Vàng tăng lên trên $1,978
Vàng có lúc giảm xuống gần $1,976 từ $1,981 đầu phiên Âu trước khi tăng trở lại lên trên $1,978:
Vàng có lúc giảm xuống gần $1,976 từ $1,981 đầu phiên Âu trước khi tăng trở lại lên trên $1,978:
Nhìn chung, chưa có quá nhiều biến động đáng chú ý trong ngày. USDJPY tiếp tục giảm từ đầu phiên, tiếp cận 135.00. Ngoài ra, các đồng tiền cũng chỉ biến động nhẹ.
Hôm nay Mỹ sẽ nghỉ lễ Quốc khánh, nên thanh khoản cũng sẽ là một vấn đề đáng lưu ý.
Kazuo Momma là người đứng đầu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Tóm lại, ông khẳng định những gì Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda đã nói rằng chính sách nới lỏng sẽ được duy trì:
Chương trình YCC đang chịu nhiều áp lực. Trong khi Ngân hàng đã mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ Nhật Bản 10 năm và sẽ tiếp tục làm như vậy, lợi suất của các kỳ hạn khác đã tăng cao hơn.
Các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran đã diễn ra kể từ tháng 4 năm 2021.
Các cuộc đàm phán để khởi động lại thỏa thuận sẽ bắt đầu theo bình luận cuối tuần từ Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran Ali Bagheri Kani:
(EU đang làm đại diện cho Mỹ trong các cuộc đàm phán).
Theo ANZ, số liệu quảng cáo việc làm tại Úc tăng 1.4% so với tháng trước.
ANZ bình luận:
Giấy phép xây dựng Úc vào tháng 5 năm 2022 + 1.5% so với tháng trước (dự kiến -1.8%)
Theo ông Bezos, vấn đề lạm phát quá quan trọng để Nhà Trắng xử lí chỉ bằng những lời bóng gió như trên twitter của tổng thống. Ông nói rằng chính quyền Biden đang có định hướng sai lệch hoặc hiểu sai hoàn toàn lạm phát.
Theo viện Melbourne: Lạm phát tháng 6 đạt 0.3% MoM (giảm so với tháng trước 1.1% MoM).
Đây là một khảo sát do viện công bố, số liệu lạm phát Úc được công bố theo quý.
Mức đóng cửa trước đó là 6.7020
Tỉnh An Huy đã có hai quận bị phong tỏa. Theo Bloomberg:
Ngoài ra, một đợt xét nghiệm mới đã bắt đầu ở Ma Cao.
Tỉnh An Huy.
Sau nửa đầu năm tệ nhất trong nhiều thập kỷ, chứng khoán Mỹ đã có một phiên chào quý III khởi sắc khi cả 3 chỉ số đều hồi phục mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn chốt tuần giảm điểm. Dù vậy, có vẻ đợt tăng cuối tuần trước chỉ có thể coi là một pha tăng “relief rally” sau khi đã bị bán tháo rất mạnh, và phải xem tâm lý nhà đầu tư có tiếp tục ổn định không sau kỳ nghỉ Quốc khánh Mỹ để có thể nói thêm về triển vọng ngắn hạn.
Tuy vậy, tâm điểm phiên hôm qua phải thuộc về thị trường trái phiếu. Có vẻ như các trader trái phiếu đang bắt đầu định giá khả năng suy thoái, đưa lợi suất khắp các kỳ hạn giảm rất mạnh. Lợi suất 2 năm giảm gần 12bp (đã có lúc giảm tới 22bp) về 2.84%, còn lợi suất 10 năm giảm 13bp (đã có lúc giảm tới 23bp) về 2.89%. Một phần của việc này đến từ thị trường pricing lại khả năng Fed tăng lãi suất, với kỳ vọng lãi suất dài hạn hiện chỉ còn 3.21%, giảm rất sâu từ mức hơn 4% trong 2 tuần trước.
Dù lợi suất giảm, dòng tiền trú ẩn lại hỗ trợ USD, đặc biệt trước các đồng tiền high-beta. JPY cũng là đồng tiền khác đáng chú ý giữa những lo ngại suy thoái hiện tại. Tất cả các đồng tiền hàng hóa đều giảm sâu, trừ CAD có chút hỗ trợ từ dầu:
Vàng có một phiên cực kỳ biến động, khi giảm xuống đáy năm 2022 mới tại $1,784.7 trước việc USD mạnh lên, tuy nhiên sau đó đồng bạc xanh suy yếu lại kích cầu vàng, đưa kim loại quý này về $1,810, đóng cửa tăng $3/oz. Dầu WTI tăng 2.52%. Bitcoin cũng có một cuối tuần buồn, hiện giao dịch quanh mức $19,000.
Trong tuần này, các sự kiện đáng chú ý bao gồm:
Trái phiếu cao cấp do công ty phát hành đáo hạn vào ngày 3 tháng 7 năm 2022.
Công ty chưa thực hiện thanh toán (tại thời điểm thông báo này vào ngày 3 tháng 7 tại Hồng Kông)
Công ty đang thảo luận với các chủ nợ. Số tiền được đề cập là khoảng 1 tỷ đô la Mỹ.
Tai ương trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu biến mất.
Theo Chủ tịch Liên đoàn Công đoàn Đức (DGB), trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Bild am Sonntag:
Theo Washington Post
Cập nhật BTC:
Dự báo về đô la Úc từ CBA Economics:
Theo JPMorgan:
Tác động về giá:
Các quan chức Liên minh Châu Âu gần đây đã thống nhất về một bộ luật mang tính bước ngoặt có tên là Khung Thị trường Tài sản Tiền điện tử (MiCa) đưa ra quy định cho các nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử (CASP) hoạt động trong khu vực Châu Âu. Bộ luật này nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia trên thị trường, cả đồng tình và phản đối.
Thị trường đang định giá 55% khả năng tăng 75bp, 45% còn lại tăng 50bp, giảm tương đối từ việc định giá gần như 100% tăng 75bp.
Có vẻ như thị trường đang chuyển từ lo ngại lạm phát sang suy thoái.
Trái phiếu chính phủ Mỹ ghi nhận lực mua gia tăng mạnh mẽ liên tục trong 4 phiên giao dịch gần đây đặc biệt là phiên giao dịch hôm nay khi lợi suất trái phiếu các kỳ hạn đều giảm mạnh trên 20bps.
Chứng khoán Mỹ mở phiên trong sắc đỏ:
Thị trường Fx đang ghi nhận biến động mạnh khi USD tăng cao:
Vàng đã hồi phục từ mức thấp nhất năm ($1784.6/oz) lên $1797.24/oz (-0.6% so với phiên hôm qua). Dầu thô tăng trở lại. Giá dầu WTI chạm mốc $108.2/thùng (+2.1%).
BTC sau phiên giao dịch sáng biến động, giá tăng mạnh lên hơn $21k sau đó đã liên tục điều chỉnh, hiện giá đã về lại vùng $19.3k (-3.03%).
GM cho biết công ty có khoảng 95,000 xe trong kho được sản xuất mà không có một số thành phần nhất định do các vấn đề về chuỗi cung ứng, bao gồm cả chất bán dẫn.Họ hy vọng tất cả các xe sẽ được bán trước cuối năm
Các nhà sản xuất và đại lý bán ô tô đang phải đối mặt với vấn đề chi phí thuê mặt bằng ngày càng gia tăng và khó để giải quyết khi lượng hàng tồn kho gần như lấp đầy hết chỗ trống. Doanh số bán hàng cũng đang giảm nhanh chóng nên vào thời điểm này năm sau, chúng ta có thể rơi vào tình trạng các công ty sản xuất tăng trưởng chậm lại và giảm giá thành sản phẩm. Đó là một vấn đề khiến Fed bận tâm khi thắt chặt chính sách quá mức.
Công ty cho biết doanh số bán hàng đã giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, 582,401 chiếc được bán tại Mỹ. SAAR ước tính quý II doanh số đạt 13.4 triệu xe phổ thông so với 17 triệu một năm trước.
Những lo lắng về suy thoái đang gia tăng và chúng tập trung vào châu Âu.
Lạm phát cao sẽ buộc ECB thắt chặt chính sách vào tháng 9 nhưng tăng trưởng kinh tế sẽ có nguy cơ chậm lại. Ngoài ra, giá điện tại Đức đạt mức cao kỷ lục và giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu lần đầu tiên ở mức €150/MWh kể từ đầu tháng Ba. Nga đã lên lịch bảo dưỡng đường ống dẫn khí đốt tự nhiên và cho biết có khả năng sẽ cắt đứt hoàn toàn nguồn cung năng lượng sang châu Âu.
Bảng Anh đang bị ảnh hưởng. GBPUSD đã giảm 165 pips xuống còn 1.2012 và đang trên đà đạt mức thấp nhất của tháng 6 tại 1.1934.
Trước đó, vào tháng 5, vàng cũng đã giảm mạnh về khu vực này nhưng lực mua gia tăng đã đẩy giá kim loại này hồi phục về lại mức $1,880/oz. Nhưng giờ đây, với việc đồng đô la đang mạnh dần lên, ngay cả vàng cũng khó có thể tồn tại được khi các kim loại khác nói chung (đặc biệt là kim loại công nghiệp) đang gặp áp lực điều chỉnh mạnh trong vài tuần qua.
Đây là vùng hỗ trợ tương đối mạnh của vàng quanh $1,780-82 và dưới đó có thêm hỗ trợ quanh $1,753-59. Ngoài ra, mức thấp nhất vào tháng 9 năm 2021 khoảng $1,721 sẽ là mục tiêu giảm tiếp theo trước khi vàng chạm được mốc $1,700.
Thị trường chứng khoán châu Âu mặc dù đang hồi phục đáng kể so với mức thấp nhất trong ngày nhưng vẫn ghi nhận sắc đỏ bao trùm:
Trên thị trường FX, JPY và AUD lần lượt là 2 đồng tiền mạnh và yếu nhất trong phiên.
Các cặp tiền chính đang ghi nhận biến động như sau:
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 2.4 bps xuống 2.950%. Vàng giảm 1,1% xuống 1.786.92 USD. Dầu thô WTI tăng 2.4% lên 108.31 USD và Bitcoin tăng 2.1% lên $19.1k.
Fabio Panetta, thành viên ban điều hành ECB cho biết:
Chuyên gia kinh tế tại Tập đoàn UOB Ho Woei Chen, CFA đánh giá kết quả PMI mới nhất của Trung Quốc:
Các chỉ số châu Âu đã giảm bớt áp lực trong khi hợp đồng tương lai của Mỹ đã hồi phục nhẹ với HĐLT chỉ số S&P 500 hiện chỉ giảm 8 điểm, tương đương 0.2%, sau khi giảm khoảng 45 điểm trước đó. Dưới đây là góc nhìn tổng quan về thị trường cổ phiếu:
Không có nhiều thông tin cho sự đảo chiều này nhưng ít nhất các nhà đầu tư vẫn được tiếp thêm hy vọng.
Cả 3 HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ đều đang giảm khoảng 0.3%, báo hiệu một phiên giao dịch đầy cẩn trọng tối nay. Dù giảm, cả 3 cũng đã hồi phục từ đáy ngày.
CPI trong tháng 6 của Eurozone đạt 8.6% YoY (dự báo 8.4%, trong tháng 5 là 8.1%)
CPI lõi trong tháng 6 của Eurozone đạt 3.7%YoY (dự báo 3.9%, trong tháng 5 là 3.8%)
Dòng tiêu đề tái khẳng định mức lạm phát kỷ lục khác trong khu vực đồng Euro, điều này có thể đặt ra trường hợp ECB tăng lãi suất lớn hơn. Điều đó nói rằng, với 75 bps đã được định giá trong tháng 7 và tháng 9, tôi không nghĩ rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ từ chối lời đề nghị này. Điều tích cực duy nhất là lạm phát cơ bản đã giảm xuống 3.7% từ 3.8% vào tháng 5 - ít nhất là từ kết quả hàng năm.
Dữ liệu mới nhất do BOE công bố ngày 1 tháng 7 năm 2022 cho thấy Anh chấp thuận cho vay thế chấp 66.16 nghìn hồ sơ so với dự kiến 64.00 nghìn!
Tín dụng tiêu dùng ròng đạt 0.8 tỷ bảng Anh thấp hơn 1.3 tỷ bảng Anh dự kiến.
Khoản nợ thế chấp ròng của các cá nhân ở Vương quốc Anh đã tăng lên 7.4 tỷ bảng Anh vào tháng 5, tăng từ 4.2 tỷ bảng vào tháng 4 (và cao hơn mức trung bình trước đại dịch là 4.3 tỷ bảng trong 12 tháng tính đến tháng 2 năm 2020). Tăng trưởng tín dụng tiêu dùng hàng năm không đổi ở mức 5.7% trong tháng 5, đây là mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2020.
Dữ liệu mới nhất do S&P Global công bố ngày 1 tháng 7 năm 2022 cho thấy chỉ số PMI sản xuất của Anh trong tháng 6 đã giảm xuống 52.8 so với mức 53.4 trước đó.
Sản xuất tại Anh tiếp tục chậm lại với tăng trưởng sản lượng gần như đình trệ và số lượng các đơn đặt hàng mới giảm lần đầu tiên kể từ tháng 1 năm 2021. Mặc dù giảm nhẹ, lạm phát giá cả vẫn tăng và niềm lạc quan trong kinh doanh giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm. S&P Global lưu ý rằng:
“Nền tảng tăng trưởng sản lượng sản xuất của Vương quốc Anh gần như bế tắc vào tháng 6. Điều kiện thị trường trong nước ngày càng trở nên khó khăn và nhu cầu nước ngoài giảm mạnh trở lại, kìm hãm bởi Brexit, gián đoạn giao thông, cuộc chiến Ukraine và suy thoái kinh tế toàn cầu. Kết quả là niềm tin kinh doanh đã giảm xuống mức kỷ lục kể từ giữa năm 2020. Tăng trưởng việc làm cũng chậm lại đáng kể trong bối cảnh triển vọng ngày càng không chắc chắn và chi phí năng lượng tăng gần đây.
"Ngành hàng tiêu dùng đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề, do nhu cầu hộ gia đình bị suy giảm mạnh do khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Chỉ số PMI sản xuất Eurozone tháng 6 đạt 52.1 điểm so với mức sơ bộ 52 điểm.
Đây là mức thấp nhất trong 22 tháng nhưng điều nổi bật hơn là sản lượng sản xuất thực sự giảm lần đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch tại châu Âu. Ta phần nào cũng có được cái nhìn tổng thể về những gì đang xảy ra trên toàn khu vực khi hoạt động công nghiệp bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng cao. PMI các nước trong khu vực như sau: