BofA: Mỹ sẽ chỉ can thiệp hỗ trợ JPY nếu xuất hiện rủi ro toàn cầu

BofA: Mỹ sẽ chỉ can thiệp hỗ trợ JPY nếu xuất hiện rủi ro toàn cầu

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

08:06 14/05/2024

Theo Bank of America (BofA), chỉ khi có khả năng xảy ra rủi ro lớn đối với hệ thống tài chính toàn cầu, thì Mỹ mới có thể phối hợp nỗ lực với Nhật Bản để củng cố JPY đang suy yếu.

Trong bối cảnh khả năng Nhật Bản can thiệp để hỗ trợ JPY mang lại kết quả không mấy khả quan và thị trường cảnh giác với những động thái tiếp theo, chiến lược gia Alex Cohen của BofA cho rằng, Mỹ sẽ chỉ hành động nếu có “sự biến động quá mức hoặc thị trường mất kiểm soát và thanh khoản kém”. Ông viết hôm thứ Hai rằng, một loại tiền tệ không phản ánh các yếu tố cơ bản cũng có thể là lợi thế cho Mỹ để bán USD và bổ sung vào dự trữ bằng JPY, hoặc hoạt động như một đại lý cho BoJ.

Cohen nói: “Mặc dù JPY dường như bị định giá thấp, nhưng đồng thời rất khó để tranh luận rằng mức USDJPY hiện tại là không phù hợp.”

Tỷ giá USDJPY và chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật

Việc bán tháo đồng tiền Nhật Bản trong năm nay đã khiến USDJPY chạm mức 160 vào cuối tháng trước, một mức chưa từng thấy kể từ năm 1990. Tiếp theo đó là sự đảo chiều mạnh mẽ, dẫn đến suy đoán rằng các quan chức Nhật Bản đã can thiệp để ngăn chặn sự trượt dốc. Sau khi chạm mức dưới 152 vào đầu tháng này, JPY đã suy yếu trở lại với USDJPY giao dịch quanh mức 156.

Nguyên nhân khiến JPY yếu đi và USD mạnh lên là sự chênh lệch lớn về lãi suất giữa hai nước. Thúc đẩy đợt bán tháo gần đây gồm những dấu hiệu lạm phát dai dẳng ở Mỹ, và các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đẩy lùi kỳ vọng sớm cắt lãi suất của họ.

Bà Yellen nói và từ chối bình luận về tình hình ở một quốc gia cụ thể: “Các quốc gia khác có thể can thiệp. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng hiệu quả, nếu không có những thay đổi cơ bản về chính sách. Nhưng chúng tôi tin rằng điều đó sẽ rất hiếm khi xảy ra và sẽ được thông báo tới các đối tác thương mại nếu có”.

Trong khi đó, Nhật Bản chưa bình luận chính thức về sự can thiệp của mình. Khi các quỹ phòng hộ rút khỏi các vụ đặt cược vào JPY sau khi đồng tiền này trượt giá mạnh rồi lại đảo chiều, thị trường vẫn duy trì quan điểm short đối với JPY.

Cohen lưu ý rằng, kịch bản có sự can thiệp phối hợp sẽ phải nhất quán với các mục tiêu chính sách rộng hơn của Mỹ.

Trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đang thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng với nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng giá tiêu dùng, Fed đang phải cố gắng hơn trong việc kiềm chế lạm phát, khi các nhà đầu tư tập trung vào các dữ liệu giá sản xuất và giá tiêu trong tuần này, để tìm thêm manh mối về thời điểm tiến hành cắt giảm.

Ông nói: “Trong bối cảnh lạm phát ổn định hơn, lợi ích đối với Mỹ khi đồng USD yếu sẽ rõ ràng hơn”. Tuy nhiên, “việc bán USD trong khi Fed vẫn chưa đạt được niềm tin vào việc giảm bớt các biện pháp hạn chế, sẽ dẫn đến sự thiếu mạch lạc trong chính sách”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế

Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản chậm lại khi Mỹ tăng cường các biện pháp thuế quan, làm nổi bật những rủi ro mà đất nước này phải đối mặt sau khi nền kinh tế của họ đã suy giảm trước khi các loại thuế này bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?

Donald Trump từng tuyên bố rằng không điều gì có thể xảy ra ở Ukraine nếu ông chưa gặp Putin. Giờ đây, dù hai nhà lãnh đạo đã điện đàm suốt hai tiếng, thế giới vẫn chứng kiến một sự im lặng đáng lo ngại từ phía Mỹ. Khi Trump tiếp tục nhượng bộ, Putin lại càng được đà siết chặt Ukraine. Trong lúc Kyiv nín thở chờ đợi, các đồng minh phương Tây buộc phải đối mặt với câu hỏi gai góc: nếu Mỹ rút lui, ai sẽ đứng ra cứu Ukraine?
Ukraine và châu Âu đang phải tự lực sau khi Trump rút lui
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ukraine và châu Âu đang phải tự lực sau khi Trump rút lui

Cuộc điện đàm giữa Donald Trump và Vladimir Putin trong tuần này không khiến ai bất ngờ — nhưng vẫn khiến cả châu Âu và Ukraine rúng động. Khi Trump chính thức khẳng định rút Mỹ khỏi cuộc chiến, ông không chỉ để mặc Ukraine đối mặt với một nước Nga ngày càng lấn tới, mà còn buộc châu Âu phải đứng ra gánh vác vai trò an ninh vốn dĩ lâu nay do Washington dẫn dắt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ