PMI sản xuất tháng 4 từ S&P Global của Hoa Kỳ vượt kỳ vọng
- PMI sản xuất: 50.7, Dự đoán: 49.9, Trước đó: 50.2
- PMI dịch vụ: 51.4, Dự đoán: 52.8, Trước đó: 54.4
- PMI tổng hợp: 51.2, Trước đó: 53.5
Chris Williamson, Chuyên gia Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nhấn mạnh các thách thức kinh tế gia tăng trong báo cáo PMI sơ bộ tháng 4:
- Sản lượng tăng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 12/2023, cho thấy nền kinh tế Mỹ chỉ đang mở rộng ở mức khoảng 1,0% theo tốc độ hàng năm.
- Ngành sản xuất gần như đình trệ, do các yếu tố trái chiều từ thuế quan, bất ổn kinh tế, gián đoạn chuỗi cung ứng và xuất khẩu suy giảm.
- Ngành dịch vụ cũng tăng trưởng chậm lại, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi nhu cầu xuất khẩu yếu đi, như du lịch và lữ hành.
- Mức độ tự tin của doanh nghiệp sụt giảm đáng kể ở cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, do lo ngại liên quan đến các chính sách mới từ chính phủ.
- Thuế quan được xem là yếu tố chính khiến giá cả gia tăng, bên cạnh chi phí lao động tăng cao cũng góp phần đẩy giá bán của doanh nghiệp đi lên.
- Giá bán hàng hóa và dịch vụ tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một năm, trong đó giá sản xuất tăng mạnh nhất trong gần 2,5 năm.
Trump quyết định không sa thải Chủ tịch Fed Powell sau cảnh báo từ nội các
Trump quyết định không sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell sau khi Bộ trưởng Tài chính Bessette và Bộ trưởng Thương mại Lutnick bày tỏ lo ngại, theo nguồn tin của Wall Street Journal.
Các luật sư Nhà Trắng đã nghiên cứu khả năng pháp lý để cách chức Powell, cho thấy vấn đề đã được xem xét nghiêm túc ở cấp cao nhất.
Nhà Trắng được cho là đang cân nhắc giảm thuế với Trung Quốc để hạ nhiệt chiến tranh thương mại
Theo nguồn tin từ Wall Street Journal: Nhà Trắng đang cân nhắc cắt giảm thuế với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại
- 35% thuế áp dụng đối với 9 mặt hàng chiến lược
- Thuế trên 100% đối với các mặt hàng liên quan đến an ninh quốc gia
- Lộ trình thực hiện theo từng giai đoạn trong vòng 5 năm
Về Powell: Tổng thống Trump được cho là đã bị thuyết phục bởi Bộ trưởng Tài chính Bessette và Bộ trưởng Thương mại Lutnick trong việc không tiến hành sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, theo các nguồn tin thân cận.
Vàng giảm về 3,300 USD/oz
Vàng tiếp tục giảm khi khẩu vị rủi ro tích cực trở lại sau khi tổng thống Trump tuyên bố không có ý định sa thải chủ tịch Fed Powell
Lịch kinh tế hôm nay có gì đáng chú ý
Tâm điểm thị trường vẫn xoay quanh diễn biến thuế quan, sau khi Tổng thống Trump tạm rút lui khỏi chiến dịch gây áp lực lên Chủ tịch Fed Jerome Powell, và rõ ràng cũng dịu giọng hơn trong căng thẳng với Trung Quốc. Điều này đã giúp hợp đồng tương lai S&P 500 tăng thêm 2.3%, nối tiếp đà tăng 3% của ngày hôm trước.
Các dữ liệu kinh tế hoặc phát biểu từ ngân hàng trung ương hôm nay sẽ khó đủ sức làm chệch xu hướng tăng hiện tại, nhưng vẫn có thể cung cấp thêm manh mối quan trọng về tình hình kinh tế thực tế. Tâm lý thị trường vẫn còn mong manh, và điều đó có thể tiếp diễn khi PMI sơ bộ tháng 4 từ S&P Global được công bố lúc 8h45. 15 phút sau, thị trường sẽ đón nhận báo cáo mới nhất về doanh số nhà mới.
Lịch phát biểu của các quan chức hôm nay:
- 21h00: Fed Goolsbee phát biểu
- 21h35: Fed Waller phát biểu
- 22h00: Bộ trưởng Tài chính Mỹ phát biểu công khai
- 2h00: Beige Book – có thể cung cấp thông tin định tính quan trọng về cách các doanh nghiệp đang đối phó với chiến tranh thương mại
Bản tin FX phiên Âu: Tâm lý thị trường vẫn đang tích cực sau phát biểu của tổng thống Trump
Phiên giao dịch vừa qua diễn ra khá trầm lắng, không có dữ liệu quan trọng nào được công bố. Ngoại trừ Anh, các số liệu không quá tiêu cực như dự báo, nhưng phản ứng thị trường gần như không đáng kể vì tâm điểm vẫn là diễn biến liên quan đến chính sách thuế quan.
Thị trường tiếp tục đánh giá các phát biểu mang tính hỗ trợ từ Tổng thống Trump:
- HĐTL Chứng khoán Mỹ nối dài đà tăng lên mức đỉnh mới
- Giá vàng chạm đáy trong ngắn hạn trước khi hồi phục nhẹ
- USD biến động trái chiều, khi kỳ vọng điều chỉnh lãi suất ngắn hạn chưa đủ mạnh để đảo chiều xu hướng giảm giá hiện tại.
Trong phiên Mỹ sắp tới, PMI sơ bộ của Mỹ sẽ là dữ liệu được chú ý, nhưng thị trường nhiều khả năng sẽ bỏ qua trừ khi kết quả quá yếu. Ngay cả khi có phản ứng tiêu cực ban đầu, thị trường có thể sẽ nhanh chóng phục hồi, do xu hướng thị trường vẫn còn động lực thúc đẩy từ phát ngôn của Trump, trừ khi có các tín hiệu phủ nhận rõ ràng từ Nhà Trắng xuất hiện.
Bộ trưởng Năng lượng Kazakhstan: Lợi ích quốc gia được ưu tiên hơn OPEC+
- Lợi ích quốc gia được ưu tiên hơn lợi ích của OPEC+ khi nói đến việc sản xuất dầu thô.
- Kazakhstan không thể giảm sản lượng dầu từ các mỏ dầu cũ, vì điều đó sẽ phá hủy chúng.
- Cũng không thể ra lệnh cho các công ty dầu mỏ lớn cắt giảm sản lượng.
- Chúng tôi sẽ hỗ trợ tăng sản lượng dầu tại mỏ Tengiz do Chevron dẫn đầu.
- Không có kế hoạch bảo trì lớn nào tại đường ống Caspian trong năm nay.
- Kazakhstan có thể tăng nguồn cung dầu cho Đức thông qua Nga, tùy thuộc vào vị trí của Moscow.
Quan chức ECB Nagel: Khu vực Eurozone đang trong tình trạng trì trệ
- Nền kinh tế thế giới đang ở trong tình trạng rất mong manh.
- Chúng ta cần hiểu rõ hơn về cách tìm kiếm sự thỏa hiệp về thuế quan.
- Thuế quan chắc chắn không phải là một chính sách tốt.
- Có rất nhiều sự không chắc chắn, chúng ta phải thận trọng.
- Chúng ta có thể tiến gần đến sự ổn định trong năm 2025.
- Tôi thấy rất nhiều tin tốt lành khi nói đến lạm phát
- Chúng ta không thể loại trừ khả năng nước Đức suy thoái trong năm nay.
- Còn quá sớm để đưa ra kết luận về ý nghĩa của kịch bản thuế quan đối với cả hai bờ Đại Tây Dương.
- Các sản phẩm của Trung Quốc có thể đến châu Âu thay vì Hoa Kỳ.
- Vai trò của Đức không thay đổi với gói tài chính mới.
Lượng đơn đăng ký vay thế chấy MBA Hoa Kỳ tiếp tục giảm mạnh trong tuần qua
- Lượng đơn đăng ký vay thế chấp của Hoa Kỳ giảm 12.7% so với mức giảm 8.5% của tuần trước
- Chỉ số thị trường: 233.5 so với 267.5 của tuần trước
- Chỉ số mua: 153.4 so với 164.2 của tuần trước
- Chỉ số tái cấp vốn: 673.6 so với 841.9 của tuần trước
- Lãi suất thế chấp 30 năm: 6.90% so với 6.81% của tuần trước
HĐTL S&P 500 đang nhắm đến vùng kháng cự quan trọng một lần nữa khi thị trường duy trì tâm lý lạc quan
S&P 500 đã tăng mạnh khi tin tức diễn biến tích cực. Đây là một tín hiệu cho thấy thị trường đang mong tình hình căng thẳng ngừng leo thang hơn nữa.
Trên biểu đồ khung ngày, có thể thấy rằng S&P 500 đã chạm đáy ngay gần vùng hỗ trợ chính quanh mức 4,800, nơi hội tụ của đường xu hướng chính và mức đỉnh năm 2022. Giá hiện đang quay trở lại để kiểm tra lại vùng kháng cự chính quanh mức 5510. Đó là nơi chúng ta có thể mong đợi phe bán sẽ can thiệp trở lại để duy trì đà giảm của thị trường, trong khi phe mua sẽ chờ đợi một sự bứt phát
Trên khung đồ thị 1 giờ, chỉ số đã bật lên ngay quanh mức 5,145 và cuối cùng đã tăng lên nhờ những bình luận tích cực của Bộ trưởng Tài chính Bessent.. Dù sao, những bình luận tích cực của Trump vào cuối ngày hôm qua đã kích hoạt một đợt tăng giá khác với việc thị trường tương lai mở cửa ở mức cao hơn, để lại một khoảng trống giá.
Cập nhật kỳ vọng lãi suất điều hành của các NHTW lớn
Cắt giảm lãi suất vào cuối năm:
- Fed: 83 điểm cơ bản (xác suất 92% không thay đổi tại cuộc họp sắp tới)
- ECB: 59 điểm cơ bản (xác suất 70% cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- BoE: 92 điểm cơ bản (xác suất 99% cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- BoC: 42 điểm cơ bản (xác suất 55% không thay đổi tại cuộc họp sắp tới)
- RBA: 119 điểm cơ bản (xác suất 97% cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- RBNZ: 81 điểm cơ bản (xác suất 89% cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- SNB: 23 điểm cơ bản (xác suất 68% cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
Tăng lãi suất vào cuối năm:
-
BoJ: 16 điểm cơ bản (xác suất 99% không thay đổi tại cuộc họp sắp tới)
Điện Kremlin: Tổng thống Putin vẫn sẵn sàng tiếp xúc với châu Âu và Ukraine nhằm tìm kiếm một giải pháp
- Putin vẫn sẵn sàng tiếp xúc với châu Âu và Ukraine vì lợi ích của việc tìm kiếm một giải pháp.
- Không có liên hệ nào với châu Âu hoặc Ukraine.
- Khi được hỏi về chuyến thăm Moskow có thể có của đặc phái viên Trump, Witkoff, Kremlin cho biết hiện tại không có gì cụ thể để nói về chủ đề này nhưng sẽ nói thêm nếu và khi có tin tức.
- Vẫn phản đối ý tưởng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu ở Ukraine.
- Hoan nghênh những nỗ lực hòa giải của Hoa Kỳ.
- Có nhiều sắc thái xung quanh một giải pháp khả thi cần được thực hiện và các vị trí cần được thu hẹp.
- Khi được hỏi về các đề xuất bị cáo buộc của Hoa Kỳ về một giải pháp đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, cho biết có rất nhiều tin tức giả mạo xung quanh.
- Các kịch bản giải quyết không thể công khai và công việc trên chúng phải được tiến hành trong im lặng.
- Sẽ không bình luận công khai về bất kỳ kịch bản giải quyết nào của Ukraine.
- Tình hình khá linh hoạt và mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng.
Điều này có vẻ như thỏa thuận hòa bình vẫn còn một chặng đường dài phía trước bất chấp việc Trump nói rằng nó đã gần kề.
ING: Giá khí đốt châu Âu giảm, nhưng rủi ro mang tính cơ cấu vẫn hiện hữu
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã giảm gần 4% trong ngày hôm qua khi lượng khí lưu trữ tiếp tục tăng lên. Theo các chuyên gia hàng hóa của ING – Ewa Manthey và Warren Patterson – tồn kho khí đốt hiện đã đạt 37% sức chứa, phục hồi từ mức dưới 34% vào cuối tháng 3.
EU cân nhắc cấm mua LNG giao ngay từ Nga giữa lúc thị trường khí đốt đang bình ổn
Tuy nhiên, ING lưu ý rằng mức lưu trữ khí hiện tại vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn mức trung bình. Trong khi đó, đường cong hợp đồng tương lai TTF đang dần quay trở lại hình dạng bình thường, với giá mùa hè giao dịch thấp hơn mùa đông – phản ánh mối lo về nhu cầu và khả năng điều chỉnh mục tiêu lưu trữ khí của EU.
EU hiện được cho là đang thảo luận về khả năng cấm mua LNG giao ngay từ Nga, như một phần trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch Nga. Các biện pháp có thể sẽ được trình lên các nước thành viên vào ngày 6 tháng 5.
Trong bối cảnh dòng khí đốt đường ống từ Nga đã giảm mạnh những năm gần đây, thì lượng LNG Nga đến châu Âu lại tăng lên. Việc EU đang tìm cách cắt giảm dòng chảy khí đốt này cho thấy khả năng nối lại nguồn cung đường ống từ Nga nếu có thỏa thuận hòa bình Nga – Ukraine là rất thấp.
PMI dịch vụ sơ bộ tháng 4 của Anh thấp hơn mức dự báo
- PMI sản xuất: 44.0 – phù hợp dự báo, trước đó: 44.9
- PMI tổng hợp: 48.2 – dự báo: 50.4, trước đó: 51.5
Phát hiện chính:
- Chỉ số PMI tổng hợp (Composite Output Index) của Anh rơi xuống mức thấp nhất trong 29 tháng.
- Chỉ số PMI dịch vụ xuống mức thấp nhất trong 27 tháng.
- Chỉ số sản lượng sản xuất (Manufacturing Output Index) chạm đáy 32 tháng.
- Chỉ số PMI sản xuất ở mức thấp nhất trong 20 tháng.
Dữ liệu PMI sơ bộ tháng 4 khu vực Eurozone
PMI Dịch vụ:
- Thực tế: 49.7
- Dự báo: 50.5
- Kỳ trước: 51.0
PMI Sản xuất:
- Thực tế: 48.7
- Dự báo: 47.5
- Kỳ trước: 48.6
PMI Tổng hợp:
- Thực tế: 50.1
- Dự báo: 50.3
- Kỳ trước: 50.9
Trung Quốc: Mỹ đang tự đàm phán với chính mình
- Trung Quốc cho biết Mỹ không thể vừa nói muốn đạt được thỏa thuận, vừa gây áp lực tối đa cùng lúc như vậy.
- Đây không phải là cách phù hợp để làm việc với Trung Quốc và cũng không khả thi.
- Mỹ nên đối thoại với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
Tuyên bố này tiếp tục ám chỉ rằng ông Trump dường như chỉ đang đàm phán với chính mình qua những phát biểu về Trung Quốc ngày hôm qua. Nói cách khác, hiện tại hai nước vẫn chưa thực sự có liên lạc cụ thể nào để thu hẹp khoảng cách và tiến tới thỏa thuận.
Dữ liệu PMI sơ bộ tháng 4 của Đức cao hơn kỳ vọng
PMI Dịch vụ:
- Thực tế: 48.8
- Dự báo: 50.2
- Kỳ trước: 50.9
PMI Sản xuất:
- Thực tế: 48.0
- Dự báo: 47.6
- Kỳ trước: 48.3
PMI Tổng hợp:
- Thực tế: 49.7
- Dự báo: 50.4
- Kỳ trước: 51.3
Dữ liệu PMI sơ bộ tháng 4 của Pháp thấp hơn dự báo
PMI Dịch vụ:
- Thực tế: 46.8
- Dự báo: 47.6
- Kỳ trước: 47.9
PMI Sản xuất:
- Thực tế: 48.2
- Dự báo: 48.0
- Kỳ trước: 48.5
PMI Tổng hợp:
- Thực tế: 47.3
- Dự báo: 47.8
- Kỳ trước: 48.0
Lịch kinh tế hôm nay có gì đáng chú ý?
Điểm nổi bật chính trong hôm nay bao gồm các chỉ số PMI sơ bộ của các nền kinh tế lớn và nhiều phát biểu từ các quan chức ngân hàng trung ương.
Tuy nhiên, dữ liệu này có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều vì thị trường vẫn đang tập trung vào các tin tức liên quan đến thuế quan.
Tối hôm qua, Tổng thống Trump đã có một số phát biểu mới, trong đó ông gần như nhượng bộ toàn diện. Với tôi, điều này cho thấy từ nay trở đi, tin tức tích cực sẽ "lấn át" tin tiêu cực, vì thị trường sẽ kỳ vọng vào việc hạ nhiệt căng thẳng và các động thái tích cực khác.
Dự báo các chỉ số PMI sơ bộ:
Pháp:
- PMI sản xuất: dự báo 48.0 (trước đó: 48.5)
- PMI dịch vụ: dự báo 47.6 (trước đó: 47.9)
Đức:
- PMI sản xuất: dự báo 47.6 (trước đó: 48.3)
- PMI dịch vụ: dự báo 50.2 (trước đó: 50.9)
Khu vực Eurozone:
- PMI sản xuất: dự báo 47.5 (trước đó: 48.6)
- PMI dịch vụ: dự báo 50.5 (trước đó: 51.0)
Anh:
- PMI sản xuất: dự báo 44.0 (trước đó: 44.9)
- PMI dịch vụ: dự báo 51.5 (trước đó: 52.5)
Mỹ:
- PMI sản xuất: dự báo 49.1 (trước đó: 50.2)
- PMI dịch vụ: dự báo 52.5 (trước đó: 54.4)
Lịch phát biểu của các quan chức ngân hàng trung ương (đã chuyển sang giờ Việt Nam):
- 13:00 – Thống đốc BoE Bailey (trung lập – có quyền biểu quyết)
- 13:00 – Thành viên ECB Knot (trung lập – có quyền biểu quyết)
- 13:00 – Chuyên gia kinh tế trưởng ECB Lane (trung lập – có quyền biểu quyết)
- 17:30 – Kinh tế trưởng BoE Pill (trung lập – có quyền biểu quyết)
- 20:00 – Chủ tịch Fed Goolsbee (trung lập – có quyền biểu quyết)
- 20:35 – Thống đốc Fed Waller (ôn hòa – có quyền biểu quyết)
- 23:30 – Thống đốc BoE Bailey (trung lập – có quyền biểu quyết)
- 01:00 ngày 24/4 – Phó Thống đốc BoE Breeden (trung lập – có quyền biểu quyết)
- 05:30 ngày 24/4 – Thành viên Fed Hammack (diều hâu – không có quyền biểu quyết)
Hợp đồng tương lai Eurostoxx tăng 1.6% trước giờ mở của phiên Âu
Tâm lý tích cực hơn sau đà tăng của phố Wall
- Hợp đồng tương lai DAX của Đức tăng 2.3%
- Hợp đồng tương lai CAC 40 của Pháp tăng 1.0%
- Hợp đồng tương lai FTSE của Anh tăng 0.8%
Điều này phù hợp với tâm lý từ hợp đồng tương lai Mỹ, với S&P 500 cũng tăng 1.6%. Có dấu hiệu lạc quan sau các phát biểu của ông Trump hôm qua, nhưng liệu tình hình thực sự đã thay đổi? Có lẽ chúng ta chưa thể kết luận được ngay, đặc biệt là với sự thiếu nhất quán trong chính sách của Tổng thống Trump. Hiện tại, tâm lý thị trường nhìn chung cũng đã bình ổn hơn, nhưng hãy chờ xem điều đó kéo dài được bao lâu. Cần cẩn trọng với các phát biểu từ phía Trung Quốc vào cuối ngày – có thể xuất hiện trong khoảng một giờ tới.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Chỉ có một điểm đáng chú ý trong ngày, như đã được in đậm.
Đó là mức 1.1400 của cặp EUR/USD. Mức này có thể thu hút sự chú ý và giữ cho biến động giá duy trì quanh mức này trong phiên giao dịch sắp tới. Tuy nhiên, giống như hai tuần gần đây, có nhiều yếu tố quan trọng hơn ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch ngoài các hợp đồng quyền chọn đáo hạn trong giai đoạn này.
Đồng USD đang có dấu hiệu phục hồi sau một số bình luận từ ông Trump, sau khi bị sụt giảm vào thứ Hai. Tuy nhiên, bối cảnh đầy đủ của những phát biểu này – đặc biệt là về Trung Quốc – có thể không lạc quan như vẻ bề ngoài. Nhìn chung, tâm lý thị trường đang tích cực hơn, nhưng vẫn còn nhiều bất ổn do cuộc chiến thuế quan vẫn tiếp diễn.
Tin tốt cho tâm lý về đồng USD là đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán và trái phiếu Mỹ ít nhất đã tạm thời hạ nhiệt.
Trump “xuống giọng”, thị trường lên tinh thần
Khi bước vào phiên giao dịch châu Âu, tâm điểm chú ý tiếp tục đổ dồn vào những phát biểu mới nhất của cựu Tổng thống Donald Trump. Lần này, ông dường như đã hạ giọng so với các phát ngôn gay gắt trước đó, đặc biệt là về vấn đề thương mại với Trung Quốc và mối quan hệ với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.
Về Trung Quốc, Trump khẳng định ông có mối quan hệ tốt đẹp với Chủ tịch Tập Cận Bình và muốn hai bên "rất tử tế" với nhau. Dù vậy, ông vẫn để ngỏ khả năng Mỹ sẽ tự đặt ra các điều kiện thương mại nếu Trung Quốc không đạt được thỏa thuận. Trump cũng đề cập đến việc mức thuế từng lên đến 145% sẽ được giảm mạnh, nhưng không quay về con số 0 như trước. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là ông thừa nhận chưa hề có cuộc gọi nào với Chủ tịch Tập, cho thấy hai bên vẫn chưa thực sự nối lại đối thoại.
Trong khi đó, với Chủ tịch Fed Jerome Powell, Trump đã dịu giọng đáng kể. Mặc dù chỉ mới tuần trước ông nói rằng “việc sa thải Powell không thể đến sớm hơn được nữa”, lần này ông phủ nhận hoàn toàn ý định đó. Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Powell, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng đây là "thời điểm hoàn hảo để hạ lãi suất", và mong muốn Fed hành động nhanh chóng hơn để hỗ trợ nền kinh tế.
Những phát ngôn mềm mỏng và mang tính trấn an này đã giúp thị trường Mỹ phản ứng tích cực. Lợi suất trái phiếu 30 năm giảm xuống 4.80%, trong khi các hợp đồng tương lai chứng khoán tăng mạnh – riêng chỉ số S&P 500 đã tăng thêm 1.5% sau khi tăng 2.5% trong phiên trước. Đồng USD cũng phục hồi rõ rệt, với cặp USD/JPY tăng trở lại vùng 142 và EUR/USD giảm nhẹ.
Tuy nhiên, dù ngôn từ lần này có vẻ điềm đạm hơn, sự thiếu nhất quán trong phát ngôn của Trump vẫn khiến thị trường thận trọng. Điều quan trọng tiếp theo sẽ là phản ứng từ phía Trung Quốc trong ngày hôm nay, bởi nếu không có bước tiến thực chất nào, tình trạng căng thẳng thương mại hiện tại vẫn sẽ tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng xấu đến dữ liệu kinh tế thực tế trong thời gian tới.
Các nhà kinh tế hiện đang có những dự báo trái chiều về lãi suất của BoJ
Các nhà kinh tế hiện đang có những dự báo trái chiều về việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tăng lãi suất trong thời gian tới.
Theo kết quả khảo sát mới nhất, 52% các nhà kinh tế kỳ vọng BOJ sẽ tăng lãi suất lên mức 0.75% vào Quý 3 năm nay, giảm so với 70% trong cuộc khảo sát trước đó vào tháng 3. Tuy nhiên, 84% các chuyên gia cho rằng không có sự thay đổi lãi suất trong các cuộc họp sắp tới vào ngày 1 tháng 5 và 17 tháng 6. Đáng chú ý, 28% các nhà kinh tế dự đoán BOJ sẽ tăng lãi suất vào tháng 7, trong khi 21% tin rằng thời điểm này sẽ rơi vào tháng 9. Thậm chí, 23% cho rằng BOJ chỉ có thể tăng lãi suất vào năm 2026 hoặc sau đó, một sự điều chỉnh lớn so với trước đây khi không có ai dự đoán điều này. Mặc dù các dự báo về việc tăng lãi suất có sự phân chia, 87% các nhà kinh tế vẫn cho rằng khả năng nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái trong năm nay là rất thấp, cho thấy một triển vọng lạc quan đối với nền kinh tế quốc gia này.
Lịch phát biểu của các quan chức Fed hôm nay có gì đáng chú ý?
20:00 — Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh về Dịch chuyển Xã hội do Fed Philadelphia tổ chức.
20:35 — Thống đốc Fed Christopher Waller và Chủ tịch Fed St. Louis Alberto Musalem phát biểu khai mạc tại sự kiện “Fed Listens” do Fed St. Louis tổ chức.
05:30 sáng hôm sau — Chủ tịch Fed Cleveland Beth Hammack phát biểu tại sự kiện của Money Marketeers, Đại học New York.
Lưu ý: Có thể bài phát biểu của bà Hammack sẽ là nơi xuất hiện nhiều bình luận liên quan đến chính sách nhất, nhưng nó sẽ diễn ra lúc 5:30 sáng theo giờ Việt Nam.
Cập nhật thị trường phiên Á: Khẩu vị rủi ro được cải thiện sau những bình luận của Trump
Sau khi thị trường Mỹ đóng cửa, ông Trump bất ngờ có giọng điệu mềm mỏng hơn với Trung Quốc, nói rằng Mỹ đang “ổn” với Bắc Kinh và ông sẽ “rất mềm mỏng” trong các cuộc đàm phán thương mại. Dù vậy, ông vẫn nhấn mạnh rằng nếu không đạt được thỏa thuận, Mỹ sẽ là bên đưa ra điều kiện. Điều này cho thấy đây chỉ là một sự tạm dừng chiến lược, không phải sự thay đổi thật sự về lập trường.
Cùng lúc, ông cũng khẳng định không có ý định sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell. Tuyên bố này ngay lập tức trấn an thị trường, giúp giảm bớt lo ngại về sự can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ và củng cố niềm tin vào sự ổn định của hệ thống tài chính.
Phản ứng trước những phát biểu này, thị trường tài chính có một đợt tăng mạnh. Chứng khoán Mỹ kéo dài đà tăng từ phiên trước đó, trong khi đồng USD cũng mạnh lên rõ rệt: EUR/USD giảm xuống dưới 1.1320 và USD/JPY tăng vượt ngưỡng 143.00. Giá vàng tiếp tục giảm khi khẩu vị rủi ro được cải thiện.
Tuy nhiên, đà tăng không duy trì được lâu. Khi thanh khoản thị trường quay trở lại, đồng USD đã đảo chiều. Các cặp tiền EUR/USD và USD/JPY phục hồi hoàn toàn, còn AUD/USD và NZD/USD thậm chí còn vượt lên mức trước khi Trump phát biểu. Giá vàng cũng phục hồi nhẹ trước khi chịu áp lực mới sau khi Sở Giao dịch Vàng Thượng Hải tăng tỷ lệ ký quỹ giao dịch đối với một số hợp đồng vàng tương lai từ 12% lên 13%.
Trong khi đó, Tesla gây thất vọng khi công bố lợi nhuận quý sụt giảm tới 71%. Nếu loại trừ các khoản tín dụng xe điện và các yếu tố bất thường, hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty thực chất đã thua lỗ. Các nhà phân tích bày tỏ lo ngại về rủi ro uy tín ngày càng gia tăng, đặc biệt liên quan đến vai trò nổi bật của CEO Elon Musk trong chính quyền Trump. Musk cho biết sẽ giảm bớt thời gian dành cho dự án “DOGE” trong tháng tới, nhưng ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư đối với thương hiệu Tesla vẫn còn là dấu hỏi.
Sàn Giao dịch Vàng Thượng Hải đã tăng biên độ ký quỹ giao dịch đối với một số HĐTL vàng
Sàn Giao dịch Vàng Thượng Hải vừa thông báo tăng biên độ ký quỹ đối với một số hợp đồng vàng tương lai – một động thái nhằm kiểm soát rủi ro trong bối cảnh thị trường biến động. Việc nâng mức ký quỹ khiến chi phí tham gia thị trường cao hơn, đặc biệt ảnh hưởng đến các nhà đầu tư đầu cơ ngắn hạn. Mặc dù đây không phải là thay đổi mang tính bước ngoặt, nhưng xét trên phương diện biên độ, động thái này không mang tín hiệu hỗ trợ cho xu hướng tăng giá của vàng.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akazawa có thể đến thăm Hoa Kỳ để đàm phán về thuế quan
- Truyền thông Nhật Bản đưa tin
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akazawa có thể đến thăm Hoa Kỳ để đàm phán về thuế quan sớm nhất vào ngày 30 tháng 4, theo báo cáo của TV Asahi.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.2116
- Dự báo: 7.3466
- Tỷ giá đóng cửa trước đó: 7.3060
JP Morgan dự báo giá vàng sẽ đạt ngưỡng $4,000 vào quý 02/2026
- Dự báo giá vàng đạt ngưỡng 4,000 USD/ounce vào năm 2026
-
Đạt mức rung bình 3,675 USD/ounce vào quý 4 năm 2025
-
"Yếu tố hỗ trợ cho dự báo của chúng tôi về giá vàng hướng tới 4,000 USD/ounce vào năm tới là nhu cầu vàng mạnh mẽ liên tục của nhà đầu tư và ngân hàng trung ương, trung bình khoảng 710 tấn mỗi quý trong năm nay"
-
Sự sụt giảm bất ngờ trong nhu cầu của ngân hàng trung ương vẫn là rủi ro cơ bản lớn nhất
Chỉ số PMI sản xuất sơ bộ của Nhật Bản tăng nhẹ trong tháng 4
PMI Sản xuất sơ bộ từ Jibun Bank Nhật Bản đạt mức 48.5, tiếp tục nằm trong ngưỡng thu hẹp trong tháng thứ 10 liên tiếp (Trước đó: 48.4)
- Chỉ số phụ cho đơn đặt hàng mới suy giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 2 năm 2024
- Niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020
- Bất ổn đến từ do triển vọng kinh tế toàn cầu và môi trường thương mại, tình trạng thiếu nhân viên và dân số già hóa
- Áp lực lạm phát tiếp tục
PMI Dịch vụ sơ bộ đạt mức: 52.2, cao nhất trong 3 tháng (Trước đó: 50)
-
Áp lực lạm phát tiếp diễn
PMI tổng hợp đạt mức: 51.1. (Trước đó: 48.9)
S&P 500 tăng 2%, gần như xóa sạch đà giảm của phiên hôm qua
Thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm nay khi chỉ số S&P 500 tăng 2%, gần như xóa sạch toàn bộ mức giảm mạnh ghi nhận vào đầu phiên hôm qua. Động lực tăng giá đến trong bối cảnh Tổng thống Trump tạm thời “im hơi lặng tiếng” về vấn đề thuế quan, giúp tâm lý nhà đầu tư ổn định trở lại.
Tuy nhiên, thị trường vẫn trong trạng thái nhạy cảm, khi giới phân tích cảnh báo: “Tất cả có thể đảo chiều chỉ bằng một dòng tweet.”
Một điểm đáng chú ý khác là các mã cổ phiếu có liên quan đến Việt Nam như Nike đã được nhà đầu tư quan tâm đặc biệt từ cuối phiên hôm qua. Nike – vốn có mạng lưới sản xuất quy mô lớn tại Việt Nam – ghi nhận lực cầu tăng mạnh, làm dấy lên suy đoán rằng có thể đang có tiến triển trong đàm phán thương mại liên quan đến khu vực Đông Nam Á, dù chưa có bất kỳ tin tức chính thức nào được xác nhận.
Chứng khoán Hoa Kỳ: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt thị trường tăng mạnh, Apple và Amazon bứt phá
Toàn cảnh thị trường
Thị trường chứng khoán phiên hôm nay ghi nhận sự bùng nổ mạnh mẽ, với hai nhóm cổ phiếu Công nghệ và Tiêu dùng không thiết yếu dẫn đầu đà tăng. Apple (AAPL) bật tăng 2.36%, trong khi Amazon (AMZN) tăng 2.56% – phản ánh niềm tin ngày càng cao từ nhà đầu tư, được hỗ trợ bởi dự báo lợi nhuận tích cực và đà tâm lý thị trường.
- Nhóm Công nghệ: Microsoft (MSFT) tăng 0.93%, Nvidia (NVDA) tiếp tục gây ấn tượng với mức tăng 2.01%. Đà tăng này thể hiện kỳ vọng lớn của thị trường vào hạ tầng công nghệ và các bước tiến trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
- Nhóm Tiêu dùng không thiết yếu: Tesla (TSLA) bứt phá mạnh mẽ với mức tăng 3.39%, góp phần nâng đỡ toàn bộ nhóm ngành. Mức tăng này phản ánh nhu cầu tiêu dùng tăng và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các sản phẩm đổi mới trong lĩnh vực xe điện.
- Nhóm Dịch vụ truyền thông: Google (GOOG) tăng 1.25, Meta (META) nhích nhẹ 0.39%. Sự phục hồi này củng cố niềm tin vào triển vọng quảng cáo kỹ thuật số, đặc biệt trong bối cảnh chi tiêu doanh nghiệp bắt đầu quay trở lại.
Tâm lý thị trường và xu hướng nổi bật
Tâm lý thị trường hôm nay rõ ràng mang màu sắc lạc quan, với xu hướng tăng trải rộng trên nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Động lực chính đến từ lĩnh vực điện tử tiêu dùng và công nghệ, vốn được đánh giá là những ngành tăng trưởng nhanh trong các báo cáo trước đây. Ở chiều ngược lại, ngành công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ lại gặp nhiều khó khăn, khi cổ phiếu Raytheon Technologies (RTX) giảm mạnh 8.05% – có thể do lo ngại địa chính trị hoặc cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde: Lãi suất có thể được cắt giảm hoặc chưa điều chỉnh – tùy thuộc hoàn toàn vào dữ liệu
Trong phát biểu mới nhất, Chủ tịch ECB Christine Lagarde nhấn mạnh lập trường linh hoạt của ECB, cho biết:
“Chúng tôi có thể cắt giảm hoặc tạm dừng, nhưng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế.”
Các điểm chính trong phát biểu:
- Hoạt động thương mại giữa châu Âu và Mỹ chiếm khoảng 17%
- Quá trình giảm lạm phát đang diễn ra rõ rệt
- Mỹ hiện có thặng dư thương mại với EU trong lĩnh vực dịch vụ
- Rủi ro giảm tốc tăng trưởng là điều "gần như chắc chắn", không chỉ ở châu Âu mà còn ở các khu vực khác
- Tác động ròng của các biện pháp thuế quan vẫn chưa thể đánh giá đầy đủ
- ECB không kỳ vọng suy thoái trong khu vực đồng euro
Trong khi đồng EUR giảm nhẹ 48 pips xuống còn 1.1465 trong phiên hôm nay, phản ứng thị trường đối với phát biểu này nhìn chung khá thận trọng và không có biến động lớn, do nhà đầu tư đã phần nào kỳ vọng ECB sẽ duy trì lập trường linh hoạt theo dữ liệu.
Chỉ số tổng hợp Richmond Fed tháng 4 giảm sâu, chạm đáy kể từ tháng 11
- Báo cáo khảo sát kinh tế khu vực Richmond vừa công bố cho thấy
- Niềm tin kinh doanh: -13 (Trước đó: -4), ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
- Chỉ số dịch vụ: -7 (Trước đó: -4)
- Chỉ số lô hàng sản xuất: -17 (Trước đó: -7)
Tình trạng sụt giảm đều ở cả khu vực dịch vụ lẫn sản xuất cho thấy mức độ suy yếu lan rộng.
Kết quả kinh doanh quý I Kimberly-Clark dấy lên lo ngại về rủi ro tỷ giá toàn cầu
Tập đoàn hàng tiêu dùng Kimberly-Clark – nhà sản xuất thương hiệu Kleenex và Huggies – vừa công bố kết quả kinh doanh quý I với nhiều tín hiệu đáng lo ngại về triển vọng kinh tế vĩ mô và tác động của biến động tỷ giá toàn cầu.
Doanh thu thuần giảm 6% còn 4.8 tỷ USD, trong đó biến động tỷ giá đóng góp tới 2.4% mức sụt giảm.
Công ty cho biết chi phí chuỗi cung ứng toàn cầu đang cao hơn dự báo đưa ra đầu năm, buộc họ phải hạ triển vọng lợi nhuận.
Kimberly-Clark hiện chỉ còn kỳ vọng lợi nhuận hoạt động theo cơ sở điều chỉnh tỷ giá sẽ "đi ngang hoặc tăng nhẹ", thay vì mức "tăng cao một chữ số" như trước. Đây là tín hiệu rõ ràng cho thấy kỳ vọng kinh doanh đang chậm lại đáng kể.
Cổ phiếu KMB đã giảm 3.5% trong phiên.
Dù vậy, trong bối cảnh đồng USD đang suy yếu, một số nhà đầu tư kỳ vọng nếu xu hướng này tiếp diễn, lợi nhuận từ thị trường nước ngoài khi quy đổi sang USD có thể được cải thiện, phần nào làm dịu đi áp lực tài chính của doanh nghiệp.
Một điểm tích cực nhỏ trong báo cáo là giá bán bình quân giảm 1.5%, trong khi sản lượng và cơ cấu sản phẩm giữ ổn định so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy áp lực lạm phát đã hạ nhiệt, nhưng cũng phản ánh khó khăn trong việc duy trì sức mạnh định giá khi nhu cầu tiêu dùng toàn cầu đang yếu đi.
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 xuống còn 2.8% do lo ngại căng thẳng thương mại leo thang
IMF vừa công bố báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế toàn cầu, trong đó hạ mạnh dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 xuống còn 2.8% (Trước đó: 3.3%). Dự báo cho năm 2026 cũng bị điều chỉnh giảm về 3.0% (Trước đó: 3.3%)
Các điều chỉnh chi tiết bao gồm:
- GDP toàn cầu năm 2025: 2.8% (trước đó: 3.3%)
- GDP toàn cầu năm 2026: 3.0% (trước đó: 3.3%)
- GDP Mỹ năm 2025: 1.8% (trước đó: 2.7%)
- GDP Mỹ năm 2026: 1.7% (trước đó: 2.1%)
- GDP Trung Quốc năm 2025: 4.0% (trước đó: 4.6%)
- GDP Trung Quốc năm 2026: 4.0% (trước đó: 4.5%)
- GDP Đức năm 2025: 0.0% (trước đó: +0.3%)
IMF cho biết các mức thuế mới của Mỹ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đợt điều chỉnh này. Mexico là nền kinh tế duy nhất bị IMF dự báo tăng trưởng âm trong năm 2025, dù thị trường chứng khoán nước này lại là một trong những điểm sáng nhất kể từ đầu năm.
Trong tuyên bố kèm theo, IMF cảnh báo:
“Các rủi ro tiêu cực đang gia tăng và chiếm ưu thế trong triển vọng kinh tế, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang và sự điều chỉnh của các thị trường tài chính. Việc chính sách các quốc gia biến động nhanh, thiếu đồng bộ hoặc tâm lý thị trường xấu đi có thể khiến điều kiện tài chính toàn cầu trở nên thắt chặt hơn nữa. Nếu cuộc chiến thương mại bị đẩy lên cao trào và sự bất định trong chính sách thương mại tiếp tục gia tăng, cả triển vọng tăng trưởng ngắn hạn và dài hạn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Việc thu hẹp hợp tác quốc tế cũng có thể đe dọa đến tiến trình xây dựng một nền kinh tế toàn cầu bền vững hơn.”
Canada: Chỉ số PPI tháng 3 tăng mạnh hơn dự kiến
- PPI tháng 3 tăng 0.5% so với tháng trước (Dự báo: 0.3%; Tháng trước: +0.4% - điều chỉnh lên +0.6%); tăng 4.7% so với cùng kỳ năm ngoái (Trước đó: 4.9%)
- Chỉ số giá nguyên vật liệu: giảm 1.0% so với tháng trước (Trước đó: +0.3%); tăng 3.9% so với cùng kỳ năm trước (Trước đó: +6.6%)
Áp lực chi phí đầu vào đang hạ nhiệt rõ rệt, đặc biệt là ở nhóm nguyên vật liệu. Xu hướng giảm giá dầu và khí tự nhiên trong tháng 4 được dự báo sẽ tiếp tục kéo giảm chỉ số giá nguyên vật liệu trong thời gian tới.