Lạm phát hạ nhiệt - cái cớ cho quan điểm ''không vội'' của Fed

Lạm phát hạ nhiệt - cái cớ cho quan điểm ''không vội'' của Fed

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

10:58 11/03/2024

Lạm phát hạ nhiệt dần, doanh số bán lẻ thì phục hồi. Điều này tiếp tục củng cố quan điểm ''không vội'' trong việc cắt giảm lãi suất của Fed.

CPI lõi - thước đo không bao gồm thực phẩm và nhiên liệu được dự đoán tăng 0.3% vào tháng Hai so với tháng trước, sau khi tăng 0.4% vào đầu năm. Bộ Lao động sẽ công bố báo cáo CPI vào thứ Ba.

CPI dự kiến sẽ tăng 3.7% so với một năm trước, đây là mức tăng hàng năm nhỏ nhất kể từ tháng 4/2021. Mặc dù con số này thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 6.6% vào năm 2022, tốc độ tăng trưởng gần đây khá chậm. Điều này phù hợp với lời phát biểu trước quốc hội từ Chủ tịch Fed Jerome Powell trong tuần qua, ông đã nói rằng mặc dù việc cắt giảm lãi suất "vào một thời điểm nào đó trong năm nay" là phù hợp nhưng ông và các đồng nghiệp của mình vẫn chưa sẵn sàng. Đó là bởi vì Fed muốn thấy những dấu hiệu rõ ràng hơn rằng lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2% - dựa trên một thước đo chính PCE. Ngoài CPI, chỉ số PPI công bố vào thứ Năm sẽ giúp cung cấp thông tin cho chỉ số PCE - được công bố sau cuộc họp chính sách của Fed vào ngày 19-20 tháng Ba. Các quan chức Fed sẽ tuân thủ một khoảng thời gian cấm phát biểu công khai trước khi cuộc họp diễn ra.

Ngoài lạm phát, có rất ít dấu hiệu căng thẳng trong nền kinh tế. Báo cáo việc làm mới nhất chỉ ra sự tăng trưởng việc làm ở mức vừa phải, ổn định. Điều sẽ giữ chi tiêu của người tiêu dùng tiếp tục tăng.

Số liệu của chính phủ hôm thứ Năm dự kiến sẽ cho thấy doanh số bán lẻ tháng 2 tăng 0.8% sau khi giảm vào tháng trước đó, cho thấy sự quay trở lại của những người mua sắm sau một mùa nghỉ lễ.

Các nhà kinh tế học của Bloomberg Anna Wong, Stuart Paul, Eliza Winger và Estelle Ou cho biết: “Báo cáo CPI tháng 2 khó có thể mang lại sự đảm bảo mà Powell cần để áp dụng lập trường “dovish”. Xu hướng theo mùa được theo dõi trong báo cáo tháng 1, khiến chỉ số CPI lõi tăng và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tháng 2. Chúng tôi nghĩ rằng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed sẽ vào giữa tháng 5 hoặc tháng 6”

Châu Á

Các cuộc đàm phán tiền lương hàng năm của Nhật Bản được công bố vào thứ Sáu đã đạt đến một mốc quan trọng. Những con số được kỳ vọng sẽ vượt qua kết quả của năm ngoái mở đường cho việc BoJ chấm dứt chính sách lãi suất âm ngay trong tháng này hoặc tháng tới.

Thêm vào đó là số liệu GDP quý IV/2023 của Nhật Bản công bố vào thứ Hai. Chúng có khả năng được điều chỉnh cao hơn để có thể giúp quốc gia này thoát khỏi suy thoái kỹ thuật, đây cũng sẽ là một động thái bật đèn xanh khác cho BoJ.

Châu Âu

Vương quốc Anh sẽ là tâm điểm của khu vực, với dữ liệu về lương vào thứ Ba có thể cho thấy tốc độ tăng trưởng vẫn mạnh mẽ khiến Ngân hàng Trung ương Anh phải cảnh giác. Trong một dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang căng thẳng, ngân hàng trung ương đã buộc phải tăng lương cho chính nhân viên của mình để phù hợp với lạm phát. Vào thứ Tư, số liệu GDP hàng tháng của Anh dự kiến sẽ tăng nhẹ sau khi sụt giảm vào tháng 12, cho thấy nền kinh tế vẫn đang gặp khó khăn. BoE sẽ công bố khảo sát riêng về kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng vào thứ Sáu.

Ở EU, báo cáo chính sẽ là sản xuất công nghiệp dự kiến sẽ cho thấy năm 2024 bắt đầu với mức giảm hàng tháng. Cuộc họp của các bộ trưởng tài chính châu Âu vào thứ Hai và thứ Ba tại Brussels sẽ thảo luận về những diễn biến kinh tế vĩ mô và những diễn biến mới nhất về liên minh thị trường vốn. Trong khi đó, sau quyết định của Ngân hàng Trung ương Châu Âu vào tuần trước báo hiệu việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6, một số quan chức dự kiến sẽ phát biểu bao gồm cả nhà kinh tế trưởng Philip Lane. ECB có thể công bố một bản cập nhật về khuôn khổ chính sách tiền tệ của mình vào thứ Tư.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Niềm tin kinh tế toàn cầu đang lao dốc, thị trường tài chính biến động mạnh khi căng thẳng thương mại do Mỹ khơi mào khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên u ám. Cảnh báo này được đưa ra trong một báo cáo của Financial Times phối hợp với Viện Brookings, ngay trước thềm các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới tại Washington trong tuần này.
Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Chứng khoán châu Á và tương lai chứng khoán Mỹ trượt giá vào thứ Hai trong khi đồng đô la giảm mạnh, do lo ngại về thuế quan và những lời chỉ trích công khai của Tổng thống Donald Trump nhắm tới Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Việc này đã ảnh hưởng đến tâm lý, đẩy giá vàng lên một mức cao mới.
Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang chứng kiến sự sụt giảm đáng kể khi giới đầu tư bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tác động tiềm tàng của cuộc chiến thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng đối với nhu cầu năng lượng thế giới. Diễn biến này diễn ra song song với tiến trình đàm phán giữa Washington và Tehran về chương trình hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Thẩm phán Mỹ tuyên bố Google nắm giữ độc quyền bất hợp pháp trong lĩnh vực công nghệ quảng cáo
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thẩm phán Mỹ tuyên bố Google nắm giữ độc quyền bất hợp pháp trong lĩnh vực công nghệ quảng cáo

Thẩm phán tuyên bố rằng Alphabet đang thống trị bất hợp pháp hai thị trường công nghệ quảng cáo trực tuyến, giáng một đòn khác vào gã khổng lồ công nghệ này và mở đường cho các công tố viên chống độc quyền của Hoa Kỳ tìm cách chia tách các sản phẩm quảng cáo của họ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ