Lạm phát New Zealand hạ nhiệt, đẩy lùi kỳ vọng tăng lãi suất

Lạm phát New Zealand hạ nhiệt, đẩy lùi kỳ vọng tăng lãi suất

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

10:47 17/10/2023

Lạm phát ở New Zealand chậm lại nhiều hơn dự đoán của các nhà kinh tế trong quý III, một dấu hiệu nữa cho thấy chu kỳ thắt chặt của ngân hàng trung ương đã đi đến hồi kết.

Số liệu do Cơ quan Thống kê New Zealand công bố ngày 17/10, tỷ lệ lạm phát hàng năm giảm xuống 5.6%, mức thấp nhất trong hai năm, từ 6% trong quý II. Các chuyên gia kỳ vọng ​​​​5.9% trong khi RBNZ dự báo 6%. CPI tăng 1.8% so với ba tháng trước đó, thấp hơn ước tính trung bình khoảng 1.9%.

RBNZ trong tháng này đã duy trì lãi suất cơ bản ở mức 5.5%, cho biết chính sách có thể cần phải được thắt chặt trong một thời gian dài để đưa lạm phát trở lại phạm vi mục tiêu 1-3% vào nửa cuối năm 2024. Các nhà đầu tư hạ kỳ vọng vào một đợt tăng lãi suất khác sau báo cáo ngày hôm nay.

Jarrod Kerr, nhà kinh tế trưởng của Kiwibank tại Auckland cho biết: “Chúng tôi đang thành công trong cuộc chiến chống lạm phát”. “Những con số ngày hôm nay làm giảm đáng kể khả năng RBNZ tiếp tục thắt chặt. Dù xác suất trước số liệu ngày hôm nay là bao nhiêu thì bây giờ cũng gần bằng 0 rồi”.

Đồng đô la New Zealand giảm từ 0.5928 USD xuống còn 0.5902 USD vào lúc 6:34 sáng giờ Việt Nam.

Khả năng tăng lãi suất tại cuộc họp cuối cùng trong năm của RBNZ vào ngày 29/11 đã giảm xuống 26% từ mức gần 50% trước báo cáo, trong khi triển vọng tăng lãi suất cho đến tháng 5 giảm từ 85% xuống 44%.

Nhà kinh tế trưởng Kelly Eckhold của Westpac New Zealand cho biết: “Khả năng RBNZ tăng lãi suất vào tháng 11 đã giảm xuống”, đồng thời cho biết thêm rằng kỳ vọng của ông về việc tăng lãi suất đang được xem xét.

ANZ Bank New Zealand đã chuyển dự báo tăng lãi suất từ tháng 11 sang tháng 2, cho biết áp lực lạm phát trong nước vẫn đáng kể nhưng áp lực buộc RBNZ phải hành động trong năm nay đã hạ nhiệt.

Thắt chặt mạnh mẽ

Bằng chứng cho thấy chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ của RBNZ, khiến thị trường nhà đất sụt giảm và tăng trưởng kinh tế chững lại, đang có hiệu quả kiềm chế đà tăng giá cả. Đó là lý do tại sao lạm phát chậm lại bất chấp lượng nhập cư kỷ lục và chi phí nhiên liệu trong nước tăng cao.

Giá các mặt hàng gia dụng như đồ nội thất và thiết bị giảm, đồng thời dữ liệu về lạm phát lõi cũng chậm lại.

Giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm, nhiên liệu và năng lượng đã tăng 5.2% so với một năm trước đó, so với tốc độ 6.1% trong quý II. RBNZ sẽ công bố thước đo lạm phát lõi vào thứ Ba tuần sau.

Lạm phát phi thương mại hàng năm, một chỉ số được theo dõi chặt chẽ về áp lực giá trong nước, đã giảm từ 6.6% xuống 6.3%, nhưng vẫn cao hơn dự báo 6.2% của RBNZ.

9 trong số 11 nhóm chính trong rổ CPI đều tăng trong quý. Cơ quan thống kê cho biết các nguyên nhân chính là thực phẩm, nhiên liệu, chi phí xây dựng và tiền thuê nhà.

Xăng tăng 16.5% trong quý phản ánh giá dầu toàn cầu cao hơn và việc khôi phục thuế tiêu thụ đặc biệt đã được chính phủ tạm thời loại bỏ để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sụt giảm doanh thu tài chính của Trung Quốc chậm lại bất chấp biến động thương mại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Sụt giảm doanh thu tài chính của Trung Quốc chậm lại bất chấp biến động thương mại

Doanh thu tài chính của Trung Quốc tiếp tục sụt giảm trong 4 tháng đầu năm, nhưng với tốc độ chậm hơn so với quý đầu tiên, dữ liệu công bố hôm thứ Ba cho thấy, mang lại một chút nhẹ nhõm cho các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực giảm thiểu tác động của thuế quan Mỹ.
Bắc Kinh đặt cược lớn: Dẫn dòng tiết kiệm vào thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh đặt cược lớn: Dẫn dòng tiết kiệm vào thị trường

Lãi suất tiền gửi một năm tại Trung Quốc lần đầu tiên giảm xuống dưới 1%, đánh dấu bước ngoặt trong nỗ lực kéo dòng tiền từ ngân hàng sang thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đà suy yếu của kinh tế vĩ mô, lợi nhuận ngân hàng sụt giảm và rủi ro giảm phát khiến chiến lược này tiềm ẩn nhiều hệ lụy.
Ngân hàng Trung ương Úc cắt giảm lãi suất, mở cửa cho việc nới lỏng thêm khi rủi ro toàn cầu gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ngân hàng Trung ương Úc cắt giảm lãi suất, mở cửa cho việc nới lỏng thêm khi rủi ro toàn cầu gia tăng

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) vừa cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất trong hai năm giữa bối cảnh lạm phát hạ nhiệt và rủi ro thương mại toàn cầu gia tăng. Thống đốc RBA nhấn mạnh đợt cắt giảm thận trọng 25 điểm cơ bản nhằm giữ không gian chính sách linh hoạt cho các bước điều chỉnh tiếp theo. Dù thị trường đã kỳ vọng nới lỏng, sự bất ổn từ thuế quan Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn là thách thức lớn với nền kinh tế Úc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ