Bốn nhà hoạch định chính sách của Fed có các quan điểm trái chiều về tốc độ cắt giảm lãi suất

Bốn nhà hoạch định chính sách của Fed có các quan điểm trái chiều về tốc độ cắt giảm lãi suất

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

07:48 22/10/2024

Bốn nhà hoạch định chính sách của Fed vào thứ Hai đều bày tỏ sự ủng hộ việc cắt giảm lãi suất thêm nữa, nhưng họ có quan điểm trái chiều về tốc độ cắt giảm.

Ba trong số tin rằng nền kinh tế vẫn mạnh và tương lai còn nhiều bất ổn, bày tỏ quan điểm cắt giảm lãi suất với tốc độ chậm rãi, sử dụng các từ như "khiêm tốn" và "dần dần" để mô tả ý kiến của họ. Ngược lại, quan chức Fed San Francisco, Mary Daly, lại cho rằng lãi suất hiện tại đang quá cao và không nên để một nền kinh tế mạnh ngăn cản Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất, miễn là lạm phát vẫn tiếp tục giảm.

Những phát biểu này đã hé lộ phần nào sẽ có cuộc tranh luận lớn sẽ diễn ra vào cuộc họp sắp tới của Fed vào ngày 6-7 tháng 11. Sau thứ Sáu, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ sẽ bước vào giai đoạn ngừng đưa ra các phát ngôn về chính sách tiền tệ cho đến khi có quyết định chính thức vào cuối cuộc họp ngày 7 tháng 11.

Quan chức Fed Kansas City, Jeffrey Schmid, chia sẻ rằng ông ủng hộ việc cắt giảm lãi suất mạnh nhưng nhưng muốn tránh những thay đổi quá đột ngột,đặc biệt là khi chưa chắc chắn về hướng đi của chính sách, cũng như lo ngại về sự biến động của thị trường tài chính.

Quan chức Fed Dallas, Lorie Logan, cho rằng nếu nền kinh tế tăng trưởng theo đúng dự đoán, việc hạ lãi suất dần dần có thể giúp giảm thiểu rủi ro và đạt được các mục tiêu của Fed.

Tháng trước, Fed đã bất ngờ hạ lãi suất thêm 0.5 điểm phần trăm xuống mức 4.75% - 5%, sau khi lạm phát và thị trường lao động đều có dấu hiệu hạ nhiệt. Hầu hết các quan chức Fed đều cho rằng sẽ cần có thêm các đợt cắt giảm nhỏ hơn trong tương lai.

Doanh số bán lẻ mạnh mẽ và tăng trưởng việc làm tích cực hơn dự kiến trong tháng 9 đã làm dấy lên kỳ vọng rằng Fed có thể giảm tốc độ cắt giảm lãi suất, thậm chí có khả năng tạm dừng tại cuộc họp vào tháng 11 hoặc tháng 12.

Trong khi đó, Mary Daly trong một buổi phỏng vấn trực tuyến với Wall Street Journal cho biết bà chưa thấy có đủ lý do để ngừng cắt giảm lãi suất, cho rằng mức lãi suất hiện tại vẫn quá cao cho một nền kinh tế đang tiến tới mục tiêu lạm phát 2%. Bà cũng nhấn mạnh rằng Fed nên cân nhắc khả năng năng suất tăng mạnh hơn có thể giúp nền kinh tế phát triển mà không gây áp lực lên lạm phát, từ đó tạo điều kiện để tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Trong số bốn quan chức Fed phát biểu hôm thứ Hai, Daly là người duy nhất có quyền biểu quyết trong tại FOMC năm nay, mặc dù tất cả các quan chức đều tham dự cuộc họp và bày tỏ ý kiến.

Chủ tịch Fed Minneapolis, Neel Kashkari, cũng ủng hộ việc cắt giảm lãi suất từ từ. Ông nhận định rằng với sức mạnh của nền kinh tế hiện nay, mức lãi suất trung lập có thể cao hơn so với trước đây, và quan điểm này cũng được ông Schmid đồng ý.

Kashkari cho biết rằng chúng ta muốn duy trì sức mạnh cho thị trường lao động và đưa lạm phát về lại mức mục tiêu 2%. Tuy nhiên, lộ trình lãi suất thích hợp sẽ dựa vào các dữ liệu kinh tế.

Ngoài ra, ông Kashkari cũng lưu ý rằng nếu thị trường lao động gặp khó khăn nghiêm trọng, ông có thể sẽ ủng hộ việc giảm lãi suất nhanh hơn. Ông nói: "Nếu chúng tôi nhận thấy rõ ràng rằng thị trường lao động đang suy yếu nhanh chóng, điều đó sẽ khiến tôi nghĩ rằng có lẽ chúng ta nên hạ lãi suất nhanh hơn so với dự kiến hiện tại".

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sụt giảm doanh thu tài chính của Trung Quốc chậm lại bất chấp biến động thương mại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Sụt giảm doanh thu tài chính của Trung Quốc chậm lại bất chấp biến động thương mại

Doanh thu tài chính của Trung Quốc tiếp tục sụt giảm trong 4 tháng đầu năm, nhưng với tốc độ chậm hơn so với quý đầu tiên, dữ liệu công bố hôm thứ Ba cho thấy, mang lại một chút nhẹ nhõm cho các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực giảm thiểu tác động của thuế quan Mỹ.
Bắc Kinh đặt cược lớn: Dẫn dòng tiết kiệm vào thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh đặt cược lớn: Dẫn dòng tiết kiệm vào thị trường

Lãi suất tiền gửi một năm tại Trung Quốc lần đầu tiên giảm xuống dưới 1%, đánh dấu bước ngoặt trong nỗ lực kéo dòng tiền từ ngân hàng sang thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đà suy yếu của kinh tế vĩ mô, lợi nhuận ngân hàng sụt giảm và rủi ro giảm phát khiến chiến lược này tiềm ẩn nhiều hệ lụy.
Ngân hàng Trung ương Úc cắt giảm lãi suất, mở cửa cho việc nới lỏng thêm khi rủi ro toàn cầu gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ngân hàng Trung ương Úc cắt giảm lãi suất, mở cửa cho việc nới lỏng thêm khi rủi ro toàn cầu gia tăng

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) vừa cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất trong hai năm giữa bối cảnh lạm phát hạ nhiệt và rủi ro thương mại toàn cầu gia tăng. Thống đốc RBA nhấn mạnh đợt cắt giảm thận trọng 25 điểm cơ bản nhằm giữ không gian chính sách linh hoạt cho các bước điều chỉnh tiếp theo. Dù thị trường đã kỳ vọng nới lỏng, sự bất ổn từ thuế quan Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn là thách thức lớn với nền kinh tế Úc.
HĐTL giảm, Home Depot báo cáo kết quả trong bối cảnh thuế quan được chú ý - Điều gì đang tác động đến thị trường
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

HĐTL giảm, Home Depot báo cáo kết quả trong bối cảnh thuế quan được chú ý - Điều gì đang tác động đến thị trường

HĐTL chứng khoán Mỹ giảm nhẹ, trong bối cảnh thị trường đang theo dõi triển vọng các hiệp định thương mại tương lai của Mỹ. Không có thỏa thuận nào dự kiến được đề xuất trong cuộc họp các bộ trưởng tài chính Nhóm Bảy nước tại Canada trong tuần này, nhưng các báo cáo cho biết Mỹ và Nhật Bản sẽ tổ chức các cuộc đàm phán trong những ngày tới. Chương trình thuế quan của Tổng thống Donald Trump đóng vai trò trung tâm trong báo cáo thu nhập gần đây nhất của Home Depot, đặc biệt sau khi Walmart lưu ý rằng họ có thể sẽ sớm tăng giá do các khoản thuế này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ