Lạm phát tại Mỹ tiếp tục hạ nhiệt, củng cố kỳ vọng Fed đã hoàn thành nhiệm vụ

Lạm phát tại Mỹ tiếp tục hạ nhiệt, củng cố kỳ vọng Fed đã hoàn thành nhiệm vụ

07:48 11/08/2023

CPI tháng 7 tại Mỹ chỉ tăng nhẹ trong tháng thứ hai, làm tăng kỳ vọng rằng Fed có thể kiềm chế lạm phát mà không gây ra suy thoái kinh tế.

CPI lõi tăng 0.2% so với tháng trước trong tháng thứ hai liên tiếp, mức tăng thấp nhất trong hơn hai năm. CPI toàn phần tăng 3.2% so với cùng kỳ

Tiến triển trong việc kiểm soát lạm phát, cùng với sức mạnh kinh tế và thị trường lao động, thể hiện hướng đi đúng của ngân hàng trung ương. Lãi suất cao nhất trong 22 năm đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm dịu áp lực giá, nhưng chưa đưa đất nước vào suy thoái như nhiều nhà kinh tế trước đây nghĩ.

Mặc dù báo cáo CPI mới nhất có thể đẩy mạnh kỳ vọng rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp của họ vào tháng tới, lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu của họ. Các quan chức cũng sẽ cần xem xét nhiều chỉ số dữ liệu quan trọng khác.

Dữ liệu cho thấy hơn 90% sự gia tăng trong CPI tổng thể đến từ chi phí nhà ở, mà từ đầu năm đã bắt đầu hạ nhiệt. Trong khi đó, giá xe cũ đã giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp, trong khi giá vé máy bay giảm mạnh nhất kể từ đại dịch.

Tuy nhiên, các hộ gia đình Mỹ phải đối mặt với việc chi phí cho hàng hóa thiết yếu tăng trong tháng trước. Giá thực phẩm tăng cao nhất kể từ đầu năm nay, tiện ích tăng và giá xăng dầu đang tăng. Bảo hiểm ô tô tăng mạnh nhất kể từ năm 1976.

Chỉ số S&P 500 tăng, lợi suất giảm và USD giảm, trước khi tất cả đảo chiều vào cuối phiên.

Ngoài ra, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng mạnh nhất trong hai tháng. Số lượng đơn tiếp tục xin trợ cấp, một chỉ số đại diện cho số người Mỹ đang nhận trợ cấp, vẫn duy trì ở mức ổn định.

Bỏ qua nhà ở và năng lượng, giá dịch vụ tăng 0.2% so với tháng trước và 4.1% so với cùng kỳ.

Mặc dù Chủ tịch Jerome Powell và các đồng nghiệp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét chỉ số này khi đánh giá xu hướng lạm phát của quốc gia, họ sử dụng một chỉ số lạm phát riệng. Chỉ số PCE, cơ sở cho mục tiêu 2% của Fed, sẽ được công bố vào cuối tháng này.

Giá dịch vụ tăng trong tháng trước được bù lại một phần bởi hàng hóa giảm. Giá hàng hóa lõi, loại trừ hàng hóa thực phẩm và năng lượng, giảm mạnh nhất kể từ tháng 3 năm ngoái.

Chi phí nhà ở, là thành phần dịch vụ lớn nhất và chiếm khoảng một phần ba của chỉ số CPI toàn phân, tăng 0.4% trong tháng thứ hai liên tiếp. Sự ổn định trong chi phí nhà ở là yếu tố quan trọng cho xu hướng giảm của lạm phát lõi trong thời gian dài.

Sức mạnh bền vững trong nền kinh tế và lạm phát đang giảm mạnh đã thúc đẩy nhiều nhà kinh tế — bao gồm cả các quan chức Fed — rút lại dự báo về suy thoái. Trong khi đó, người tiêu dùng cuối cùng cũng đang được hưởng lợi từ lương tăng.

Sau hai năm giảm, mức lương được điều chỉnh theo lạm phát đã tăng 0.3% vào tháng Bảy và tăng 1.1% so với cùng kỳ năm trước, theo một báo cáo riêng vào thứ Năm.

Tuy nhiên, triển vọng sắp tới vẫn khó đoasn — với cả nền kinh tế và lạm phát. Việc trả nợ sinh viên được nối lại và điều kiện cho vay thắt chặt vẫn là những vấn đề lớn.

Về phía lạm phát, con đường có thể trở nên khó khăn hơn một chút. Ví dụ, chỉ số CPI sẽ không phản ánh hết mức tăng mạnh về giá xăng dầu gần đây cho đến báo cáo tiếp theo. Trong khi đó, bảo hiểm y tế, đã đóng vai trò là một yếu tố làm chậm đà tăng chỉ số CPI trong suốt một năm qua do cách Cục tính toán, sẽ sớm bắt đầu góp phần vào sự tăng trưởng giá tiêu dùng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Đô la Mỹ cùng chứng khoán lao dốc nhưng tiền ảo tăng giá khi Trump tăng áp lực lên Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng Đô la Mỹ cùng chứng khoán lao dốc nhưng tiền ảo tăng giá khi Trump tăng áp lực lên Fed

Thị trường tiền ảo đã tránh được sự sụp đổ do đợt công kích mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, trong khi điều này đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm và đồng Đô la Mỹ tiếp tục suy yếu do sự bất ổn.
Ngành hàng không có thể sẽ thất thoát 22 tỷ USD sau khi chính sách miễn thuế "de minimis" bị bãi bỏ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ngành hàng không có thể sẽ thất thoát 22 tỷ USD sau khi chính sách miễn thuế "de minimis" bị bãi bỏ

Mỹ dự kiến vào tháng tới sẽ hủy bỏ quyền miễn thuế đối với các lô hàng giá trị thấp từ Trung Quốc và Hồng Kông, kết hợp với mức thuế 145% mới đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, có thể gây tổn thất hơn 22 tỷ USD doanh thu từ ngành vận tải hàng không trong ba năm và khiến hàng nghìn người bán hàng trực tuyến với mô hình giao hàng trực tiếp đến người tiêu dùng phải đóng cửa.
Người lao động Mỹ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn cho công việc mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Người lao động Mỹ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn cho công việc mới

Theo khảo sát của Fed New York, người dân Hoa Kỳ đã thể hiện cái nhìn tiêu cực hơn đối với thị trường lao động trong tháng 3, biểu hiện qua việc các đối tượng tham gia khảo sát đã điều chỉnh giảm đáng kể mức lương tối thiểu họ sẵn sàng chấp nhận để đảm nhận một vị trí công việc mới.
IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Niềm tin kinh tế toàn cầu đang lao dốc, thị trường tài chính biến động mạnh khi căng thẳng thương mại do Mỹ khơi mào khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên u ám. Cảnh báo này được đưa ra trong một báo cáo của Financial Times phối hợp với Viện Brookings, ngay trước thềm các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới tại Washington trong tuần này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ