Biên bản cuộc họp FOMC tháng 12: Các quan chức muốn giảm tốc độ hạ lãi suất

Biên bản cuộc họp FOMC tháng 12: Các quan chức muốn giảm tốc độ hạ lãi suất

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

07:27 09/01/2025

Biên bản họp tháng 12 của Fed cho thấy các quan chức đã quyết định giảm tốc độ cắt giảm lãi suất để đối phó với rủi ro lạm phát gia tăng. Dù thị trường lao động vẫn vững vàng, các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh sự cần thiết phải thận trọng trước những biến động kinh tế và chính sách sắp tới từ chính quyền Trump.

Các quan chức Fed nhận định rằng đã đến lúc cần làm chậm lại tốc độ giảm lãi suất để kiểm soát rủi ro lạm phát. Trong bối cảnh thị trường lao động vẫn vững vàng và chi tiêu tiếp tục mạnh mẽ, nhiều thành viên FOMC nhấn mạnh sự cần thiết của một cách tiếp cận thận trọng. Các quyết định chính sách trong thời gian tới sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm đảm bảo ổn định kinh tế và tránh gia tăng áp lực lạm phát.

Nhiều thành viên FOMC cũng đã rất cẩn trọng về những chính sách sắp tới của Tổng thống Trump. Họ dự báo rằng tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại một chút so với kỳ vọng trước đó, đồng thời lạm phát sẽ khó kiểm soát hơn so với thời điểm hiện tại.

Biên bản cho thấy thị trường lao động Mỹ có thể sẽ tiếp tục ổn định, với nhu cầu lao động và tỷ lệ việc làm vững mạnh. Tuy nhiên, vẫn cần phải theo dõi chặt chẽ mọi dữ liệu quan trọng, bao gồm tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng tiền lương, để đảm bảo rằng nền kinh tế không đối mặt với bất kỳ rủi ro nào. Báo cáo việc làm hàng tháng tiếp theo từ Cục Thống kê Lao động Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu.

Trong ba tháng liên tiếp, Fed đã cắt giảm lãi suất tổng cộng 100 bps để thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ này đã gây ra sự bất đồng trong nội bộ Fed. Việc có phiếu chống trong cả hai cuộc họp tháng 9 và tháng 12 là điều hiếm thấy dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Jerome Powell, phản ánh những lo ngại về tác động của việc cắt giảm lãi suất quá nhanh. Tuy nhiên, phần lớn các thành viên đều nhất trí rằng quyết định giảm lãi suất đã được cân nhắc kỹ lưỡng. Các quan chức này tin rằng mọi yếu tố tác động đến nền kinh tế đã được xem xét đầy đủ, và việc điều chỉnh lãi suất trong cuộc họp này là một bước đi hợp lý để duy trì sự ổn định kinh tế.

Các quan chức Fed đã điều chỉnh dự báo lãi suất trong năm 2025, giảm từ bốn lần xuống chỉ còn hai lần cắt giảm lãi suất, phản ánh sự thay đổi trong chiến lược chính sách tiền tệ. Sự điều chỉnh này là kết quả của mối lo ngại ngày càng tăng về rủi ro lạm phát. Fed lo ngại rằng lạm phát có thể không giảm như kỳ vọng, vì vậy họ quyết định giảm lãi suất một cách thận trọng hơn, tránh tạo ra áp lực tiêu cực đối với nền kinh tế trong tương lai.

Thước đo lạm phát chính của Fed, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), đã tăng 2.4% trong năm tính đến tháng 11, và 2.8% nếu không bao gồm thực phẩm và năng lượng. Kể từ cuộc họp tháng 12, các quan chức Fed đã báo hiệu rằng họ không vội vàng cắt giảm lãi suất và muốn thấy thêm bằng chứng về việc lạm phát trờ về mục tiêu 2% một cách bền vững.

Thống đốc Fed Lisa Cook đã chỉ ra rằng thị trường lao động Mỹ đã vững chắc hơn so với dự báo ban đầu, trong khi lạm phát vẫn duy trì mức cao hơn kỳ vọng. Theo bà, điều này đòi hỏi Fed phải hành động thận trọng hơn khi tiếp tục các đợt cắt giảm lãi suất trong tương lai. Bà nhấn mạnh rằng sự ổn định của thị trường lao động kết hợp với lạm phát cao khiến việc giảm lãi suất mạnh mẽ có thể tạo ra nhiều hậu quả tiêu cực, và do đó, Fed sẽ cần một chiến lược thận trọng hơn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa

Trung Quốc đang đối mặt với số lượng tranh chấp thương mại kỷ lục tại WTO khi xuất khẩu dư thừa tràn ngập thị trường toàn cầu, gây phản ứng mạnh từ các đối tác thương mại. Với thặng dư thương mại gần 1 nghìn tỷ USD trong năm 2024, Bắc Kinh tiếp tục dựa vào xuất khẩu để bù đắp nhu cầu trong nước suy yếu. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm gia tăng áp lực thuế quan từ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump mà còn khiến nhiều nước, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi, đẩy mạnh điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.
Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc bắt tay thúc đẩy tự do thương mại trước làn sóng thuế quan Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc bắt tay thúc đẩy tự do thương mại trước làn sóng thuế quan Mỹ

Các bộ trưởng thương mại của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cùng kêu gọi duy trì dòng chảy hàng hóa tự do, công bằng và cam kết tăng cường quan hệ kinh tế. Cuộc họp diễn ra chỉ vài ngày trước khi Mỹ chuẩn bị áp thuế mới đối với nhiều quốc gia.
Thuế quan đáp trả của Tổng thống Trump sẽ giáng đòn mạnh vào xuất khẩu Châu Á
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thuế quan đáp trả của Tổng thống Trump sẽ giáng đòn mạnh vào xuất khẩu Châu Á

Các nhà lãnh đạo châu Á đang phải đối mặt với những quyết định khó khăn khi Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu. Điều này gây ra thách thức lớn cho các nền kinh tế trong khu vực, vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ và hưởng lợi từ thương mại tự do.
Tổng thống Trump đe dọa áp thuế thứ cấp đối với dầu mỏ Nga nếu không đạt được thỏa thuận về Ukraine
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tổng thống Trump đe dọa áp thuế thứ cấp đối với dầu mỏ Nga nếu không đạt được thỏa thuận về Ukraine

Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông đang "vô cùng tức giận" với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin vì kéo dài các cuộc đàm phán ngừng bắn với Ukraine, đồng thời ông đe dọa sẽ áp dụng thuế quan thứ cấp đối với những quốc gia mua dầu của Nga nếu không đạt được thỏa thuận.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ