Bitcoin đã chạm mức $64,000 USD vào hôm qua sau khi dữ liệu việc làm khả quan tại Mỹ xua tan lo ngại về suy thoái. Trong khi đó, Bitwise đã nộp đơn xin thành lập quỹ ETF XRP giao ngay, trong khi SEC Hoa Kỳ kháng cáo khoản tiền phạt 125 triệu USD trong cuộc chiến pháp lý kéo dài bốn năm với nhà phát hành XRP. Ripple và Kraken đã ra mắt một nền tảng phái sinh tại Bermuda.
Chính sách tiền tệ đang ngày càng được phát triển trở thành một công cụ quan trọng để giảm mức chi phí lãi vay cần được chi trả cho nợ chính phủ, từ đó cho phép các biện pháp kích thích tài khóa trở nên tập trung hơn vào mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Báo cáo việc làm mạnh mẽ của Mỹ tuần này đã khiến thị trường ngày càng tin vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất ở mức 25 điểm cơ bản thay vì 50 như trước đó. Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đẩy giá dầu và tài sản trú ẩn tăng cao. Dữ liệu lạm phát của Mỹ sắp tới và quyết định lãi suất của RBNZ là tâm điểm của thị trường cho tuần tới
Sau khi Trung Quốc công bố gói kích thích lớn và thông điệp tăng trưởng rõ ràng từ các nhà lãnh đạo, dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2025 đã được điều chỉnh tăng từ 4.8% lên 5.2%, dự báo cho năm 2024 giữ nguyên ở mức 4.8%.
Thương mại quốc tế đã tăng trưởng chậm hơn nền kinh tế toàn cầu trong hơn 15 năm qua. Hiện tượng này, thường được gọi là phi toàn cầu hóa, chủ yếu là do sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Sự thay đổi trong các hành lang thương mại toàn cầu một phần cũng đến từ căng thẳng địa chính trị của các quốc gia với Trung Quốc.
Cổ phiếu Mỹ đã vượt trội so với phần còn lại của thế giới trong suốt 15 năm qua, với sự chênh lệch về định giá ngày càng tăng. Nếu chính sách thương mại và thuế của Mỹ không thay đổi, việc cắt giảm lãi suất của Fed có thể khiến đồng USD giảm bớt sức mạnh, mang lại lợi ích cho phần còn lại của thế giới. Ngược lại, do việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed đã được tính vào định giá thị trường trái phiếu, khả năng cao đồng USD sẽ tăng trở lại nếu các chính sách thương mại và thuế của Mỹ tiếp tục theo hướng mà Trump đề ra.
Khối ASEAN đang tỏa sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu với ba năm liên tiếp thiết lập kỷ lục về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tổng kim ngạch thương mại. Khi tiến gần đến cột mốc 60 năm thành lập vào năm 2027, triển vọng của khối vẫn hết sức khả quan, củng cố vị thế của ASEAN như một điểm đến hấp dẫn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động.
Quý III năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với đồng USD. Thị trường tài chính chứng kiến một sự chuyển biến ngoạn mục trong nhận định: từ kỳ vọng lãi suất Mỹ sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài vào đầu quý, đến việc Fed bất ngờ khởi động chu kỳ nới lỏng tiền tệ vào tháng 9 với một đòn bẩy mạnh mẽ - cắt giảm 50 bps.