Nhật Bản đã chi gần 62 tỷ USD nhằm "cứu" đồng Yên nhưng thất bại

Nhật Bản đã chi gần 62 tỷ USD nhằm "cứu" đồng Yên nhưng thất bại

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

10:07 03/06/2024

Sáng nay Bộ tài chính Nhật Bản xác nhận rằng họ đã chi một khoản kỷ lục gần 9.8 nghìn tỷ yên (62.2 tỷ USD) trong tháng qua.

Nhưng thực tế là chỉ trong hai lần can thiệp nhằm hỗ trợ đồng Yên sau khi đồng tiền này giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, số tiền này đã vượt quá tổng số tiền sử dụng trong lần can thiệp cuối cùng vào năm 2022 để bảo vệ đồng Yên, vốn cũng không thành công.

Theo Bloomberg, số tiền được sử dụng để can thiệp thị trường ngoại hối - trong hai đợt vào ngày 29/4 và ngày 1/5 - vượt quá ước tính trước đó là 9.4 nghìn tỷ Yên dựa trên so sánh giữa các tài khoản của BoJ và dự báo của các nhà môi giới tiền tệ.

Số tiền chi kỷ lục vào hoạt động can thiệp cho thấy "cam kết của chính phủ Nhật Bản" trong việc đẩy lùi những nhà đầu cơ đang đặt cược đồng yên mất giá, theo Bloomberg. Số tiền khổng lồ này cũng nhấn mạnh quy mô cần thiết để có tác động dù chỉ ngắn hạn đến thị trường và khả năng bảo vệ đồng tiền của các đợt can thiệp đang dần giảm.

Hirofumi Suzuki, chiến lược gia FX tại Sumitomo Mitsui, và một số chuyên gia phân tích khác đã có những nhận xét hài hước về việc ngân hàng trung ương Nhật bản tiêu tốn hàng chục tỷ USD vô ích. Ông Hirofumi Suzuki chia sẻ: "Số tiền có vẻ lớn nhưng nhìn chung nằm trong phạm vi dự kiến. Nó không vượt quá 10 nghìn tỷ yên nên có vẻ không quá lớn và cặp USD/JPY thực sự không phản ứng nhiều.”

Động thái can thiệp trước đó của MOF được tiến hành trong ba đợt vào tháng 9 đến tháng 10 năm 2022, với tổng số tiền can thiệp là 9.2 nghìn tỷ Yên (22/9: 2.8 nghìn tỷ Yên, 21/10: 5.6 nghìn tỷ Yên, 24/10: 730 tỷ Yên). Lần can thiệp này là một hoạt động quy mô lớn khác, vượt qua quy mô trước đó tính theo JPY. Năm 2022 và các biện pháp can thiệp mới nhất được tính bằng USD tương đương khoảng 62 tỷ USD. Kỷ lục can thiệp hàng tháng trước đó của Nhật Bản là 9.1 nghìn tỷ yên, được thực hiện trong những hoàn cảnh rất khác biệt khi chính quyền cố gắng làm suy yếu đồng yên vào mùa thu năm 2011 sau thảm hoạ ở Fukushima.

Tỷ giá USD/JPY

Tại thời điểm can thiệp, USDJPY ở mức khoảng 160 vào ngày 29/4 và 157.6 vào ngày 2/5, mặc dù USD/JPY đã giảm xuống mức đáy là 153 ngay sau đó, nhưng đồng yên hiện đã trở lại mức vào thời điểm can thiệp thứ hai, USD/JPY giao dịch quanh mức 157. Mặc dù Nhật Bản đã thất bại trong việc ngăn chặn sự suy yếu của đồng tiền, nhưng ít nhất nước này đã cố gắng giảm bớt sự biến động cho đến nay. Mục tiêu của những nhà đầu cơ đồng Yên là đẩy giá xuống thấp hơn nữa để kiểm tra xem BoJ còn bao nhiêu tiền và liệu họ có chi thêm 62 tỷ USD vô ích nữa không. Câu trả lời gần như chắc chắn là không, vì Nhật Bản hiện rõ ràng muốn Yên yếu hơn, nên dự kiến đồng Yên sẽ mất giá nhanh hơn trong những tuần tới.

Các quan chức tiền tệ ở Nhật Bản nhận thức được rằng những nỗ lực của họ chỉ giúp kéo dài thời gian chứ không thể đảo ngược tình thế. Theo góc nhìn đó, các đợt can thiệp đã tương đối thành công. Mặc dù Yên đã mất đi phần lớn mức tăng so với một tháng trước, nhưng USD/JPY vẫn chưa quay trở lại mốc 160.

Hideo Kumano, cựu quan chức BoJ, cho biết: “Bạn thực sự không thể biết được tác động của việc chi một số tiền nhất định sẽ như thế nào. Nhưng nếu không có sự can thiệp, đồng Yên sẽ suy yếu hơn nữa, vì vậy tôi tin rằng hành động can thiệp gần 10 nghìn tỷ Yên là có hiệu quả".

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chứng khoán châu Âu lao đao do hy vọng hòa bình Ukraine suy giảm; CPI Vương quốc Anh tăng vọt
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán châu Âu lao đao do hy vọng hòa bình Ukraine suy giảm; CPI Vương quốc Anh tăng vọt

Các chỉ số chứng khoán châu Âu giảm nhẹ vào thứ Tư, khi nhà đầu tư đón nhận sự thất bại rõ ràng của các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine cũng như lạm phát Vương quốc Anh cao hơn dự kiến. Chỉ số DAX index tại Đức giảm 0.2%, chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 0.3% và chỉ số FTSE 100 tại Vương quốc Anh giảm 0.2%.
Doanh số bán lẻ sắp tới, CEO Nvidia nói về kiểm soát chip của Mỹ - điều gì đang chi phối thị trường?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Doanh số bán lẻ sắp tới, CEO Nvidia nói về kiểm soát chip của Mỹ - điều gì đang chi phối thị trường?

HĐTL chứng khoán Mỹ giảm vào thứ Tư, sau khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng nhẹ gây áp lực lên thị trường chứng khoán trong phiên trước đó. Thị trường đang hướng tới báo cáo doanh số bán lẻ mới, với các nhà đầu tư mong muốn có cái nhìn sâu sắc về tác động của thuế quan trừng phạt của Tổng thống Donald Trump đối với giá cả. Giám đốc điều hành Nvidia (NASDAQ:NVDA) Jensen Huang bình luận về việc Mỹ hạn chế xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo sang Trung Quốc, trong khi lạm phát ở Vương quốc Anh tăng vọt.
Giám đốc Nvidia Jensen Huang lên án lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc là ‘một thất bại’
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giám đốc Nvidia Jensen Huang lên án lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc là ‘một thất bại’

Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang đã lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận chip trí tuệ nhân tạo là “một thất bại”, vốn đã thúc đẩy các đối thủ Trung Quốc tăng tốc phát triển sản phẩm của riêng họ.
Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại

Căng thẳng công nghệ Mỹ-Trung lại bùng phát, khi Bắc Kinh đe dọa hành động pháp lý chống lại bất kỳ ai thực thi các hạn chế của Washington đối với chip của Huawei Technologies, phủ bóng đen lên thỏa thuận ngừng chiến thương mại gần đây và các nỗ lực duy trì đối thoại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ