Giá dầu đi ngang khi ảnh hưởng từ cuộc chiến Israel-Hamas chưa lan rộng

Giá dầu đi ngang khi ảnh hưởng từ cuộc chiến Israel-Hamas chưa lan rộng

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

08:04 11/10/2023

Dầu đi ngang trong phiên Á sau khi tạo gap tăng vào đầu tuần, khi cuộc chiến Israel-Hamas vẫn chưa lan rộng ra toàn khu vực và Ả Rập Saudi cam kết giúp đảm bảo sự ổn định của thị trường.

Dầu thô WTI dao động quanh ngưỡng gần 86 USD/thùng. Cơ quan báo chí nhà nước Ả Rập Saudi đưa tin, vương quốc này nhán mạnh sự ủng hộ của mình đối với những nỗ lực của OPEC+ nhằm cân bằng thị trường dầu mỏ và “mọi thứ” sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.

Cho đến nay, gần 2,000 người đã thiệt mạng ở cả hai bên trong cuộc xung đột, trong đó Israel xây dựng một căn cứ bên cạnh Dải Gaza để chứa hàng chục nghìn binh sĩ và Mỹ cam kết sẽ hỗ trợ đầy đủ cho đất nước này. Rủi ro chính là chiến tranh có thể mở rộng và kéo theo các quốc gia khác ở Trung Đông tham gia, nơi chiếm khoảng 1/3 nguồn cung dầu thô của thế giới.

Bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Iran, nước ủng hộ Hamas, trực tiếp tham gia vào vụ tấn công đều có thể gây ra mối đe dọa đối với nguồn cung dầu. Mỹ có thể siết chựat trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu thô của nước này hoặc phong tỏa/tấn công Tehran nhằm vào các tàu trên các tuyến đường vận chuyển. Iran đã phủ nhận sự liên quan và Nhà Trắng cho biết họ chưa tìm thấy bằng chứng nào về việc Iran đã lên kế hoạch hoặc chỉ đạo vụ tấn công.

Các nhà phân tích Brian Martin và Daniel Hynes của ANZ Group Holdings Ltd. cho biết trong một báo cáo: “Nguy cơ chiến tranh lan rộng khắp các khu vực vẫn là mối lo ngại chính”. Họ cho biết Ả Rập Saudi cam kết sẽ hỗ trợ ổn định thị trường nếu có gián đoạn nguồn cung ở nơi khác bằng cách giải phóng lượng dầu thô dự trữ.

Ngoài xung đột, Trung Quốc đang xem xét các biện pháp mới để giúp nền kinh tế đáp ứng mục tiêu tăng trưởng của đất nước, điều này có thể thúc đẩy nhu cầu tại quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất.

Xung đột Israel-Hamas đã làm tăng thêm biến động của giá dầu, vốn đã tăng vọt trong tháng qua do lo ngại về lãi suất cao và tăng trưởng kinh tế chậm lại và còn được củng cố bởi việc sản lượng dầu thô bị Ả Rập Saudi cắt giảm. Vào thứ Hai, thị trường quyền chọn đã chứng kiến biến động ngụ ý tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2022, khi chiến tranh Ukraine bắt đầu.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn

OPEC+ đang tăng tốc độ tăng sản lượng dầu bằng cách bổ sung thêm 411.000 thùng mỗi ngày trong tháng 5. Ả Rập Xê Út hiện đang đối mặt với áp lực ngân sách, cần giá dầu ở mức 96.20 USD/thùng để hòa vốn do các khoản chi tiêu lớn cho kế hoạch Vision 2030. Quốc gia này cũng đang tìm cách tận dụng mức thuế nhập khẩu thấp của Mỹ để phát triển ngành sản xuất và đầu tư mạnh vào khai khoáng nhằm gia tăng nguồn thu ngoài dầu mỏ.
Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Giá vàng đang tăng mạnh và bạc tăng vừa phải trong phiên Mỹ vào thứ Năm. Nhu cầu trú ẩn an toàn tăng lên do lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và báo cáo lạm phát của Mỹ hạ nhiệt đang cung cấp chất xúc tác tăng giá cho các nhà giao dịch kim loại quý vào cuối tuần này. Ngoài ra, vẫn còn một số lo lắng về sự ổn định của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ, mặc dù ít hơn so với 24 giờ trước.
Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh, tiến gần đến mức cao kỷ lục, khi nhu cầu trú ẩn an toàn vẫn vững vàng giữa bối cảnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump tạm hoãn áp thuế đối với hầu hết các quốc gia trong 90 ngày.
Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý

Đợt tăng vọt gần đây của vàng lên mức cao kỷ lục đã khiến nhiều người liên tưởng đến lần cuối cùng giá vàng lập đỉnh do biến động chính trị và kinh tế – đó là vào năm 1980. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng bản chất của đợt tăng lần này – và khả năng duy trì của nó – có nhiều điểm khác biệt.
Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương

Giá vàng đã thu hẹp mức giảm trước đó vào thứ Hai, khi một phần nhu cầu trú ẩn an toàn quay trở lại và hoạt động mua mạnh từ các ngân hàng trung ương hỗ trợ giá sau khi vàng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần. Trong khi đó, các nhà phân tích vẫn duy trì cái nhìn tích cực về kim loại quý này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ