Quỹ trăm tỷ USD của tỷ phú “liều ăn nhiều” Masayoshi Son báo lỗ kỷ lục

Quỹ trăm tỷ USD của tỷ phú “liều ăn nhiều” Masayoshi Son báo lỗ kỷ lục

17:36 08/11/2021

Quỹ Vision của Tập đoàn SoftBank ghi nhận lỗ kỷ lục khi các khoản đầu tư tại Coupang và Didi Global rớt giá mạnh

Trong giai đoạn tháng 7-9/2021, quỹ này ghi nhận lỗ 825.1 tỷ Yên (7.3 tỷ USD), SoftBank cho biết trong tuyên bố ngày 08/11. Đây là thành tích tồi tệ nhất trong lịch sử của quỹ Vision, vượt cả mức lỗ 788.6 tỷ Yên của SoftBank trong giai đoạn tháng 1-3/2020.

Tập đoàn có trụ sở tại Tokyo này ghi nhận lỗ ròng 397.9 tỷ Yên trong giai đoạn 7-9/2021 và không công bố số liệu về lợi nhuận hoạt động.

Lần thứ hai kể từ khi thành lập trong năm 2017, quỹ Vision của tỷ phú Masayoshi Son chuyển từ trụ cột đóng góp lợi nhuận chính của Tập đoàn thành “tội đồ” kéo giảm lợi nhuận. Đợt suy giảm đầu tiên diễn ra trong năm tài khóa 2019, vì đợt chào sàn đáng thất vọng của Uber Technology và cú vấp của WeWork, kế đó là tác động của đại dịch Covid-19.

Và rồi sự trỗi dậy của nhóm cổ phiếu công nghệ toàn cầu đã thúc đẩy lợi nhuận của quỹ Vision lên kỷ lục mới trong 3 quý liên tiếp của năm tài khóa 2020. Đó là nhờ đợt IPO bom tấn của gã khổng lồ thương mại điện tử Coupang ở Hàn Quốc, hãng giao hàng DoorDash của Mỹ và nền tảng bất động sản trực tuyến KE Holdings của Trung Quốc. Giờ thì cổ phiếu của một số công ty này đã quay đầu giảm và đợt đàn áp lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc cũng khiến mọi thứ thêm phần tồi tệ.

“Nếu bạn xem xét thành tích của quỹ Vision trong năm nay, hầu hết các công ty vừa mới lên sàn trong danh mục của quỹ Vision đều lỗ kể từ khi niêm yết”, Kirk Boodry, Chuyên viên phân tích tại Redex Research ở Tokyo, cho biết trước thềm công bố lợi nhuận của SoftBank. “Đây là một thành tích cực kỳ ảm đạm. Họ đứng đằng sau rất nhiều đợt IPO bị định giá quá cao. Điều này khiến bạn phân vân về chu kỳ đầu tư của SoftBank - rót vốn, mang công ty lên sàn và sau đó bán ra để thu hồi vốn - đã đổ vỡ”.

Trong danh mục các khoản nắm giữ cổ phiếu niêm yết trên sàn, SoftBank không còn nắm giữ một số công ty công nghệ như Amazon và ông lớn sản xuất chip TSMC. Cổ phiếu SoftBank đã lao dốc 24% so với đầu năm 2021.

Các khoản lỗ của SoftBank

Nguồn: Bloomberg

Hai quỹ Vision của SoftBank ghi nhận khoản lỗ (trên giấy tờ) từ các công ty niêm yết lên tới 17.7 tỷ USD. Trong đó, khoản lỗ từ Coupang là 6.7 tỷ USD. Mới 2 quý trước đó, gã khổng lồ thương mại điện tử Hàn Quốc này là cổ phiếu mang lại tỷ suất sinh lời cao nhất cho ông Son kể từ khi sau đợt niêm yết của Alibaba Group.

Danh mục các khoản đầu tư vào startup Trung Quốc của SoftBank bị tác động cực kỳ nặng nề, sau khi các cơ quan điều hành nước này ra biện pháp kiểm soát lĩnh vực công nghệ. Didi lỗ 6.1 tỷ USD trong quý trước, trong khi startup Full Truck Alliance lỗ 1.2 tỷ USD.

KE Holdings – vốn điều hành dịch vụ bất động sản trực tuyến Beike – mất 2.2 tỷ USD vốn hóa. Startup Trung Quốc này đã mang về khoản lãi (trên giấy tờ) 5.1 tỷ USD cho SoftBank khi niêm yết lên sàn trong tháng 8/2020, nhờ đó thúc lợi nhuận của quỹ Vision lên kỷ lục mới trong quý đó. Mặc dù Công ty này không bị các cơ quan điều hành nhắm tới trực tiếp, nhưng cổ phiếu của KE Holdings vẫn giảm hơn 70% từ mức đỉnh và hiện đã thấp hơn giá IPO.

“Sự bất ổn về lĩnh vực công nghệ Trung Quốc có thể tiếp diễn thêm một thời gian”, ông Boodry cho biết.

Link gốc tại đây.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tin vui cho cổ phiếu công nghệ: Tổng thống Trump miễn trừ thuế đối ứng cho điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác từ Trung Quốc

Tin vui cho cổ phiếu công nghệ: Tổng thống Trump miễn trừ thuế đối ứng cho điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác từ Trung Quốc

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã miễn trừ thuế quan đối ứng cao đối với điện thoại thông minh, máy tính và một số thiết bị điện tử khác nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, mang lại một sự đột phá lớn cho các công ty công nghệ như Apple vốn phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu.
Sự hỗn loạn trong chính sách thuế quan của tổng thống Trump đang tác động tới cả nước Mỹ

Sự hỗn loạn trong chính sách thuế quan của tổng thống Trump đang tác động tới cả nước Mỹ

Thông báo thuế quan trong "Ngày Giải phóng" của tổng thống Donald Trump đã tạo ra giai đoạn biến động nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn, Trung Quốc tung ra các biện pháp trả đũa và tổng thống Mỹ tạm dừng một số khoản thuế chỉ vài giờ sau khi chúng có hiệu lực.
Trung Quốc nâng mức thuế quan với Mỹ lên 125%
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc nâng mức thuế quan với Mỹ lên 125%

Trung Quốc thông báo sẽ tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ từ mức 84% lên 125% bắt đầu từ ngày 12/4, đồng thời tuyên bố sẽ không phản ứng trước bất kỳ đợt tăng thuế nào khác mà Washington có thể áp dụng trong tương lai.
Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Khẩu vị rủi ro biến mất trên phố Wall sau làn sóng bắt đáy lớn nhất trong nhiều năm diễn ra trong phiên hôm qua, cố phiếu giảm ngay cả sau khi dữ liệu lạm phát dịu bớt kéo dài đà phục hồi của trái phiếu. S&P 500 xoá sạch một phần tư đà tăng của ngày hôm qua khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho một giai đoạn thù địch thương mại toàn cầu có khả năng kéo dài.
Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực

Các mức thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia đã chính thức có hiệu lực vào thứ Tư, bao gồm mức thuế khổng lồ 104% với hàng hóa Trung Quốc, khiến cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng leo thang và kéo theo làn sóng bán tháo lan rộng trên các thị trường tài chính.