Lần mò lịch sử năm 1986, kịch bản USDJPY chạm ngưỡng 170 liệu có khả dĩ?

Lần mò lịch sử năm 1986, kịch bản USDJPY chạm ngưỡng 170 liệu có khả dĩ?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

14:04 25/06/2024

Đồng Yên có nguy cơ trượt giá về mức được nhìn thấy lần cuối vào năm 1986, khi các nhà giao dịch bearish không bị ảnh hưởng trước viễn cảnh can thiệp của chính phủ nhằm củng cố đồng tiền đang gặp khó khăn của Nhật Bản.

Theo Sumitomo Mitsui DS Asset Management và Mizuho Bank, USD/JPY có thể tăng lên mức 170, trong bối cảnh hoạt động carry trade trở nên sôi động hơn.

Khi kịch bản đó xảy ra, các nhà đầu tư nhận thấy sẽ rất khó để có thể tác động vào cặp tiền này, kể cả sự can thiệp của chính phủ Nhật Bản vốn đủ mạnh để đảo ngược đà giảm gần 12% của đồng tiền này trong năm nay.

Nick Twidale của ATFX Global Markets cho biết: “USD/JPY có khả năng đạt mức 170 rất nhanh. Can thiệp ngắn hạn là không có tác dụng”.

USD/JPY đạt mức 170 lần cuối vào năm 1986

Kỳ vọng bearish về đồng yên chủ yếu là do chênh lệch lãi suất ngày càng lớn của Nhật Bản với Mỹ. Fed vẫn giữ lãi suất trong phạm vi 5.25% - 5.5% trong khi lãi suất của BoJ chỉ vừa trên mức 0. Vấn đề tương tự cũng xảy ra với châu Âu, khi EUR/JPY đang tiến tới mức cao kỷ lục.

Điều này đã khiến đồng yên, đồng tiền được giao dịch nhiều thứ ba trên thế giới, luôn được ưu tiên bán để đổi lấy các đồng tiền khác, từ USD có lãi suất cao hơn đến EUR và cả đồng tiền ở thị trường mới nổi.

Quan chức tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản, Masato Kanda cảnh báo hôm thứ Hai rằng: "Các nhà chức trách sẵn sàng can thiệp 24/24 nếu cần thiết". Tuy nhiên, lời nói của ông có rất ít tác động.

USD/JPY giảm nhẹ xuống mức 159.46 lúc 1:47 chiều tại Tokyo vào thứ Ba.

Giám đốc bộ phận đầu tư tại Sumitomo Mitsui DS Asset Management, Shinji Kunibe cho biết USD/JPY có thể giảm về mức 150 nếu các quan chức can thiệp, nhưng về lâu dài, USD/JPY sẽ có thể tiếp tục tăng lên mức 170.

Người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank ở Singapore, Vishnu Varathan cho biết: “USDJPY chạm ngưỡng 170 là một kịch bản khá tệ. Không ai mong muốn điều này cả. Tuy nhiên, thật không may, điều này hoàn toàn có thể xảy ra".

Các nhà quản lý tài sản đang có tâm lý bearish với đồng yên hơn bao giờ hết

Chắc chắn, không phải tất cả các nhà đầu tư đều có quan điểm tiêu cực về đồng yên. Taro Kimura, chuyên gia kinh tế cấp cao về Nhật Bản của Bloomberg Economics, cho rằng: “Đồng yên có nhiều khả năng mạnh lên hơn là suy yếu trong những tháng tới do chênh lệch lãi suất sẽ được thu hẹp dần”. Quan điểm của ông phụ thuộc vào kịch bản BoJ tăng lãi suất hai lần và Fed sẽ cắt giảm hai lần vào cuối năm nay.

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chuẩn bị cho những biến động mạnh của thị trường nếu Tokyo can thiệp vào thị trường một lần nữa.

Chiến lược gia trưởng tại T&D Asset Management, Hiroshi Namioka cho biết nguy cơ can thiệp sẽ xảy ra nếu USDJPY tăng với 1 đơn vị mỗi ngày, kéo dài trong những ngày tới.

Theo Alvin Tan, người đứng đầu bộ phận chiến lược ngoại hối châu Á tại Ngân hàng Hoàng gia Canada ở Singapore: “Thị trường dường như cũng bớt lo ngại về sự can thiệp của chính phủ hơn trước đây. Có lẽ họ cũng nhận thấy USD đang gặp khó bởi dữ liệu lạm phát của Mỹ”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cập nhật thị trường phiên Mỹ 19/5: Chứng khoán phục hồi khi lực bắt đáy quay trở lại, nhà đầu tư phớt lờ tin Moody's hạ xếp hạng của Mỹ

Cập nhật thị trường phiên Mỹ 19/5: Chứng khoán phục hồi khi lực bắt đáy quay trở lại, nhà đầu tư phớt lờ tin Moody's hạ xếp hạng của Mỹ

Làn sóng mua bắt đáy đã thúc đẩy đà phục hồi của cổ phiếu từ mức thấp nhất trong phiên, khi các nhà giao dịch cố gắng bỏ qua việc Moody’s Ratings hạ xếp hạng của Mỹ, điều đã khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt và làm suy yếu đồng USD.
Giá dầu giảm vì lo ngại kinh tế Mỹ - Trung và đàm phán hạt nhân bất ổn
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm vì lo ngại kinh tế Mỹ - Trung và đàm phán hạt nhân bất ổn

Giá dầu giảm do Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ và dữ liệu sản xuất, tiêu dùng yếu từ Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu năng lượng toàn cầu. Phát biểu cứng rắn của giới chức Mỹ về thuế và đàm phán hạt nhân với Iran càng làm thị trường thêm bất ổn, dù đà giảm phần nào được kìm hãm bởi kỳ vọng về tiến triển ngoại giao.
Đồng USD giảm giá do các mối đe dọa thuế quan mới; RBA quyết định về lãi suất | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD giảm giá do các mối đe dọa thuế quan mới; RBA quyết định về lãi suất | Investing.com

USD giảm giá do Moody’s hạ bậc tín nhiệm, bình luận về thuế quan của Bessent. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm, vàng phục hồi. Ông Uchida từ BoJ ủng hộ tăng lãi suất thêm nếu nền kinh tế phục hồi. RBA sẽ cắt giảm 25bps, trọng tâm chuyển sang định hướng chính sách tương lai
chứng khoán châu Âu giảm vì lo ngại tài khóa Mỹ và dữ liệu yếu từ Trung Quốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

chứng khoán châu Âu giảm vì lo ngại tài khóa Mỹ và dữ liệu yếu từ Trung Quốc

Chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm điểm sau năm tuần tăng liên tiếp, do Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ và dữ liệu kinh tế đáng thất vọng từ Trung Quốc. Tình trạng bất ổn tài khóa của Mỹ, cùng với diễn biến chính trị và lo ngại về tăng trưởng toàn cầu, đã khiến nhà đầu tư quay lại với tâm lý thận trọng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ