Thị trường đang định giá lại rủi ro và ngày càng nghiêng về quan điểm rằng bán đồng USD là chiến lược phù hợp hơn trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang
Việc Tổng thống Trump đe dọa áp thuế 50% lên hàng hóa nhập khẩu từ EU đã kích hoạt phản ứng ban đầu là mua vào đồng USD trên diện rộng. Tuy nhiên, đà tăng này nhanh chóng bị đảo ngược. GBP/USD hiện giao dịch gần mức cao nhất trong phiên, AUD đã khôi phục toàn bộ mức giảm trước đó, trong khi CAD chạm vùng đỉnh trong ngày.
Đáng chú ý, ngay cả EUR, đồng tiền ảnh hưởng trực tiếp của biện pháp thuế quan cũng đã phục hồi 35 pip.
Từ đầu năm đến nay, xu hướng chủ đạo trên thị trường tiền tệ là bán ra đồng USD khi Mỹ phá vỡ sự đồng thuận toàn cầu về thương mại. Diễn biến lần này nhiều khả năng sẽ không phải ngoại lệ.
Một số nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội bắt đáy đồng USD, song thời điểm can thiệp là yếu tố khó xác định. Tổng thống Trump đã lùi thời điểm áp thuế sang ngày 1/6, mở ra khả năng điều chỉnh lập trường và tạo dư địa cho đàm phán. Việc có một cuộc điện đàm được lên lịch trong ngày càng củng cố giả định này.
Về phía EU, việc thiếu sự thống nhất nội khối khiến khối này khó có khả năng phản ứng quyết liệt như Trung Quốc. Nếu EU nhượng bộ, điều đó có thể tạo tiền lệ bất lợi. Ngược lại, nếu EU phản ứng cứng rắn, điều đó có thể khích lệ các đối tác thương mại lớn khác như Trung Quốc, Nhật Bản cùng phản kháng chính sách thương mại của Mỹ.
Tất cả các yếu tố trên đều làm gia tăng rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ và đồng USD. Trong môi trường này, khả năng Fed hạ lãi suất trở nên xa vời, trong khi triển vọng đầu tư và tuyển dụng tại Mỹ cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Hiện tại, các kênh trú ẩn rõ ràng nhất là đồng Yên Nhật đồng Franc Thụy Sĩ và vàng.