Giá vàng lập kỷ lục mới nhờ triển vọng hạ lãi suất của Fed

Giá vàng lập kỷ lục mới nhờ triển vọng hạ lãi suất của Fed

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:39 03/04/2024

Giá vàng ổn định quanh mức đỉnh kỷ lục mới, bạc chạm đỉnh trong hai năm sau khi hai quan chức Fed cho biết họ vẫn kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất ba đợt trong năm 2024, thúc đẩy triển vọng của kim loại quý.

Giá vàng ổn định sau khi chạm mức đỉnh mới trên 2,288 USD/ounce, mặt khác, giá bạc đạt 26 USD/ounce. Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly và Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester, cả hai đều tham gia bỏ phiếu về các quyết định chính sách, cho biết họ vẫn kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất ba đợt trong năm 2024, mặc dù Fed không vội nới lỏng chính sách. Lãi suất thấp hơn có lợi cho kim loại phi lợi suất như vàng, bạc.

Giá vàng và giá bạc giao ngay

Vàng đã tăng gần 11% trong năm nay, đồng thời, liên tục lập đỉnh kỷ lục mới trong suốt đà leo dốc, do kỳ vọng lãi suất sẽ sớm được cắt giảm tại Mỹ. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ làm dấy lên lo ngại rằng Fed có thể đẩy lùi thời điểm hạ lãi suất.

Theo Suki Cooper, chuyên phân tích tại Standard Chartered, sự sụt giảm của open interest cho thấy việc short-covering có thể đã hỗ trợ vàng leo dốc lên các mức kỷ lục gần đây. Bà nhận định, việc thiếu các chất xúc tác mới nhằm đẩy giá kim loại này lên cao "khiến cho hành động giá có nhiều khả năng sẽ trở nên không ổn định và dễ bị điều chỉnh hơn"

Chủ tịch Fed Jerome Powell dự kiến ​​​​sẽ phát biểu vào hôm nay, có thể đưa ra những tín hiệu mới về triển vọng chính sách của Fed. Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg, dữ liệu về bảng lương phi nông nghiệp được dự đoán sẽ cho thấy ​​số lượng việc làm tăng trưởng tích cực.

Giá vàng giao ngay hiện ổn định ở mức 2,284.58 USD/ounce, sau khi chạm mốc 2,288.40 USD/ounce. Giá bạc tăng lên 26.34 USD/ounce, mức đỉnh kỷ lục kể từ tháng 3/2022. Platinum và palladium ổn định, trong khi chỉ số DXY gần như đi ngang.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Việt Nam đẩy mạnh đàm phán thuế với Mỹ, khéo léo cân bằng quan hệ giữa hai siêu cường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Việt Nam đẩy mạnh đàm phán thuế với Mỹ, khéo léo cân bằng quan hệ giữa hai siêu cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kỹ lưỡng cho đàm phán thuế với Mỹ nhằm bảo vệ xuất khẩu và tránh ảnh hưởng đến các thị trường khác. Việt Nam tiếp tục khẳng định cam kết thương mại công bằng, đồng thời đẩy mạnh chống gian lận xuất xứ. Trong thế lưỡng nan giữa Mỹ và Trung Quốc, Hà Nội đang duy trì thế cân bằng ngoại giao một cách khéo léo.
Châu Âu cần một "tổng tư lệnh quốc phòng"
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Châu Âu cần một "tổng tư lệnh quốc phòng"

Châu Âu đang đối mặt với thách thức hiện đại hóa quốc phòng giữa lúc ngân sách hạn hẹp và nguy cơ an ninh gia tăng. Việc tăng chi tiêu là cần thiết, nhưng không đủ nếu thiếu một nhân vật có tầm nhìn chiến lược để điều phối, tiêu chuẩn hóa và thúc đẩy hợp tác quân sự xuyên biên giới. Một “tổng tư lệnh quốc phòng” châu Âu có thể là chìa khóa để biến cam kết thành hành động thực chất.
Châu Âu nên làm gì khi Hoa Kỳ không còn là lá chắn đáng tin cậy trong cuộc xung đột Ukraine?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Châu Âu nên làm gì khi Hoa Kỳ không còn là lá chắn đáng tin cậy trong cuộc xung đột Ukraine?

Giới chức Hoa Kỳ ngày càng bày tỏ sự thiếu kiên nhẫn trước tiến độ chậm chạp của tiến trình hòa bình tại Ukraine. Điểm mấu chốt của vấn đề nằm ở sự miễn cưỡng bất thường của họ trong việc gây sức ép buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải thực hiện những nhượng bộ đáng kể. Trong bối cảnh Hoa Kỳ không sẵn lòng hành động, các quốc gia châu Âu cần phải chủ động đảm nhận vai trò này.
Thị trường tài chính trước sóng gió mới từ chính sách thương mại của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường tài chính trước sóng gió mới từ chính sách thương mại của Mỹ

Thị trường tài chính toàn cầu đang căng thẳng sau khi Mỹ thay đổi đột ngột chính sách thương mại và gia tăng nguy cơ can thiệp vào Fed. IMF cảnh báo rủi ro tài chính leo thang, trong khi Trung Quốc phản ứng cứng rắn với bất kỳ thỏa thuận nào gây tổn hại đến lợi ích của nước này. Nhà đầu tư đang dõi theo diễn biến trái phiếu và USD để đo lường mức độ áp lực lên chính quyền Trump.
Phụ thuộc hay tự chủ: Con đường nào cho nền kinh tế Mỹ hiện nay?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Phụ thuộc hay tự chủ: Con đường nào cho nền kinh tế Mỹ hiện nay?

Trong thương mại, độc lập là sức mạnh. Phụ thuộc là rủi ro. Một quốc gia càng có khả năng tự cung tự cấp, càng có nhiều quyền kiểm soát vận mệnh kinh tế của chính mình. Ngược lại, khi phụ thuộc vào hàng hóa, nguyên liệu hoặc công nghệ từ bên ngoài, quốc gia đó trở nên dễ tổn thương trước các cú sốc địa chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng hay sự thao túng của đối thủ.
Trump đẩy mạnh áp lực lên Powell: Cảnh báo suy thoái kinh tế nếu Fed không nhanh chóng hạ lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trump đẩy mạnh áp lực lên Powell: Cảnh báo suy thoái kinh tế nếu Fed không nhanh chóng hạ lãi suất

Trong một diễn biến mới nhất phản ánh mối quan hệ căng thẳng giữa Nhà Trắng và chính sách tiền tệ độc lập, Tổng thống Donald Trump đã gia tăng áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang (Fed) với cảnh báo nghiêm khắc về nguy cơ suy thoái kinh tế nếu không có động thái hạ lãi suất nhanh chóng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ