JPY giảm xuống mức thấp nhất tuần, khi BoJ theo dõi sát sao thị trường trái phiếu

Diệu Linh
Junior Editor
JPY thu hút một số bên bán trong ngày vào thứ Tư, mặc dù đà giảm bị hạn chế. Các báo cáo rằng Nhật Bản sẽ hành động để kiềm chế sự gia tăng của JGB làm suy yếu JPY trong bối cảnh tâm lý ưa rủi ro. Một sự tăng giá nhẹ của USD hỗ trợ USD/JPY, mặc dù triển vọng BoJ-Fed trái chiều có thể hạn chế đà tăng.

Bối cảnh chung
JPY giảm xuống mức thấp nhất tuần trong phiên Á vào thứ Tư, mặc dù đà giảm trong ngày có vẻ hạn chế. Bình luận từ Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Katō cho thấy chính phủ sẽ có một số hành động để kiềm chế lợi suất Trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) đang tăng mạnh. Ngoài ra, khẩu vị rủi ro đang cải thiện, làm suy yếu JPY vốn là tài sản trú ẩn và thúc đẩy cặp USD/JPY, nhất là khi đà tăng USD vẫn tiếp diễn trong ngày thứ hai liên tiếp.
Tuy nhiên, bên bán JPY hạn chế đặt cược mạnh mẽ vì họ dự đoán rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tăng lãi suất trở lại, trong khi thị trường kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ hạ lãi suất vào năm 2025, điều này sẽ hạn chế đà giảm cho JPY có lợi suất thấp hơn. Trong một kịch bản khác, sự bất ổn liên quan đến chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và rủi ro địa chính trị sẽ hỗ trợ cho JPY, cộng thêm tâm lý thị trường không chuộng USD có thể hạn chế đà tăng thêm cho cặp USD/JPY.
Các nhà giao dịch JPY dường như không có hướng đi rõ ràng trong bối cảnh các key driver trái chiều nhau
- Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Kato cho biết vào thứ Tư tuần này rằng chính phủ quan ngại về sự tăng đột biến gần đây của lợi suất và sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường trái phiếu. Điều này diễn ra sau khi Reuters báo cáo vào thứ Ba rằng Bộ Tài chính Nhật Bản sẽ xem xét điều chỉnh cơ cấu chương trình trái phiếu của mình cho năm tài chính hiện tại, điều này có thể bao gồm cắt giảm phát hành trái phiếu siêu dài hạn.
- Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết triển vọng vẫn còn sự bất ổn do các cuộc đàm phán thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản vẫn đang tiếp diễn. Ueda nói thêm rằng những biến động trong lãi suất ngắn hạn và trung hạn có tác động lớn hơn đến các hoạt động kinh tế và ngân hàng trung ương sẽ theo dõi chặt chẽ thị trường trái phiếu. Điều này, cùng với sự lạc quan thương mại gần đây, làm suy yếu Đồng Yên Nhật.
- Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố gia hạn thời hạn áp thuế 50% đối với hàng nhập khẩu của Liên minh châu Âu cho đến ngày 9 tháng 7, tạo động lực mạnh mẽ cho tâm lý rủi ro toàn cầu. Điều này được xem là một yếu tố khác làm suy yếu nhu cầu đối với JPY vốn là tài sản trú ẩn an toàn, mặc dù sự bất ổn xung quanh chính sách thương mại của Trump vẫn còn. Điều này, cùng với kỳ vọng hawkish về BoJ, giúp hạn chế đà giảm sâu hơn của JPY.
- Các quan chức BoJ gần đây đã thể hiện sẵn sàng tăng lãi suất trở lại nếu nền kinh tế và giá cả cải thiện như dự kiến. Thêm vào đó, dữ liệu sắp tới chỉ ra lạm phát đang lan rộng ở Nhật Bản và ủng hộ việc thắt chặt chính sách hơn nữa bởi ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, các nhà đầu tư hiện dường như tin rằng các nhà hoạch định chính sách của BoJ sẽ đánh giá thuế quan và dòng chảy thương mại trước khi đưa ra bước đi chính sách tiếp theo.
- Ngược lại, các nhà giao dịch đã tính đến khả năng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt lãi suất ít nhất hai lần, mỗi lần 25 điểm cơ bản vào năm 2025 trong bối cảnh có dấu hiệu áp lực lạm phát giảm bớt tại Mỹ. Hơn nữa, lo ngại rằng thâm hụt ngân sách Mỹ có thể xấu đi nhanh hơn dự kiến trước đây do đạo luật mang tên “dự luật to đẹp” của Tổng thống Mỹ Donald Trump đóng vai trò là trở ngại đối với USD.
- Nga đã từ chối tham gia đàm phán ngừng bắn và lực lượng của nước này đã đạt được những bước tiến ở phía đông bắc Ukraine sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa gây chết người nhất kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022. Trong khi đó, Hamas được cho là đã đồng ý với đề xuất ngừng bắn của Mỹ cho Gaza, mặc dù một quan chức Mỹ nói thỏa thuận đang được thảo luận là “không thể chấp nhận được” và “đáng thất vọng”. Điều này giữ cho rủi ro địa chính trị tiếp tục hiện hữu.
- Các nhà đầu tư hiện mong đợi việc công bố biên bản cuộc họp của FOMC để tìm manh mối về lộ trình cắt lãi suất trong tương lai, điều này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến động lực giá USD và tạo động lực cho cặp USD/JPY. Trọng tâm sau đó sẽ chuyển sang dữ liệu GDP Sơ bộ Quý 1 của Mỹ vào thứ Năm, tiếp theo là chỉ số CPI Tokyo và Chỉ số Giá Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE) của Mỹ vào thứ Sáu.
Phe mua USD/JPY hiện đang chờ đợi một nhịp tăng bền vững vượt qua mức thoái lui Fibo. 38.2%
Cú bứt phá qua đêm trên vùng cản hội tụ 143.65-143.75 - hợp lưu của đường SMA 200 kỳ trên đồ thị 4 giờ và mức fibo 23.6% của nhịp giảm từ đỉnh tháng - có thể được xem là yếu tố kích hoạt chính cho phe mua USD/JPY. Hơn nữa, các chỉ báo dao động tích cực trên đồ thị này hỗ trợ đà tăng trong ngày. Tuy nhiên, đà tăng chưa vượt qua mức thoái lui Fibo. 38.2% và các chỉ báo kỹ thuật trên đồ thị khung ngày vẫn chưa xác nhận triển vọng tích cực, nên cần các nhà giao dịch phải thận trọng. Do đó, các nhịp tăng sẽ gặp kháng cự mạnh và bị giới hạn gần mốc tâm lý 145.00. Tiếp theo là mức thoái lui 50%, quanh vùng 145.40, nếu vượt qua sẽ mở đường cho đà tăng thêm.
Mặt khác, mốc 144.00 cùng vùng kháng cự hội tụ 143.75-143.65, cũng có thể trở thành các ngưỡng hỗ trợ cho cặp tiền. Nếu giá phá xuống dưới vùng 143.75-143.65, sẽ cho thấy đà phục hồi bị hết động lượng, kéo giá xuống vùng cản số chẵn 143.00. Lực bán tiếp diễn có thể đẩy giá giảm xuống vùng đáy cũ, quanh 142.10.
fxstreet