Các doanh nghiệp châu Âu đang dần mất đi hứng thú với việc đầu tư vào Trung Quốc

Các doanh nghiệp châu Âu đang dần mất đi hứng thú với việc đầu tư vào Trung Quốc

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

08:28 11/09/2024

Theo Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, các doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc đang cảm thấy thất vọng về triển vọng hoạt động tại Trung Quốc đến mức nếu muốn các công ty này tiếp tục đầu tư, Bắc Kinh cần phải có những động thái cụ thể.

Tăng trưởng tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã chậm lại. Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất của phòng thương mại công bố vào hôm thứ Tư, Trung Quốc vẫn chưa thực hiện những cam kết đã đưa ra trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp "mệt mỏi với lời hứa".

Jens Eskelund, Chủ tịch phòng thương mại, đã nói với các phóng viên trước khi báo cáo được công bố rằng, họ tin rằng họ đang đạt đến giới hạn. Nếu Trung Quốc muốn thực hiện hành động cụ thể gì, thì thời điểm vàng chính là ngay bây giờ.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã giảm 29.6% trong giai đoạn từ tháng Một đến tháng Bảy so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ cho rằng sự giảm sút trong đầu tư trực tiếp nước ngoài là do mức đầu tư cao trong cùng kỳ năm trước, làm cho sự sụt giảm năm nay có vẻ lớn hơn.

Bộ Thương mại và các cơ quan chính phủ Trung Quốc khác đã cố gắng giải quyết một số lo ngại của doanh nghiệp nước ngoài, chẳng hạn như chuyển dữ liệu và cấp visa du lịch.

Cuối tuần qua, các nhà chức trách Trung Quốc đã công bố các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép có quyền sở hữu hoàn toàn các bệnh viện tại một số thành phố và khu vực nhất định, cũng như thực hiện việc nghiên cứu và điều trị tế bào gốc tại một số khu vực. Chính phủ cũng cho biết sẽ dỡ bỏ các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất.

Những thay đổi này là một phần trong cam kết của Bắc Kinh nhằm giảm bớt những ngành nghề nằm trong danh sách hạn chế, danh sách các ngành doanh nghiệp nước ngoài không được phép hoạt động tại quốc gia này. Các nhà bình luận cho rằng Bắc Kinh thường có xu hướng hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài trong các ngành công nghiệp sinh lời như dịch vụ tài chính cho đến khi các doanh nghiệp trong nước đã ổn định.

Tuy nhiên, Eskelund cho biết những phát triển này, mặc dù đáng ghi nhận nhưng vẫn chưa đủ để tạo ra thay đổi lớn đối với các doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt khi niềm tin của họ về khả năng sinh lợi tại Trung Quốc trong hai năm tới đang ở mức thấp kỷ lục.

Theo Eskelund, có lẽ Trung Quốc cần phải đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục hành chính, đặc biệt trong bối cảnh thị trường hiện tại không còn mang lại lợi nhuận như trước khi Covid xảy ra.

Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay theo mục tiêu của Chính Phủ. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ chỉ tăng 2% trong tháng Sáu so với năm ngoái, và 2.7% trong tháng Bảy. Nhập khẩu chỉ tăng 0.5% trong tháng Tám so với năm ngoái, cho thấy nhu cầu nội địa vẫn còn thấp.

Jens Eskelund nhấn mạnh rằng không ai nghi ngờ về tiềm năng phát triển lâu dài của Trung Quốc và những gì Trung Quốc có thể làm. Vấn đề không phải là ở đây.

Mặc dù các doanh nghiệp châu Âu nhận thấy Trung Quốc có tiềm năng lớn về chuỗi cung ứng và thị trường tiêu dùng trong dài hạn, nhưng để thực hiện đầu tư tại Trung Quốc, họ cần thấy các hành động cụ thể và kịp thời từ phía chính phủ Trung Quốc.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục biểu lộ sự chấp nhận đối với đà giảm giá của đồng Nhân dân tệ, nhất là sau khi đồng tiền này lập kỷ lục mức thấp mới trong thị trường giao dịch quốc tế, phản ứng trước làn sóng đe dọa tăng thuế ngày một gay gắt từ Tổng thống Donald Trump.
Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc khi thời hạn áp thuế của Tổng thống Trump cận kề
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc khi thời hạn áp thuế của Tổng thống Trump cận kề

Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ ngay từ đầu phiên giao dịch ngày hôm nay sau khi Nhà Trắng quyết định áp đặt loạt thuế quan toàn diện lên các đối tác thương mại, đặc biệt là mức thuế khổng lồ 104% đối với hàng hóa Trung Quốc, làm suy giảm khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư. Đồng thời, lợi suất TPCP Mỹ tiếp tục đà tăng.
Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang dưới thời Tổng thống Donald Trump, các ông lớn Phố Wall như Goldman Sachs và BlackRock đồng loạt phát đi tín hiệu cảnh báo về triển vọng ảm đạm của thị trường chứng khoán. Goldman nâng xác suất suy thoái kinh tế Mỹ lên 45% và lo ngại thị trường đang bước vào giai đoạn giảm điểm kéo dài theo chu kỳ, trong khi BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ và chuyển hướng sang tài sản trú ẩn. Những dấu hiệu căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu đang ngày một rõ nét.
Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất

Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt bởi các mức thuế quan của Donald Trump, bất kể Tổng thống Mỹ có áp thêm mức thuế 50% như ông đe dọa hôm thứ Hai hay không. Vấn đề đối với Bắc Kinh là người tiêu dùng trong nước sẽ cần được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa để hấp thụ phần công suất dư thừa đó.
Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan

Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách huy động 7 tỷ euro (tương đương 7.7 tỷ USD) trên thị trường trái phiếu sơ cấp vào thứ Ba, thông qua việc mở lại hai mã trái phiếu hiện có, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang xử lý những xáo trộn do các biện pháp thuế quan mới của Mỹ gây ra.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới

Các nhà giao dịch đang nhanh chóng điều chỉnh dự báo về việc Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nới lỏng chính sách khi căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ gia tăng. Chỉ số đo lường kỳ vọng của thị trường đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 5 năm qua và đang tiến gần đến mức thấp nhất kể từ năm 2008.