Tín dụng được thúc đẩy nhờ chính sách tài khóa chứ không phải chính sách tiền tệ

Tín dụng được thúc đẩy nhờ chính sách tài khóa chứ không phải chính sách tiền tệ

Linh Đặng

Linh Đặng

Investment Analyst

11:52 12/08/2020

Khủng hoảng thanh khoản trên thị trường được ghi nhận trong bối cảnh dữ liệu GDP ảm đạm, vai trò của Chính phủ được ghi nhận nhiều hơn là Ngân hàng trung ương.

Mặc dù số liệu quý và năm ghi nhận mức tăng trưởng yếu nhất trong lịch sử thống kê, hầu hết các chỉ số tín dụng (credit indices) đều khá tích cực trong năm 2020. Chỉ số xếp hạng đầu tư của Mỹ tăng hơn 8%, trong khi chỉ số châu Âu tăng khoảng 0,5%. Chỉ số trái phiếu rác của Mỹ (junk bond) tăng khoảng 1%. Lần đầu tiên trong lịch sử các công ty tốt nhất hiện nay tại Mỹ có thể vay với lãi suất dưới 2%, trong khi các công ty có xếp hạng tương tự ở Châu Âu chỉ phải chịu chi phí với lãi suất 0,6%.

Nhiều nhà đầu tư nhận định hoạt động tín dụng có thể tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự thúc đẩy từ các ngân hàng trung ương (NHTW). Điều này không hoàn toàn vô lý. Các động thái từ NHTW nhằm thúc đẩy thu nhập cố định khá đáng kể và thậm chí chưa từng có trong tiền lệ, xét trên một vài phương diện nhất định. Công cụ thanh khoản của công ty chiếm khoảng 20% ​​trong Chương trình Gói cứu trợ khẩn cấp chống Đại dịch của Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Cục Dự trữ Liên bang (Fed) còn tiến xa hơn một bước với việc cho các “thiên thần sa ngã” tham gia vào chương trình này - hoặc các công ty mà trái phiếu bị liệt vào trạng trái trái phiếu rác (junk bond) do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. ECB cũng đang cân nhắc tiến hành các biện pháp tương tự; trong khi không lâu trước đây, phương thức hỗ trợ này được coi là không tưởng.

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của những động thái này, tuy nhiên chính sách tài khóa mới là động lực chính cho thanh khoản trên thị trường. Rốt cuộc, các NHTW vẫn không thực sự có các công cụ khắc phục các vấn đề liên quan đến thanh khoản. Trong khi đó, Các chính phủ đã và đang sử dụng các công cụ một cách khá mạnh mẽ và tích cực. Trong một nghiên cứu gần đây, OECD ước tính khoảng 40% đến 50% các công ty sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản nghiêm trọng nếu không có các chương trình hỗ trợ. Các chương trình này bao gồm giảm thuế và lãi vay, và đặc biệt quan trọng là trợ cấp tiền lương. Theo đó, các công ty hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản chỉ ghi nhận ở dưới mức 20%.

Dữ liệu từ Moody’s cũng xác nhận lại những phát hiện này. Tỷ lệ vỡ nợ tại Mỹ hiện nay khoảng 8%, trong khi tỷ lệ này ở châu Âu dưới 4% - cả hai trường hợp đều thấp hơn nhiều so với con số diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009. Moody’s thậm chí còn giả định tỷ lệ công ty vỡ nợ sẽ gia tăng hơn nữa; mặc dù vậy, kịch bản dự báo cơ sở của Cơ quan xếp hạng tín nhiệm về tỷ lệ vỡ nợ của Mỹ và châu Âu vẫn thấp hơn mức đỉnh của cuộc khủng hoảng tài chính.

Với hỗ trợ tiền tệ và tài khóa như hiện nay, chẳng có gì ngạc nhiên khi thị trường tín dụng hoạt động tốt như vậy. Nhưng triển vọng trong tương lai sẽ bất định hơn nhiều, vì gói hỗ trợ chưa từng có trong tiền lệ của Chính phủ cũng đem đến hai rủi ro lớn.

Rủi ro đầu tiên liên quan đến thị trường trái phiếu chính phủ. Khối lượng phát hành gia tăng đột biến cũng được ghi nhận tại loại tài sản này. Mới trong tháng trước, sự biến động của trái phiếu kho bạc Mỹ  đã chạm mức thấp nhất mọi thời đại và lợi suất Trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hiếm khi có thể thấp hơn. Một khi thâm hụt ngân sách của Mỹ chạm tới 18% GDP trong năm và tổng vay nợ tăng gần gấp đôi, thì sẽ chẳng có kỳ thành tựu nào được ghi nhận.

Sự lao dốc gần đây của đồng đô la Mỹ và sự tăng giá mạnh mẽ của vàng rất đáng được quan tâm theo dõi. Điều này có thể được lý giải do các nhà đầu tư đang nghi ngờ về giá trị của đồng tiền; mặt khác, gói kích thích quy mô lớn có thể tạo áp lực tăng lên lạm phát. Cả hai cách giải thích đều hợp lý, nhưng cách giải thích sau đặt ra câu hỏi lớn về tâm lý bình tĩnh đến kỳ lạ trên thị trường trái phiếu chính phủ. Thực tế, hầu hết các nhà đầu tư đều gạt bỏ lo ngại liên quan đến lạm phát. Bất chấp lợi suất danh nghĩa thấp kỷ lục, kỳ vọng lạm phát vẫn tiếp tục tăng. Trong bối cảnh giảm giá đồng bạc xanh và tăng giá vàng, lạm phát dường như đang cố gắng báo hiệu với thị trường trái phiếu điều gì đó.

Rủi ro lớn thứ hai liên quan đến áp lực mà chính sách tài khóa phải đối diện. Các khoản trợ cấp lương, thuế và lãi suất hiện nay hỗ trợ khả năng thanh toán của doanh nghiệp, vậy điều gì sẽ xảy đến nếu không còn các khoản trợ cấp này nữa? Tôi cho rằng chính sách tài khóa sẽ được duy trì trong một thời gian dài sắp tới, nhưng các động thái hiện tại ở Washington cho thấy điều này không nên được coi là đương nhiên. Quốc hội đã thông qua hai gói kích thích kinh tế tương đối dễ dàng vào đầu năm nay, nhưng lại chấp thuận gói thứ ba một cách khó khăn hơn, đáng lưu ý bởi khoảng cách 2,5 tỷ USD giữa các đề xuất ban đầu của các đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Vì vậy, từ giờ thanh khoản trên thị trường có thể sẽ gặp khó khăn hơn. Thực tế của thị trường tiền tệ và hàng hóa đang cho thấy rằng những thay đổi tích cực không thể đạt được một cách dễ dàng.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ