Dầu hướng tới tuần tăng thứ 2 liên tiếp sau cam kết giảm sản lượng của các lãnh đạo OPEC+

Dầu hướng tới tuần tăng thứ 2 liên tiếp sau cam kết giảm sản lượng của các lãnh đạo OPEC+

08:21 07/07/2023

Dầu đang trên đà ghi nhận tuần tăng giá thứ hai sau khi các ông trùm Ả Rập Xê Út và Nga thắt chặt nguồn cung và kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm.

Hợp đồng tương lai dầu WTI ổn định gần ngưỡng 72 USD/ thùng, tăng gần 2% trong tuần. Hợp đồng tương lai dầu Brent đang hướng tới việc tăng 2 tuần liên tiếp lần đầu tiên kể từ cuối tháng 5, với chênh lệch ngắn hạn chuyển sang trạng thái backwardation, một mô hình định giá tăng.

WTI Poised for Second Weekly Gain as US Stockpiles Fall | US nationwide crude inventories log three straight weeks of declines

Ả-rập Saudi ấn định mức tăng giá lớn đối với dầu thô xuất khẩu tới châu Âu và Địa Trung Hải sau khi thông báo kéo dài thời gian cắt giảm nguồn cung 1 triệu thùng/ngày đơn phương đến tháng 8. Ngoài ra, Nga cho biết họ sẽ giảm xuất khẩu 500,000 thùng, mặc dù sản lượng sẽ không giảm.

Tại Mỹ, dữ liệu chính thức cho thấy các kho dự trữ dầu thô trên toàn quốc giảm 1.5 triệu thùng. Dự trữ dầu tại Cushing, Oklahoma, trung tâm lưu trữ quan trọng cũng giảm.

Dầu thô vẫn giảm 10% trong năm nay, trước áp lực từ chính sách tiền tệ thắt chặt, sự phục hồi mờ nhạt của Trung Quốc và lực xuất khẩu ổn định của Nga. Đà tăng của giá dầu trong tuần này diễn ra bất chấp các tài sản rủi ro khác giảm trên diện rộng, do dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ (công bố tối ngày 6/7) củng cố kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

Về giá dầu:

  • Hợp đồng tương lai dầu thô WTI giao tháng 8 tăng 3 cent lên 71.83 USD/thùng vào sáng nay.
  • Hợp đồng tương lai dầu Brent giao tháng 9 đóng cửa giảm 0.2% ở mức 76.52 USD/thùng vào thứ Năm.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý

Đợt tăng vọt gần đây của vàng lên mức cao kỷ lục đã khiến nhiều người liên tưởng đến lần cuối cùng giá vàng lập đỉnh do biến động chính trị và kinh tế – đó là vào năm 1980. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng bản chất của đợt tăng lần này – và khả năng duy trì của nó – có nhiều điểm khác biệt.
Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương

Giá vàng đã thu hẹp mức giảm trước đó vào thứ Hai, khi một phần nhu cầu trú ẩn an toàn quay trở lại và hoạt động mua mạnh từ các ngân hàng trung ương hỗ trợ giá sau khi vàng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần. Trong khi đó, các nhà phân tích vẫn duy trì cái nhìn tích cực về kim loại quý này.
Bất ổn dưới thời Trump: Cơ hội lớn cho vàng bứt phá
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bất ổn dưới thời Trump: Cơ hội lớn cho vàng bứt phá

Khi sự hỗn loạn chính trị gia tăng, vàng trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro hấp dẫn. Giá vàng đã bứt phá mạnh mẽ kể từ khi Trump gần như chắc chắn tái đắc cử, phản ánh nỗi lo ngại về tương lai kinh tế và địa chính trị. Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn, liệu vàng có phải là lựa chọn khôn ngoan, hay chỉ là một ván cược đầy cảm tính?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ