Chỉ trong 10 tháng, nghệ sĩ 31 tuổi này đã thu về gần 5 tỷ đồng từ việc bán NFT

Chỉ trong 10 tháng, nghệ sĩ 31 tuổi này đã thu về gần 5 tỷ đồng từ việc bán NFT

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

11:34 20/12/2021

Elise Swopes, một nhiếp ảnh gia kiêm thiết kế đồ họa tại Brooklyn, New York, đã thu về hơn 200,000 USD chỉ trong 10 tháng bán những tác phẩm nghệ thuật của mình dưới dạng NFT.

Elise Swoles không chỉ là một nghệ sĩ giỏi kiếm tiền, cô cũng đang tìm cách thay đổi nhận thức bên trong cộng đồng NFT
Elise Swoles không chỉ là một nghệ sĩ giỏi kiếm tiền, cô cũng đang tìm cách thay đổi nhận thức bên trong cộng đồng NFT

Sau đơn hàng đầu tiên thu về 17,600 USD, cô đã nghĩ rằng cuộc đời mình sẽ thay đổi mãi mãi. “Và thực sự nó đã như vậy. Tôi đã nhận lại được rất nhiều cơ hội.”

Cô đăng bán những tác phẩm nghệ thuật của mình trên các sàn giao dịch NFT như SuperRare và Nifty Gateway. Các tác phẩm của cô kết hợp cảnh quan đô thị cùng với những yếu tố thiên nhiên, hòa quyệt kỹ thuật chụp ảnh và thiết kế đồ họa của mình.

Như trong bộ sưu tập đầu tiên trên Nifty Gateway, Swoles đã kết hợp ảnh chụp tại các thành phố như New York, Portland, Los Angeles, Atlanta, Chicago và Denver với hươu cao cổ. Để tôn vinh những chú hươu cao cổ trong các tác phẩm, cô quyên góp một phần doanh thu từ bộ sưu tập cho Dự án Hươu cao cổ Somali.

"Giraffes in Portland," by Elise Swopes.

Khi các tác phẩm của cô liên tục được rao bán lại, cô nhận khoảng 10-15% phí bản quyền.

Elise đã dùng phần lớn thu nhập của mình để trang trải cuộc sống, làm từ thiện và mua các tác phẩm NFT khác.

Cô sưu tầm NFT của nhiếp ảnh gia Brittany Pierre và nghệ sĩ thị giác Lana Denina, và trưng bày bộ sưu tập của mình trên CryptoVoxels. Cô cũng vô cùng ngưỡng mộ cộng đồng “Black NFT Art”, nơi tôn vinh những nghệ sĩ da màu trong thế giới NFT.

“Khi tôi bán sản phẩm của mình, tôi muốn đóng góp phần nhỏ của mình cho cộng đồng cũng đang cống hiến cho xã hội.”

“Nhưng tôi cũng đang gặp nhiều khó khăn trong cộng đồng NFT, khi xét đến đại diện cho những người da màu, đặc biệt hơn là phụ nữ da màu.”

"Perspective," by Elise Swopes.

“Rõ ràng là cơ hội cho mấy ông da trắng nhiều hơn chúng tôi rất nhiều. Các nghệ sĩ nữ gần như chả bán được gì trong 21 tháng gần đây,” Swoles cho biết. Bloomberg ghi nhận rằng số lượng tác phẩm NFT của các nghệ sĩ phái đẹp chỉ chiếm 5% tổng lượng bán trong thời gian đó.

Khi Swopes lên tiếng về vấn đề này để thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập, “không phải lúc nào tôi cũng nhận được sự ủng hộ từ mọi người”, cô nói.

“Họ không thoải mái và mặc kệ với sự chênh lệch giàu nghèo, đặc biệt với khoản tiền họ thu được. Nên tôi cảm thấy mình có nhiều trách nhiệm, khi không chỉ là một phụ nữ, mà còn là một phụ nữ da màu, một người hiểu được tình cảnh của bộ phận thiểu số.”

Nhiều người trong cộng đồng không có nhận thức, hay trêu đùa hay có những bình luận thiếu tế nhị, cô nói thêm.

“Tôi hy vọng rằng mọi người có thể tiếp tục đầu tư vào nghệ thuật của tôi và những gì tôi đang làm, bởi vì tôi thực sự đang cố gắng tạo ra thay đổi,” Swopes nói.

"Chasing Waterfalls," by Elise Swopes.

Tiếng tăm của Swoles bắt đầu nổi lên từ năm 2010 khi cô tham gia Instagram. Cô cũng nhận thấy sự tương đồng giữa hai nền tảng Instagram và NFT.

“Tôi đã có những trải nghiệm này với Instagram, muốn là một giọng nói đại diện. Và tôi lại tìm đến vị trí này trong cộng đồng NFT, giúp đỡ phụ nữ da màu và người thiểu số.”

Trong năm tới, Swoles dự định ra mắt một cộng đồng mới mang tên Câu lạc bộ Sunrise Art. Câu lạc bộ này sẽ giúp phụ nữ da màu bằng nhiều chương trình và sự kiện, đồng thời tài trợ cho các dự án NFT.

“Có rất nhiều phụ nữ da màu trong cộng đồng NFT và họ đang làm rất nhiều điều thực sự tuyệt vời. Chúng tôi sẽ là người xây dựng cộng đồng, và tôi mong sẽ tiền tài trợ sẽ đến được với tay những người đã giúp chúng tôi ngay từ những ngày đầu tiên.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống

Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) sẽ tăng lãi suất các hoạt động trên thị trường mở và bổ sung lượng hợp đồng repo kỳ hạn 7 ngày trong các phiên đấu giá hàng tuần. Đây là một phần trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống “dự trữ dồi dào” nhằm quản lý thanh khoản hiệu quả hơn, một quan chức cấp cao cho biết hôm thứ Tư.
Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa

Trung Quốc đang đối mặt với số lượng tranh chấp thương mại kỷ lục tại WTO khi xuất khẩu dư thừa tràn ngập thị trường toàn cầu, gây phản ứng mạnh từ các đối tác thương mại. Với thặng dư thương mại gần 1 nghìn tỷ USD trong năm 2024, Bắc Kinh tiếp tục dựa vào xuất khẩu để bù đắp nhu cầu trong nước suy yếu. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm gia tăng áp lực thuế quan từ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump mà còn khiến nhiều nước, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi, đẩy mạnh điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ