Giá dầu giảm nhẹ do lo ngại về nhu cầu, thị trường thận trọng trước thềm cuộc họp của Fed

Giá dầu giảm nhẹ do lo ngại về nhu cầu, thị trường thận trọng trước thềm cuộc họp của Fed

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

16:18 17/12/2024

Giá dầu giảm nhẹ do dữ liệu kinh tế của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu, đồng thời các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước quyết định về lãi suất của Fed.

Dầu thô WTI của Hoa Kỳ giảm 11 cent xuống còn 70.60 USD/thùng, giá HĐTL Brent giảm 2 cent xuống còn 73.89 USD/thùng.

"Giá dầu bị ảnh hưởng bởi hoạt động chốt lời sau đợt tăng 6% của tuần trước và một loạt dữ liệu kinh tế đáng thất vọng của Trung Quốc hôm qua", nhà phân tích thị trường Tony Sycamore của IG cho biết.

Vào hôm qua, giá dầu đã giảm từ mức cao nhất trong nhiều tuần do dữ liệu chi tiêu của người tiêu dùng từ Trung Quốc yếu bất ngờ, mặc dù sản lượng công nghiệp tăng mạnh. Đồng thời, khẩu vị rủi ro cũng đang bị ảnh hưởng do cuộc họp của Fed đang đến gần.

Fed sẽ tổ chức cuộc họp chính sách cuối cùng trong năm vào thứ Ba và thứ Tư, họ được dự báo sẽ cắt giảm lãi suất 25 bps trong cuộc họp này.

Các nhà phân tích dự báo rằng Fed sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong năm 2025 và 2026, nhưng sự điều chỉnh này sẽ phụ thuộc vào sự diễn biến của lạm phát dưới chính quyền Trump sắp tới. Trong bối cảnh lạm phát có thể gia tăng, các quan chức Fed sẽ phải xem xét liệu có nên giảm bớt các biện pháp nới lỏng chính sách hay không. Những quyết định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến triển vọng tăng trưởng và nhu cầu dầu trong những năm tới.

"Việc Fed cắt giảm lãi suất 25 bps đã được thị trường định giá gần như chắc chắn, vì vậy nếu có bất kỳ điều bất ngờ nào từ cuộc họp của Fed, thị trường sẽ biến động mạnh mẽ", Anh Pham, một nhà phân tích của LSEG cho biết. Lãi suất thấp hơn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.

Triển vọng dầu mỏ trong năm tới bị che mờ bởi nguồn cung ngày càng tăng từ các nước không thuộc OPEC+ như Hoa Kỳ và Brazil và nhu cầu chậm lại, chủ yếu là ở Trung Quốc.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết ngay cả khi nhóm sản xuất OPEC+ vẫn duy trì việc cắt giảm sản lượng, vẫn sẽ có tình trạng dư cung 950,000 thùng mỗi ngày vào năm tới - gần 1% nguồn cung thế giới.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý

Đợt tăng vọt gần đây của vàng lên mức cao kỷ lục đã khiến nhiều người liên tưởng đến lần cuối cùng giá vàng lập đỉnh do biến động chính trị và kinh tế – đó là vào năm 1980. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng bản chất của đợt tăng lần này – và khả năng duy trì của nó – có nhiều điểm khác biệt.
Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương

Giá vàng đã thu hẹp mức giảm trước đó vào thứ Hai, khi một phần nhu cầu trú ẩn an toàn quay trở lại và hoạt động mua mạnh từ các ngân hàng trung ương hỗ trợ giá sau khi vàng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần. Trong khi đó, các nhà phân tích vẫn duy trì cái nhìn tích cực về kim loại quý này.
Bất ổn dưới thời Trump: Cơ hội lớn cho vàng bứt phá
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bất ổn dưới thời Trump: Cơ hội lớn cho vàng bứt phá

Khi sự hỗn loạn chính trị gia tăng, vàng trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro hấp dẫn. Giá vàng đã bứt phá mạnh mẽ kể từ khi Trump gần như chắc chắn tái đắc cử, phản ánh nỗi lo ngại về tương lai kinh tế và địa chính trị. Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn, liệu vàng có phải là lựa chọn khôn ngoan, hay chỉ là một ván cược đầy cảm tính?