẫn còn.
Dầu thô WTI giảm xuống mức 56 USD, mức đáy từ tháng 2 năm 2021
Khi khẩu vị rủi ro tiếp tục chịu ảnh hưởng, dầu là một trong những mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các tin tức mới nhất ở đây. Dầu thô WTI hiện đã giảm xuống còn khoảng 56 USD ở mức đáy kể từ đầu năm 2021. Tại thời điểm này, không cần phải chọn mức hỗ trợ cho dầu. OPEC+ đã không giúp ích được gì và một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ khiến mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát.
Bộ tài chính Trung Quốc hiện đã công bố mức thuế bổ sung 84% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ, sẽ có hiệu lực vào ngày mai.
Khẩu vị rủi ro hiện đang chịu một cú sốc lớn một lần nữa trong ngày với hợp đồng tương lai S&P 500 giảm gần 2%.
Một lần nữa, điều này tiếp tục xác nhận rằng ECB sẽ cắt giảm lãi suất điều hành thêm 25 điểm cơ bản vào tuần tới. Thị trường đã định giá khả năng này ở mức 100%, vì vậy không có gì ngạc nhiên lớn ở đây.
Định chế này cũng dự kiến BOE sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9, đưa lãi suất điều hành xuống mức 3.50%.Dự báo trước đó của họ là BOE sẽ ổn định lãi suất điều hành ở mức 3.75% trong năm nay, tức là cắt giảm lãi suất thêm 75 điểm cơ bản. Trong khi đó, Morgan Stanley cũng đã đưa ra dự báo rằng họ kỳ vọng BOE sẽ cắt giảm lãi suất tại mỗi cuộc họp trong năm nay - đưa lãi suất điều hành xuống mức 3.25% vào cuối năm, so với dự báo trước đó của họ là 3.50%.
Tác động đến nền kinh tế khu vực dường như vẫn chưa rõ ràng vào lúc này, với bản thân ECB cũng không hoàn toàn chắc chắn. Phần thú vị trong nhận xét của Villeroy ở đây là ông ấy đang chỉ ra một số căng thẳng về thanh khoản/tài trợ nguồn vốn
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đang xem xét lại ước tính ban đầu về tác động của thuế quan Mỹ đối với tăng trưởng kinh tế Eurozone, trong bối cảnh các nguồn tin cho biết thiệt hại có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán trước đó.
Trước đây, ECB cho rằng các biện pháp thuế quan sẽ khiến tăng trưởng GDP của khu vực đồng euro giảm khoảng 50 điểm cơ bản trong năm đầu tiên, tuy nhiên con số này hiện đang được điều chỉnh và có thể vượt quá 100 điểm cơ bản.
Diễn biến này làm gia tăng mức độ bất ổn mà thị trường tài chính phải đối mặt, đặc biệt nếu các chính sách thuế quan được duy trì trong thời gian dài.
Giới chuyên gia cảnh báo rằng tác động tiêu cực có thể vượt xa những gì các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư đang kỳ vọng, khi các yếu tố rủi ro tiếp tục phủ bóng lên triển vọng kinh tế khu vực.
Trong khi thị trường chứng khoán đã trải qua đợt bán tháo toàn cầu do lo ngại suy thoái sau thông báo ngày 2/4, thì thị trường trái phiếu Mỹ hiện đang thu hút sự chú ý với đà tăng mạnh của lợi suất trái phiếu dài hạn – dấu hiệu cho thấy có thể đang có rủi ro hệ thống.
Nguyên nhân chưa rõ ràng, nhưng giới phân tích cho rằng có thể liên quan đến việc Trung Quốc bán tháo trái phiếu kho bạc hoặc sự tháo chạy khỏi chiến lược “basis trade” – một giao dịch chênh lệch giá phổ biến giữa trái phiếu kho bạc thực và hợp đồng tương lai, vốn sử dụng đòn bẩy lớn và dễ bị ảnh hưởng khi thị trường biến động.
Nếu đà tăng lợi suất tiếp tục gây bất ổn, Fed có thể phải can thiệp, chẳng hạn như nới lỏng quy định về tỷ lệ đòn bẩy bổ sung (SLR) để giúp các ngân hàng lớn có dư địa mua thêm trái phiếu.
Song song đó, diễn biến ở Trung Quốc cũng gây chú ý khi đồng nhân dân tệ ngoài khơi giảm xuống mức thấp kỷ lục so với USD, khiến thị trường lo ngại về khả năng leo thang căng thẳng thương mại.
Tuy nhiên, động thái giữ tỷ giá chính thức ổn định của PBoC cho thấy Bắc Kinh vẫn đang theo đuổi chiến lược phá giá từ từ và có thể đang dùng điều này như một công cụ đàm phán, qua đó tạm thời làm dịu rủi ro đối đầu và mở ra cơ hội phục hồi ngắn hạn cho thị trường tài chính toàn cầu.
Dù tiêu đề sách trắng của Trung Quốc về thương mại với Mỹ thể hiện thiện chí đối thoại – nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẵn sàng trao đổi về các vấn đề như kinh tế và thương mại – nhưng nội dung bên trong lại cho thấy lập trường cứng rắn hơn nhiều.
Trung Quốc khẳng định việc Mỹ áp thuế không thể giúp Washington giải quyết các vấn đề nội tại, đồng thời kêu gọi đối thoại để tháo gỡ căng thẳng.
Tuy vậy, Bắc Kinh cũng nhấn mạnh rằng những khác biệt giữa hai nền kinh tế là điều bình thường, song sẽ không chấp nhận hành vi mà họ gọi là “bắt nạt” từ phía Mỹ.
Trung Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời yêu cầu mọi nỗ lực đàm phán phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Trong bối cảnh đó, việc thị trường tài chính phản ứng quá mức tích cực chỉ vì một tiêu đề mang tính hòa giải có thể là một sự kỳ vọng thiếu thực tế.
Trung Quốc được cho là sẽ triệu tập một cuộc họp cấp cao trong ngày hôm nay với sự tham gia của các quan chức từ Quốc vụ viện, Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính nhằm thảo luận các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường vốn, trong bối cảnh Mỹ vừa áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc.
Đáng chú ý, thay vì đáp trả bằng các biện pháp trả đũa như thường lệ, Bắc Kinh dường như đang lựa chọn hướng tiếp cận mềm dẻo hơn, tập trung vào củng cố nội lực để đối phó với các rủi ro từ bên ngoài.
Động thái này đang góp phần trấn an tâm lý thị trường, khi chỉ số Shanghai Composite ghi nhận mức tăng 1% trong phiên, còn Hang Seng cũng thu hẹp đà giảm xuống còn 0.5%.
Trong bối cảnh các tin tức vĩ mô dễ gây biến động mạnh, việc Trung Quốc chọn ổn định thay vì đối đầu trực tiếp có thể được xem là một tín hiệu tích cực đối với giới đầu tư.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu nền kinh tế duy trì đà cải thiện phù hợp với triển vọng, theo phát biểu mới nhất của Thống đốc Kazuo Ueda.
Ông nhấn mạnh rằng bất kỳ quyết định chính sách nào cũng sẽ được đưa ra một cách thận trọng, dựa trên việc đánh giá toàn diện các rủi ro trong nước và quốc tế.
BoJ sẽ theo dõi sát sao diễn biến kinh tế, lạm phát, thị trường tài chính, cũng như tác động từ chính sách thương mại của Mỹ. Dù kinh tế Nhật Bản đang phục hồi ở mức độ vừa phải, cơ quan điều hành tiền tệ vẫn nhận thấy một số dấu hiệu yếu cần lưu ý.
Hôm nay, thị trường tiếp tục bỏ qua các dữ liệu kinh tế đã cũ và tập trung hoàn toàn vào diễn biến của các cuộc đàm phán thuế quan.
Dù biên bản cuộc họp FOMC sẽ được công bố cùng phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vào cuối ngày, giới đầu tư dường như không mấy quan tâm đến biên bản này, trong khi phiên đấu giá có thể thu hút sự chú ý nhờ đà tăng gần đây của lợi suất dài hạn.
Việc các mức thuế mới đã chính thức có hiệu lực nhưng không gây ra làn sóng bán tháo mạnh thêm được coi là tín hiệu tích cực ở mức độ nhất định, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư vào một kết quả tích cực từ các cuộc đàm phán.
Tuy nhiên, nếu không có bước tiến mới nào, tâm lý thị trường có thể tiếp tục chịu sức ép.
Tình hình đang khá khó khăn khi hợp đồng tương lai S&P 500 hiện cũng giảm 1.8%. Lúc này, sự sụp đổ của chiến lược giao dịch chênh lệch (basis trade) là yếu tố chủ chốt mà thị trường cần lưu ý. Lợi suất trái phiếu tăng vọt chắc chắn sẽ có những tác động lan tỏa, với lợi suất trái phiếu 30 năm của Mỹ có lúc chạm mốc 5% trước đó.
Bộ Tài chính Nhật Bản (MOF), Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ họp về thị trường lúc 07:00 GMT — tức 14:00 chiều nay theo giờ Việt Nam.
Cuộc họp nhằm “thảo luận về tình hình thị trường tài chính quốc tế” và sẽ diễn ra trong chưa đầy hai giờ nữa. Dự kiến sẽ có một tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp, nhưng có khả năng không chứa quá nhiều thông tin mới để thị trường phản ứng mạnh.
Ngoài ra, một vấn đề chắc chắn sẽ được đưa ra thảo luận là:
Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 30 năm khung ngày