ECB nên đưa ra những quyết định lãi suất một cách linh hoạt trong mùa hè này

Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Mùa hè này, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi khi đứng trước áp lực từ các cuộc đàm phán thuế quan giữa Liên minh châu Âu và Mỹ, cùng với những biến động kinh tế khó lường. Trong bối cảnh lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng tăng trưởng lại suy yếu, ECB cần giữ các lựa chọn chính sách tiền tệ và tài khóa luôn sẵn sàng, tránh vội vàng dừng lại giữa chừng.

Phe hawkish trong Hội đồng Thống đốc ECB đang kêu gọi tạm dừng cắt giảm lãi suất. Nhưng với áp lực gay gắt lên Liên minh Châu Âu trong việc đàm phán thuế quan của Mỹ đối với nền kinh tế định hướng xuất khẩu đang gặp khó khăn, ECB không thể mong đợi chỉ đơn giản là tạm dừng tại cuộc họp ngày 24 tháng 7. Tất cả các lựa chọn, tiền tệ và tài khóa, phải được giữ mở, đặc biệt khi đồng euro mạnh lên đang đè nặng lên nền kinh tế.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde nên tránh cuộc tranh luận nội bộ chuyên sâu về việc lãi suất trung lập hoàn hảo, cân bằng giữa lạm phát với tăng trưởng, có thể ở đâu. Đây không phải là lúc đi sâu vào kỹ thuật khi bối cảnh cơ bản thay đổi hàng ngày.
Đôi khi, dường như câu trả lời cho mọi câu hỏi liên quan đến ECB là 2%. Đó là mục tiêu lạm phát của họ, nơi hầu hết các dự báo lạm phát kỳ hạn của họ tập trung, và là điểm giữa của ước tính lãi suất trung lập. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là lãi suất chính thức của họ phải ở mức trung lập hoặc 2%. Ít nhất là không phải khi có chiến tranh kinh tế. Dữ liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản công bố hôm thứ Ba cho thấy Đức đã trở thành quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới – không phải là điểm thuận lợi trong các cuộc đàm phán với chính quyền Trump bài trừ euro.
Có những tín hiệu tích cực về lạm phát có thể xoa dịu một số lo ngại. Lạm phát tiền lương thỏa thuận tại khu vực đồng euro trong quý đầu tiên đã chậm lại ở mức 2.4% hàng năm, một mức giảm đáng kể so với 4.1% trong quý cuối năm 2024. Kinh tế trưởng ECB Philip Lane đã nhấn mạnh vào thứ Sáu rằng các hợp đồng tiền lương đang ghi nhận 'các mức thỏa thuận khá thấp cho năm nay, thậm chí thấp hơn cho năm tới.” Ông tin rằng lạm phát dịch vụ sẽ hạ nhiệt từ tốc độ 4% ghi nhận vào tháng 4. Tỷ lệ lạm phát của Pháp đã giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm, chỉ còn 0.6% vào tháng 5, khi chi phí năng lượng giảm mạnh. Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Lithuania Gediminas Simkus đã cảnh báo về rủi ro lạm phát có thể giảm xuống dưới mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Châu Âu.
Triển vọng tăng trưởng đáng lo ngại hơn. Khảo sát PMI tổng hợp khu vực đồng euro sơ bộ tháng 5 cho thấy lần giảm đầu tiên trong năm nay xuống dưới ngưỡng 50 phân định tăng trưởng/suy thoái, còn 49.5. Đức rất có thể ghi nhận năm suy thoái thứ ba liên tiếp và điều đó là trước khi thuế quan trở thành chủ đề bàn tán.
Capital Economics, một công ty tư vấn nghiên cứu, cho rằng toàn bộ tác động của mức thuế quan 50% do Donald Trump đề xuất sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến mô hình xuất khẩu hàng cao cấp của Đức trong tất cả các quốc gia sử dụng đồng euro, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô và dược phẩm, có khả năng làm giảm tổng sản phẩm quốc nội tới 1.7% trong ba năm. Đó là kịch bản xấu nhất, nhưng nó minh họa tình thế khó khăn mà nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro đang đối mặt. Nền kinh tế khu vực đồng euro nói chung đang chững lại, như được thể hiện trong khảo sát tín dụng ngân hàng của Ngân hàng trung ương Châu Âu tháng 4, với nhu cầu vay giảm trở lại và tiêu chuẩn tín dụng thắt chặt ở hầu hết các lĩnh vực, với các điều kiện dự kiến sẽ xấu đi. Thắt chặt định lượng thụ động của Ngân hàng trung ương Châu Âu cũng đang gây ảnh hưởng tiêu cực.
Nhiều điều có thể xảy ra trong các cuộc đàm phán thuế quan giữa EU và Mỹ. Còn quá sớm để kỳ vọng Ngân hàng trung ương Châu Âu cam kết cắt giảm lãi suất thêm nhưng đồng thời cũng không nên loại trừ khả năng đó. Hãy đảm bảo điện thoại luôn bật và trong tầm tay trên ghế tắm nắng.
Bloomberg