Dầu thô tăng vọt sau khi Iran kêu gọi lệnh cấm vận đối với Israel

Dầu thô tăng vọt sau khi Iran kêu gọi lệnh cấm vận đối với Israel

Bùi Hải Đăng

Bùi Hải Đăng

Junior Analyst

22:00 18/10/2023

Những diễn biến ở Gaza trong 24 giờ qua đã làm chệch hướng các nỗ lực ngoại giao nhằm ổn định căng thẳng ở Trung Đông. Giá dầu bật tăng sau khi Iran kêu gọi cấm vận dầu mỏ đối với Israel

OPEC làm ngơ trước các vấn đ chính trị - Tái khẳng định trách nhiệm đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu

Dầu mỏ là một thị trường phức tạp và thường bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các sự kiện địa chính trị và chính sách kinh tế. Những diễn biến gần đây ở Trung Đông đã chứng minh điều này một lần nữa. Một trong những diễn biến đó là căng thẳng leo thang giữa Iran và Israel, được thể hiện bởi lời kêu gọi của Iran về việc áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Israel trước vụ ném bom vào bệnh viện tại Gaza.

Iran là một nước đóng vai trò quan trọng trong thị trường dầu mỏ toàn cầu nhờ sở hữu trữ lượng dầu lớn và vị trí chiến lược quan trọng. Lời kêu gọi của nước này về việc áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Israel có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường do nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt. Trong khi đó, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPEC đã cam kết giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày (bpd) cho đến cuối năm 2024 đồng thời Ả Rập Saudi và Nga đã đồng ý cắt giảm thêm 1.3 triệu bpd cho đến cuối năm nay.

Nếu lệnh cấm vận được thực hiện sẽ ảnh hưởng đến giá dầu toàn cầu. Trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, lệnh cấm vận do các nước Ả Rập thành viên của OPEC đã khiến giá dầu tăng gấp bốn lần. Tuy nhiên, lệnh cấm vận đối với Israel dường như có mục tiêu rõ ràng hơn so với lệnh cấm vận năm 1973, khi lệnh cấm vận năm 1973 bao gồm cả Hoa Kỳ, Canada, Anh, Nhật Bản và Hà Lan.

Dầu Brent xóa sạch đà tăng mạnh sau khi OPEC ngó lơ xung đột chính trị

OPEC đã xác nhận rằng họ không có kế hoạch tổ chức các cuộc họp khẩn cấp sau khi Iran kêu gọi áp đặt lệnh cấm vận đối với Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC). Điều này đã xoa dịu nỗi lo về việc giá dầu tăng nhanh, đẩy giá dầu Brent trở về mức tham chiếu. Tình hình vẫn còn rất bất ổn khi vàng và dầu đều tăng giá nhanh do xung đột leo thang. Chỉ báo MACD ủng hộ đà tăng gần đây trong khi RSI tiệm cận vùng quá mua. Kháng cự hiện tại nằm ở mức Fibonacci 38.2% (91.42 USD), theo sau là vùng đỉnh cũ tại 95.90 USD. Hỗ trợ nằm ở ngưỡng 89 USD.

Biểu đồ giá dầu Brent khung ngày

hình ảnh1.png

Giá dầu WTI cũng cho thấy sự thoái lui tương tự sau khi tăng vọt. Dầu WTI gần đây đã phải vật lộn để vượt qua ngưỡng kháng cự tại 88 USD. Việc giảm trong ngày cho thấy giá đang có xu hướng kiểm tra lại vùng đỉnh cũ tại 86 USD.

Biểu đồ giá dầu WTI khung ngày

hình ảnh2.png

DailyFX

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Giá vàng giữ vững xu hướng tăng trên $3,200 bất chấp khẩu vị rủi ro phục hồi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Giá vàng giữ vững xu hướng tăng trên $3,200 bất chấp khẩu vị rủi ro phục hồi

Giá vàng lấy lại đà tăng tích cực khi sự bất ổn về thuế quan của Mỹ tiếp tục hỗ trợ các tài sản trú ẩn an toàn. Đặt cược vào việc Fed cắt giảm lãi suất mạnh mẽ vào năm 2025 tiếp tục khiến USD giảm giá và cũng có lợi cho cặp XAU/USD. Việc tạm hoãn thuế quan của Trump cải thiện tâm lý rủi ro toàn cầu.
Phân tích kỹ thuật AUD/JPY: Đà phục hồi bị chặn gần ngưỡng kháng cự quan trọng trong khi xu hướng giảm vẫn tiếp diễn

Phân tích kỹ thuật AUD/JPY: Đà phục hồi bị chặn gần ngưỡng kháng cự quan trọng trong khi xu hướng giảm vẫn tiếp diễn

Cặp AUD/JPY đã tăng nhẹ trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu, hướng tới vùng 90.30. Bất chấp đà tăng giá trong ngày, bức tranh kỹ thuật về tổng thể vẫn tiêu cực, khi cặp tiền vẫn đang gặp khó khăn bên dưới một số mức kháng cự quan trọng và các đường trung bình động dài hạn.
Vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục khi chiến tranh thương mại bùng nổ, USD giảm xuống mức thấp nhất trong 35 tháng

Vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục khi chiến tranh thương mại bùng nổ, USD giảm xuống mức thấp nhất trong 35 tháng

Giá vàng tiếp tục tăng trong ngày thứ ba liên tiếp vào thứ Sáu, đạt mức cao kỷ lục mới tại 3.245 USD/oz. Mức tăng hơn 2% được ghi nhận trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang và tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu.
AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng

AUD/USD đang đứng trước triển vọng suy yếu giữa làn sóng lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế toàn cầu. AUD chịu sức ép đáng kể sau quyết định của Tổng thống Trump về việc duy trì mức thuế suất 25% đối với xuất khẩu nhôm và thép của Úc. USD tăng giá khi nhà đầu tư tiếp nhận dữ liệu Chỉ số PPI thấp hơn dự báo được công bố vào thứ Năm.
NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700

NZD/USD có khả năng kiểm tra đường biên trên của kênh giá hình chữ nhật tại 0.5780, sau đó có thể tiếp cận đỉnh trong ba tháng qua tại 0.5794. Mô hình hình chữ nhật này đang cho tín hiệu giảm, gợi ý rằng sau giai đoạn đi ngang tích lũy, tỷ giá có thể sẽ sụt giảm sâu hơn. Cặp tiền này đang được hỗ trợ bởi đường EMA 9 ngày ở mức 0.5705, gần với EMA 50 ngày quanh 0.5699.
GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng

GBP/USD đi ngang quanh mức 1.2950 trong bối cảnh nhà đầu tư đang cân nhắc tác động từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump. Trong khi đó, báo cáo cho CPI tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo trong tháng 2, và thị trường đang chờ đợi số liệu PPI sắp công bố. Ngân hàng Trung ương Anh nhiều khả năng sẽ duy trì lãi suất hiện tại trong cuộc họp tuần sau.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ