Câu chuyện phục hồi của GBP vẫn chưa kết thúc

Câu chuyện phục hồi của GBP vẫn chưa kết thúc

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

16:54 30/09/2022

GBP/USD phục hồi trở lại sau đà sập mạnh kể từ bài phát biểu của Kwasi Kwarteng về bối cảnh hiện nay vào một tuần trước.

Câu chuyện phục hồi của bảng Anh vẫn chưa kết thúc!
Câu chuyện phục hồi của bảng Anh vẫn chưa kết thúc!

“Cảm ơn vì tất cả những hành động vừa rồi,” Joe Weisenthal chia sẻ trên Twitter sau khi GBP/USD phục hồi trở lại sau cú sập mạnh kể từ bài phát biểu của ông Kwasi Kwarteng một tuần trước. Dù gì đi nữa, trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn dài cũng tăng trở lại mức giá cũ và trong khi FTSE-100 vẫn giảm, hiệu suất của nó nhìn chung vẫn hợp lý với chuyển động của chỉ số MXWD toàn cầu.

Vậy là mọi thứ đều đã ổn định và không có gì để xem ở đây nữa? Chà, không hoàn toàn. Đà giảm của trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn ngắn vẫn sẽ tiếp tục. Lợi suất của chúng đã từng tăng mạnh với kỳ vọng rằng BOE cần phải thực hiện chính sách tăng lãi suất mạnh mẽ để có thể kiểm soát mức lạm phát mà kế hoạch của chính phủ có thể sẽ gây ra cho nền kinh tế. Chúng ta biết rằng cú sốc này đã đẩy các quỹ hưu trí đến bờ vực của sự sụp đổ và khiến ngân hàng trung ương phải can thiệp (một lần nữa) để “giải cứu thế giới”. Chỉ số CDS (Credit Default Swap, hoán vị rủi ro tín dụng) của Vương quốc Anh hiện đang ở mức đỉnh trong thời đại dịch, có thể sẽ giảm sút trong thời gian tới, chỉ số Bảng Anh trên Bloomberg cũng chưa phục hồi hoàn toàn. Không chỉ vậy, đồng bảng Anh đang tăng giá không chỉ do BOE thực hiện những đợt tăng lãi suất đó, mà còn do kỳ vọng rằng bà Liz Truss sẽ giảm bớt hoặc thậm chí từ bỏ hẳn các kế hoạch đã lên sẵn cho nền kinh tế. Chúng ta vẫn chưa thể thoát khỏi bối cảnh khó khăn này.

Chúng ta cũng không thể bỏ qua cú sốc biến động lớn của đồng bảng Anh trong tuần này. Trái phiếu chính phủ Anh đã giúp mở ra thị trường toàn cầu, nơi rủi ro chéo đang tăng lên, hình thành một chu kỳ mà các nhà đầu tư tập trung vào việc giảm rủi ro và loại bỏ các vị thế có thể gây nhiều biến động.

Ở châu Á, với một tuần giao dịch bắt đầu bằng cú sập chớp nhoáng của đồng bảng Anh, thực tế là mọi thứ đã đỡ hỗn loạn hơn một chút vì thị trường chuẩn bị sẵn tinh thần cho một quãng nghỉ vào cuối tuần này, sau tất cả những biến động vừa rồi.

Paul Dobson - Executive Editor, Asia Markets

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sắc đỏ bao trùm thị trường châu Á sau cơn bão bán tháo tại Mỹ, đồng USD tìm được điểm tựa sau cơn địa chấn
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sắc đỏ bao trùm thị trường châu Á sau cơn bão bán tháo tại Mỹ, đồng USD tìm được điểm tựa sau cơn địa chấn

Chứng khoán châu Á suy giảm trong phiên mở cửa sau khi Tổng thống Donald Trump gia tăng chỉ trích nhắm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, làm dấy lên mối lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương và châm ngòi cho đợt bán tháo mạnh các tài sản Mỹ.
Liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thực sự hồi sinh ngành sản xuất Hoa Kỳ?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thực sự hồi sinh ngành sản xuất Hoa Kỳ?

Trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Trump đã khẳng định quyết tâm biến Hoa Kỳ trở thành "quốc gia sản xuất một lần nữa" và đã triển khai những mức thuế nhập khẩu cao nhất trong một thế kỷ qua nhằm hiện thực hóa tầm nhìn này. Tuy nhiên, các dữ liệu kinh tế gần đây lại cho thấy những diễn biến trái ngược với kỳ vọng của chính quyền.
Mỹ đang dần đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu như thế nào?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Mỹ đang dần đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu như thế nào?

Chưa đầy 100 ngày sau khi bắt đầu nhiệm kỳ hai, Tổng thống Donald Trump đã khiến nước Mỹ chuyển từ hình ảnh một siêu cường thân thiện sang thái độ thờ ơ với phần còn lại của thế giới. Và nếu tình trạng này tiếp tục, Mỹ có thể sẽ đi xa hơn — trở thành một quốc gia có hành động gây tổn hại đến trật tự quốc tế.
Chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ

Chính sách thương mại của chính quyền Trump liên tục thay đổi nhưng dường như đang dần định hình xoay quanh một ưu tiên lớn nhất: trấn áp Trung Quốc. Các quan chức Mỹ cho thấy họ sẵn sàng nới lỏng các mức thuế đối ứng cho một số quốc gia — miễn là các nước này siết chặt nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc từ các nước trung gian cho hàng hóa Trung Quốc.
Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Thủ tướng Shigeru Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ không chấp nhận mọi yêu cầu từ Mỹ chỉ để đạt được thỏa thuận thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như ô tô và nông nghiệp. Tokyo đang chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo với chiến lược thận trọng, trong bối cảnh các yêu cầu cụ thể từ phía Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Ishiba khẳng định chính phủ sẽ ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia và không vội nhượng bộ trong các vấn đề trọng yếu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ