Hãy cẩn thận với những rủi ro của thị trường mới nổi ở châu Á!

Hãy cẩn thận với những rủi ro của thị trường mới nổi ở châu Á!

08:35 29/03/2021

Nếu cân nhắc việc đầu tư vào các thị trường mới nổi (EM), hãy chuẩn bị trước tâm lý đối mặt với nhiều rủi ro. Hiện nay, các rủi ro đó thậm chí còn lớn hơn nữa tại châu Á - nơi các quốc gia đang phát triển sẽ không sớm thắt chặt điều kiện kinh tế như những nơi khác!

Hãy cẩn thận với những thị trường mới nổi ở châu Á!
Hãy cẩn thận với những thị trường mới nổi ở châu Á!

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ tương đối chậm sẽ tạo thêm một số "bước đệm" cho các nhà đầu tư cổ phiếu nhưng nó cũng có thể gây thêm nỗi lo ngại cho các nhà đầu tư trái phiếu ở châu Á - những người vốn đã mất kiên nhẫn và niềm tin vào các nhà hoạch định chính sách trong việc kiểm soát lạm phát.

Với việc bất ngờ thắt chặt các điều kiện kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Nga trong vài tuần qua cộng với quyết định gần đây của Mexico - giữ nguyên lãi suất thay vì cắt giảm khi quốc gia đang phải đối mặt với lạm phát gia tăng. "Hành động thắt chặt tại các quốc gia EM"  sẽ trở thành một chủ đề nóng trong vài tháng tới. 

Tuy nhiên, bức tranh tại châu Á lại khá khác biệt, vì một số lý do:

  • Các chính phủ ở khu vực này đã lên tiếng về những bài học kinh nghiệm sau cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á -  khi họ thiết lập các khoản dự trữ một cách ồ ạt để bảo vệ nền kinh tế khi Hoa Kỳ và các nơi khác đột ngột thắt chặt điều kiện kinh tế. 
  • Như các nhà phân tích của HSBC chỉ ra trong một báo cáo hôm thứ Sáu, nhu cầu dịch vụ được cải thiện ở phương Tây sẽ đồng thời đi kèm với sự chậm lại của thương mại hàng hóa - vốn hỗ trợ nền kinh tế châu Á. Điều đó có nghĩa là sẽ không có bất kỳ sự thúc đẩy hoạt động kinh tế ngay lập tức nào ở đây như ở Hoa Kỳ, và do đó "lạm phát và quá trình bình thường hóa chính sách còn lâu mới xảy ra".
  • Lời phát biểu của Jerome Powells đã được áp dụng khắp nơi. Có nghĩa là, một số ngân hàng trung ương - bao gồm cả ở các quốc gia lạm phát cao như Philippines và những ngân hàng rất nhạy cảm với hoạt động đầu tư nước ngoài như Indonesia - đã lặp lại những lời của ông xung quanh việc ngân hàng vẫn có thể kiểm soát được xu hướng tăng của lạm phát gần đây (và tất nhiên họ sẽ không vội tăng lãi suất!).

Vậy chúng ta thực sự sẽ thấy quốc gia châu Á nào thực hiện chính sách thắt chặt tiếp theo? Điều này khá khó đoán. Tuy nhiên, câu trả lời của ba nhà kinh tế trong khu vực vào thứ Sáu đã cho một số dự đoán khác nhau:

  • Indonesia.
  • Singapore (thông qua biên độ tỷ giá hối đoái của họ) và nó có thể có thể xảy ra vào tháng 10.
  • Có thể là Hàn Quốc hoặc Philippines và ngay sau đó là Singapore; nhưng đây chủ yếu là câu chuyện của năm 2022.

Kể từ đầu năm đến nay, trong số 13 ngân hàng trung ương châu Á - Thái Bình Dương, chỉ có một động thái thay đổi lãi suất duy nhất như việc Indonesia cắt giảm 25 bps vào tháng Hai. Vì vậy, không có nhiều lý do để mong đợi các ngân hàng trung ương sẽ sớm thay đổi định hướng chính sách của mình.

Michelle Jamrisko

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật bản kỳ hạn dài tăng vọt vì lo ngại tài khóa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật bản kỳ hạn dài tăng vọt vì lo ngại tài khóa

Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 30 năm và 5 năm của Nhật Bản tăng lên mức cao nhất kể từ 2002, khi nhà đầu tư bán tháo trái phiếu dài hạn vì lo ngại tài khóa và biến động toàn cầu. Phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm ghi nhận cầu yếu nhất từ cuối năm ngoái, trong bối cảnh thị trường đối mặt với thanh khoản thấp và bất ổn lãi suất.
Nhật Bản đối mặt thách thức lớn trong đàm phán thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhật Bản đối mặt thách thức lớn trong đàm phán thương mại với Mỹ

Nhật Bản sẽ đối mặt với Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại đầy thách thức, hy vọng giảm thuế quan và mở rộng đầu tư vào nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, Tokyo lo ngại sẽ bị ép buộc thông qua các yêu cầu thương mại khắc nghiệt. Một thỏa thuận thành công không chỉ củng cố quan hệ chiến lược mà còn ổn định thị trường tài chính.
Canh bạc thương mại: Trump và chiến lược thuế quan đối ứng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Canh bạc thương mại: Trump và chiến lược thuế quan đối ứng

Chính sách thương mại tưởng chừng phi lý của Trump có thể trở thành một chiến lược nếu ông từ bỏ học thuyết thâm hụt và theo đuổi nguyên tắc đối ứng. Với cách tiếp cận hợp tác và đàm phán thực chất, Mỹ có thể thúc đẩy thương mại công bằng và tạo nên bước ngoặt lịch sử.
RBA nhận định cuộc họp tháng 5 sẽ là thời điểm thuận lợi để xem xét lại chính sách tiền tệ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

RBA nhận định cuộc họp tháng 5 sẽ là thời điểm thuận lợi để xem xét lại chính sách tiền tệ

RBA bày tỏ sự thận trọng đối với việc cắt giảm lãi suất trong tương lai, cho biết tháng 5 sẽ là thời điểm thích hợp để xem xét lại các chính sách, theo biên bản cuộc họp tháng 4 được tổ chức ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan đã làm xáo trộn thị trường toàn cầu.
Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ 23 tỷ USD cho ngành bán dẫn trong bối cảnh bất ổn thuế quan từ Mỹ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ 23 tỷ USD cho ngành bán dẫn trong bối cảnh bất ổn thuế quan từ Mỹ

Trong nỗ lực củng cố vị thế dẫn đầu trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu, Chính phủ Hàn Quốc ngày 15/4 công bố gói hỗ trợ mở rộng trị giá 33,000 tỷ won (tương đương 23.25 tỷ USD) dành cho ngành công nghiệp bán dẫn – lĩnh vực được coi là “xương sống” của nền kinh tế quốc gia.