Lạm phát Canada hạ nhiệt, nhưng áp lực lạm phát vẫn còn

Lạm phát Canada hạ nhiệt, nhưng áp lực lạm phát vẫn còn

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

21:06 16/08/2022

Lạm phát giá tiêu dùng đã giảm xuống do giá xăng dầu giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ khi đại dịch hoành hành, mặc dù áp lực giá cơ bản có thể sẽ thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Canada tiếp tục đà tăng lãi suất mạnh mẽ.

Lạm phát Canada hạ nhiệt, nhưng áp lực lạm phát vẫn còn
Lạm phát Canada hạ nhiệt, nhưng áp lực lạm phát vẫn còn

Chỉ số CPI tháng Bảy đã tăng 7.6% so với một năm trước, theo báo cáo từ Cơ quan Thống kê Canada hôm thứ Ba tại Ottawa. Thước đo lạm phát đã tăng 0.1% so với một tháng trước đó, tháng tăng thứ bảy liên tiếp. Cả hai con số đều khớp với ước tính trung bình trong một cuộc khảo sát của Bloomberg của các nhà kinh tế.

Trong khi lạm phát hàng năm có thể đã đạt đỉnh, áp lực tăng liên tục trên diện rộng vẫn có thể khiến Ngân hàng Trung ương Canada đưa ra một mức tăng 75 điểm cơ bản nữa đối với lần tăng lãi suất tiếp theo vào ngày 7 tháng 9.

Mức trung bình của các thước đo cốt lõi - vốn được coi là một chỉ báo tốt hơn về áp lực giá cơ bản - đã tăng lên 5.3% - mức kỷ lục từ năm 1990, từ mức 5.23% trong tháng Sáu. Lạm phát dịch vụ tăng lên 5.7%, và Cơ quan Thống kê Canada cho biết “áp lực giá vẫn còn tăng trên diện rộng”.

Tuy nhiên, nếu giá CPI cơ bản hàng năm tiếp tục hạ nhiệt, nó có thể mang lại cho ngân hàng trung ương một khoảng thở. Các nhà hoạch định chính sách do Thống đốc Tiff Macklem đứng đầu có thể tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ sau khi chi phí đi vay tăng cao, khi họ đánh giá tác động của chính sách thắt chặt đối với tăng trưởng kinh tế.

Dữ liệu lạm phát hiện tại vẫn khá giống với ước tính của Ngân hàng Canada, với con số trung bình khoảng 8% trong quý 3 năm 2022, trước khi chậm lại.

Theo dữ liệu từ các giao dịch hoán đổi khi chỉ số lạm phát được công bố, khả năng BoC tăng lãi suất chính sách lên 75 điểm cơ bản vào tháng tới thấp hơn một chút so với việc tung đồng xu. Ngân hàng này đã bất ngờ đưa ra mức tăng 100 điểm cơ bản lãi suất trong tháng 7, điều mà các quan chức gọi là "tiền đề" của việc tăng lãi suất.

Cơ quan thống kê cho biết, tính trung bình, mức tăng giá tiêu dùng tiếp tục vượt quá mức tăng hàng năm của tiền lương theo giờ, với con số trong tháng Bảy là 5.2%.

Điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0.3% trong tháng 7, giảm con số 0.6% trong tháng 6 và 1.1% trong tháng 5.

Lạm phát của Canada và Hoa Kỳ đã tăng gần như đồng thời. Lạm phát của Mỹ, được báo cáo vào tuần trước, đã nhiều hơn dự kiến trong tháng Bảy. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 8.5% so với một năm trước đó, hạ nhiệt so với mức tăng 9.1% trong tháng 6, trong khi giá cả không đổi so với tháng trước.

Tương tự như ở Mỹ, giá xăng giảm ở Canada là nguyên nhân chính khiến giá cả chung giảm. Cơ quan thống kê cho biết mức giảm 9.2% hàng tháng là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4 năm 2020.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Goldman Sachs dự báo giá vàng đạt 4.000 USD khi nhu cầu trú ẩn tăng cao
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Goldman Sachs dự báo giá vàng đạt 4.000 USD khi nhu cầu trú ẩn tăng cao

Goldman Sachs Group Inc. và UBS Group AG tiếp tục đưa ra những dự báo tăng giá đầy triển vọng cho vàng, với nhu cầu từ ngân hàng trung ương mạnh hơn dự kiến và vai trò của kim loại này như một hàng rào chống lại suy thoái và rủi ro địa chính trị, khiến kỳ vọng về giá vàng còn cao hơn trước trong năm 2025.
BoE cảnh báo các ngân hàng về rủi ro thanh khoản trong giao dịch tín dụng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

BoE cảnh báo các ngân hàng về rủi ro thanh khoản trong giao dịch tín dụng

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã cảnh báo các ngân hàng lớn, yêu cầu họ phản hồi trong vòng hai tháng về những rủi ro thanh khoản liên quan đến các giao dịch chia sẻ rủi ro tín dụng. Động thái này cho thấy sự lo ngại ngày càng tăng đối với thị trường chuyển giao rủi ro tín dụng. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, những giao dịch này có thể gây bất ổn hệ thống tài chính và buộc các ngân hàng phải tăng thêm vốn dự phòng.
Đồng đô la suy yếu do lo ngại về thuế quan
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng đô la suy yếu do lo ngại về thuế quan

Đồng đô la giảm giá vào thứ Hai sau khi chạm mức thấp nhất trong ba năm, vì các nhà đầu tư vẫn nghi ngờ đồng tiền dự trữ của thế giới sau một loạt tuyên bố liên quan đến thuế quan từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Ông Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường quan hệ thương mại với Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thuế quan của Mỹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ông Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường quan hệ thương mại với Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thuế quan của Mỹ

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Hai đã kêu gọi tăng cường quan hệ với Việt Nam về thương mại và chuỗi cung ứng trong bối cảnh gián đoạn do thuế quan của Mỹ gây ra, khi ông bắt đầu chuyến công du ba nước Đông Nam Á tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam.