Morgan Stanley: Chứng khoán Mỹ chịu áp lực lớn nếu tiêu dùng suy yếu

Morgan Stanley: Chứng khoán Mỹ chịu áp lực lớn nếu tiêu dùng suy yếu

16:20 13/10/2021

Người tiêu dùng Mỹ tỏ ra lo lắng về lạm phát hơn nhà đầu tư. Morgan Stanley cảnh báo nếu chi tiêu chậm lại thì doanh nghiệp có thể phải hạ dự báo lợi nhuận, khiến chứng khoán Mỹ đi xuống.

Nhà đầu tư trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. (Ảnh: Reuters).
Nhà đầu tư trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. (Ảnh: Reuters).

Tâm lý tiêu cực của người tiêu dùng có thể sớm lan tỏa sang nhà đầu tư thị trường chứng khoán Mỹ nếu doanh nghiệp lũ lượt hạ dự báo thu nhập trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III.

Bà Lisa Shalett, Giám đốc đầu tư tại Morgan Stanley Wealth Management cho biết cảm nhận của người tiêu dùng và nhà đầu tư về nền kinh tế Mỹ đã có sự khác biệt lớn "một cách bất thường" sau khi số ca nhiễm Delta nhảy vọt trong mùa hè này.

"Chúng tôi tin rằng dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp rất dễ bị điều chỉnh theo hướng xấu đi, đặc biệt nếu tâm lý người tiêu dùng dẫn đến chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn", bà Shalett viết trong lưu ý gửi đến khách hàng.

Thông thường tâm lý người tiêu dùng biến động cùng hướng với thị trường chứng khoán Mỹ, vì tiêu dùng chiếm 2/3 GDP nền kinh tế số một thế giới. Nhưng trong khi hàng loạt thước đo niềm tin người tiêu dùng đã lao dốc kể từ đỉnh hồi tháng 7, chỉ số S&P 500 vẫn tăng vọt, chỉ còn cách 4% so với mức cao nhất mọi thời đại, Bloomberg cho biết. 

Morgan Stanley: Chứng khoán Mỹ chịu áp lực lớn nếu tiêu dùng suy yếu - Ảnh 2.

Bà Shalett nhận xét người tiêu dùng có vẻ đang bị đè nặng bởi sự giảm tốc của cuộc phục hồi kinh tế, nỗi lo lạm phát và bế tắc chính trị ở Washington. Trong khi đó, nhà đầu tư tập trung nhiều hơn vào dự báo lợi nhuận tích cực và những thay đổi nhỏ nhặt trong chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Bà cảnh báo: "Điều quan trọng là Fed và nhà đầu tư đã chấp nhận quan điểm rằng lạm phát chỉ là nhất thời, nhưng người tiêu dùng thì không nghĩ như vậy. Nếu tâm lý người tiêu dùng không nhanh chóng cải thiện, đây có thể là tín hiệu về sự suy yếu của thị trường gây ra bởi lợi nhuận đáng thất vọng, chi tiêu yếu đi và tỷ lệ tiết kiệm tăng lên".

Các chỉ số theo dõi kỳ vọng của người tiêu dùng cho tương lai cho thấy rằng người tiêu dùng không coi những lo ngại của họ về lạm phát và sự phục hồi của thị trường lao động là tạm thời, bà Shalett cho hay.

Nếu tâm lý bi quan này chuyển thành hành động thực tế dưới hình thức chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn, điều đó có thể đè nặng đến dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp và cuối cùng là tác động tiêu cực đến chứng khoán.

Link gốc tại đây.

Theo Vietnambiz

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ