Hàn Quốc trở thành nền kinh tế phát triển đầu tiên tăng lãi suất trong thời kỳ đại dịch

Hàn Quốc trở thành nền kinh tế phát triển đầu tiên tăng lãi suất trong thời kỳ đại dịch

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

12:23 26/08/2021

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vừa quyết định tăng lãi suất. Đây là quốc gia đầu tiên trong nhóm các nền kinh tế phát triển tăng lãi suất trong kỷ nguyên đại dịch.

Hàn Quốc trở thành nền kinh tế phát triển đầu tiên tăng lãi suất trong thời kỳ đại dịch
Hàn Quốc trở thành nền kinh tế phát triển đầu tiên tăng lãi suất trong thời kỳ đại dịch

Trong quyết định mới nhất, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tăng lãi suất lên 25 điểm cơ bản, nâng tổng lãi suất lên 0.75%. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc tăng lãi suất trong 3 năm qua. Điều này cũng biến Hàn Quốc trở thành nền kinh tế phát triển đầu tiên trên thế giới tăng lãi suất trong thời kỳ dịch bệnh.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) Lee Ju-yeol cho biết quyết định tăng lãi suất đã không được nhất trí hoàn toàn từ các quan chức của BOK. Một thành viên Hội đồng của BOK đã kêu gọi giữ ổn định lãi suất. Trong khi đó, chỉ 16/30 số chuyên gia mà Reuters thăm dò đồng quan điểm với việc tăng lãi suất.

Alvin Tan, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối châu Á tại RBC Capital Markets, gọi đây là "đợt tăng lãi suất miễn cưỡng" dù thị trường hoàn toàn đồng thuận rằng lãi suất sẽ sớm tăng lên. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc đã giảm 0.18% sau quyết định này. Đồng Won tăng nhẹ.

Hầu hết các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục nhằm hỗ trợ nền kinh tế trước những tác động của đại dịch Covid-19. Từ Mỹ đến châu Âu hay các nước châu Á, những biện pháp kích thích đang được triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động.

Tuy nhiên, mối nguy từ đại dịch chưa kết thúc. Hàn Quốc đang phải vật lộn với số lượng ca mắc Covid-19 tăng cao trong những tuần gần đây, với số ca mắc hàng ngày tính theo trung bình 7 ngày đã vượt 1,800, cao gấp hơn 4 lần so với 400 ca hồi tháng 6. Tuần trước, Hàn Quốc đã phải tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội thêm 2 tuần vì số ca mắc tăng cao.

Capital Economics nhận định: "Những nền kinh tế đạt tốc độ nhanh trong tiêm chủng sẽ chỉ phải sử dụng các biện pháp nhẹ nhàng hơn trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan".

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế

Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản chậm lại khi Mỹ tăng cường các biện pháp thuế quan, làm nổi bật những rủi ro mà đất nước này phải đối mặt sau khi nền kinh tế của họ đã suy giảm trước khi các loại thuế này bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?

Donald Trump từng tuyên bố rằng không điều gì có thể xảy ra ở Ukraine nếu ông chưa gặp Putin. Giờ đây, dù hai nhà lãnh đạo đã điện đàm suốt hai tiếng, thế giới vẫn chứng kiến một sự im lặng đáng lo ngại từ phía Mỹ. Khi Trump tiếp tục nhượng bộ, Putin lại càng được đà siết chặt Ukraine. Trong lúc Kyiv nín thở chờ đợi, các đồng minh phương Tây buộc phải đối mặt với câu hỏi gai góc: nếu Mỹ rút lui, ai sẽ đứng ra cứu Ukraine?
Ukraine và châu Âu đang phải tự lực sau khi Trump rút lui
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ukraine và châu Âu đang phải tự lực sau khi Trump rút lui

Cuộc điện đàm giữa Donald Trump và Vladimir Putin trong tuần này không khiến ai bất ngờ — nhưng vẫn khiến cả châu Âu và Ukraine rúng động. Khi Trump chính thức khẳng định rút Mỹ khỏi cuộc chiến, ông không chỉ để mặc Ukraine đối mặt với một nước Nga ngày càng lấn tới, mà còn buộc châu Âu phải đứng ra gánh vác vai trò an ninh vốn dĩ lâu nay do Washington dẫn dắt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ