Giá dầu tăng do ảnh hưởng từ cơn bão trước quyết định của Fed sắp tới

Giá dầu tăng do ảnh hưởng từ cơn bão trước quyết định của Fed sắp tới

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

06:56 17/09/2024

Giá dầu đã tăng vào thứ Hai do tác động của cơn bão Francine ảnh hưởng đến sản lượng tại Vịnh Mexico Mỹ, bù đắp những lo ngại về nhu cầu dầu từ Trung Quốc trước quyết định cắt giảm lãi suất của Fed trong tuần này.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tháng 11 ở mức 72.75 USD/thùng, tăng $1.14 tương đương 1.59%. Hợp đồng tương lai dầu thô Mỹ tháng 10 ở mức 70.09 USD/thùng, tăng $1.44 tương đương 2.1%.

Matt Smith, nhà phân tích hàng đầu tại Kpler cho biết họ vẫn đang chịu ảnh hưởng từ tàn dư của cơn bão. Nó tác động nhiều hơn đến quá trình sản xuất dầu thô thay vì tinh chế. Do đó, điều này có phần hỗ trợ giá dầu tăng.

Hơn 12% sản lượng dầu thô và 16% sản lượng khí đốt tự nhiên tại Vịnh Mexico vẫn chưa hoạt động trở lại sau cơn bão Francine, theo Cục Quản lý An toàn và Môi trường Hoa Kỳ (BSEE) công bố vào thứ Hai.

Tuy nhiên, nhìn chung, thị trường vẫn thận trọng trước quyết định về lãi suất của Fed vào thứ Tư tuần này.

Các nhà giao dịch ngày càng gia tăng kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 bps thay vì 25 bps, theo công cụ CME FedWatch theo dõi các hợp đồng tương lai lãi suất quỹ liên bang.

Lãi suất thấp hơn có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế và gia tăng nhu cầu dầu.

Clay Seigle, chuyên gia chiến lược thị trường về dầu cho biết qua email về một đợt cắt giảm lãi suất 0.25% của Fed có thể làm gia tăng lo ngại của các nhà giao dịch về tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu.

Seigle nhận định thị trường có thể chứng kiến các xu hướng đối lập nếu Fed cắt giảm lãi suất mạnh hơn.

Seigle cho biết, "bulls" sẽ tăng sẽ cảm thấy lạc quan hơn về nhu cầu dầu khi nền kinh tế hạ cánh mềm, trong khi "bears" đẩy chênh lệch giá vào trạng thái contango sẽ ưa thích việc giảm chi phí lưu trữ nguyên liệu giảm.

Contango là khi hợp đồng tháng trước rẻ hơn so với các tháng sau.

Theo Yeap Jun Rong, chiến lược phân tích thị trường tại IG, dữ liệu kinh tế yếu kém từ kinh tế Trung Quốc vào cuối tuần đã làm giảm tâm lý thị trường, với triển vọng tăng trưởng thấp hơn kéo dài tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới càng củng cố nghi ngờ về nhu cầu dầu.

Tăng trưởng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã chậm lại xuống mức thấp nhất trong 5 tháng vào tháng 8, trong khi doanh số bán lẻ và giá nhà mới tiếp tục suy yếu.

Sản lượng nhà máy lọc dầu của Trung Quốc cũng giảm tháng thứ 5 liên tiếp do nhu cầu nhiên liệu yếu và biên lợi nhuận xuất khẩu thấp đã hạn chế sản xuất.

Cả giá Brent và WTI đều tăng khoảng 1% vào tuần trước nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của tháng 8, lần lượt là 78.88 USD/thùng và 75.43 USD/thùng, sau khi giá giảm vào đầu tháng này do một phần bởi lo ngại về nhu cầu.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ukraine và châu Âu đang phải tự lực sau khi Trump rút lui
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ukraine và châu Âu đang phải tự lực sau khi Trump rút lui

Cuộc điện đàm giữa Donald Trump và Vladimir Putin trong tuần này không khiến ai bất ngờ — nhưng vẫn khiến cả châu Âu và Ukraine rúng động. Khi Trump chính thức khẳng định rút Mỹ khỏi cuộc chiến, ông không chỉ để mặc Ukraine đối mặt với một nước Nga ngày càng lấn tới, mà còn buộc châu Âu phải đứng ra gánh vác vai trò an ninh vốn dĩ lâu nay do Washington dẫn dắt.
Sụt giảm doanh thu tài chính của Trung Quốc chậm lại bất chấp biến động thương mại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Sụt giảm doanh thu tài chính của Trung Quốc chậm lại bất chấp biến động thương mại

Doanh thu tài chính của Trung Quốc tiếp tục sụt giảm trong 4 tháng đầu năm, nhưng với tốc độ chậm hơn so với quý đầu tiên, dữ liệu công bố hôm thứ Ba cho thấy, mang lại một chút nhẹ nhõm cho các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực giảm thiểu tác động của thuế quan Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ