Nhà hoạch định chính sách mới của SNB từng là thành viên Fed

Nhà hoạch định chính sách mới của SNB từng là thành viên Fed

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

07:23 21/12/2023

Antoine Martin không chỉ là một nhà kinh tế giàu kinh nghiệm mà còn là một tài sản giá trị cho các cuộc cải cách tài chính sau cuộc khủng hoảng Credit Suisse đã nhấn chìm đất nước trong năm nay

Martin, người gia nhập Fed New York vào tháng 1, đã nghiên cứu các đợt tháo chạy của ngân hàng và tham gia vào việc thiết kế các biện pháp nhằm ổn định hệ thống tài chính sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, theo những người hướng dẫn và đồng nghiệp làm việc cùng ông.

Nhà kinh tế gốc Thụy Sĩ, người đã hoàn thành chương trình học tại Đại học Minnesota vào năm 2001 và sau đó ở lại Mỹ, đã quyết định trở về SNB phục vụ quê nhà. Đầu tiên, ông làm việc tại Fed Kansas và sau đó là New York, tích lũy kinh nghiệm trong các lĩnh vực từ thị trường tiền tệ đến chính sách tiền tệtiền điện tử. Lần này ông sẽ đóng vai trò là nhà hoạch định chính sách, thay vì vai trò cố vấn.

Giữa những lời chỉ trích, các nhà lập pháp và cơ quan quản lý đang cố gắng tìm ra những điều cần thay đổi để cải thiện khả năng phục hồi của ngân hàng và bảo vệ danh tiếng trong tương lai của Thụy Sĩ với tư cách là một trung tâm tài chính.

Khi hoạt động đó diễn ra, những thách thức khác đang xuất hiện. Tăng trưởng kinh tế được dự đoán sẽ tiếp tục chậm, trong khi đồng franc Thụy Sĩ tăng giá kỷ lục so với đồng euro, gây áp lực lên xuất khẩu. SNB dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất vào năm 2024, có thể là vào nửa cuối năm nay.

Người đàn ông của thị trường

Sinh năm 1969, Martin theo học lần đầu ở Lausanne, Thụy Sĩ, trước khi chuyển đến Minnesota để lấy bằng Tiến sĩ kinh tế. Tại Fed, ông nổi tiếng là chuyên gia về thị trường tiền tệ, hợp đồng repo và thanh khoản trên thị trường tài chính, đưa ra cách các tổ chức tài chính phản ứng với các hành động và cơ chế của ngân hàng trung ương.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi Fed vật lộn với những thách thức trong việc thực thi chính sách tiền tệ với bảng cân đối kế toán lớn hơn, Martin là một trong số những người thuyết trình về khuôn khổ mà sau đó đã được áp dụng, áp “sàn lãi suất".

Bảng cân đối kế toán SNB bị chi phối bởi dự trữ ngoại hối

Ngân hàng trung ương đã chi hàng tỷ USD trong quá khứ để đấu tranh với sức mạnh đồng franc

Vai trò của SNB

Tại SNB, Martin thay thế Andrea Maechler và sẽ điều hành Phòng III, cơ quan giám sát thị trường tiền tệ và dự trữ ngoại hối. Ông cũng sẽ chịu trách nhiệm thử nghiệm tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.

Ông cũng sẽ là thành viên của hội đồng thống đốc gồm ba người – cùng với Martin Schlegel và Chủ tịch Thomas Jordan – với vai trò tiếp xúc với công chúng nhiều hơn trước đây. Nhưng điều đó không có gì mới mẻ với ông ấy. Tại Fed, ông thường được giao nhiệm vụ nói chuyện với giới truyền thông và thường xuyên viết các bài đăng trên blog để phân tích các vấn đề cho đối tượng khán giả nói chung hơn.

Susan McLaughlin, người đã làm việc 30 năm tại Fed New York, cho biết: “Ông ấy là một trong những người rất thông minh, có thể hiểu và giải thích các vấn đề phức tạp một cách rõ ràng, dễ hiểu”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sự hỗn loạn trong chính sách thuế quan của tổng thống Trump đang tác động tới cả nước Mỹ

Sự hỗn loạn trong chính sách thuế quan của tổng thống Trump đang tác động tới cả nước Mỹ

Thông báo thuế quan trong "Ngày Giải phóng" của tổng thống Donald Trump đã tạo ra giai đoạn biến động nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn, Trung Quốc tung ra các biện pháp trả đũa và tổng thống Mỹ tạm dừng một số khoản thuế chỉ vài giờ sau khi chúng có hiệu lực.
Trung Quốc nâng mức thuế quan với Mỹ lên 125%
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc nâng mức thuế quan với Mỹ lên 125%

Trung Quốc thông báo sẽ tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ từ mức 84% lên 125% bắt đầu từ ngày 12/4, đồng thời tuyên bố sẽ không phản ứng trước bất kỳ đợt tăng thuế nào khác mà Washington có thể áp dụng trong tương lai.
Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Khẩu vị rủi ro biến mất trên phố Wall sau làn sóng bắt đáy lớn nhất trong nhiều năm diễn ra trong phiên hôm qua, cố phiếu giảm ngay cả sau khi dữ liệu lạm phát dịu bớt kéo dài đà phục hồi của trái phiếu. S&P 500 xoá sạch một phần tư đà tăng của ngày hôm qua khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho một giai đoạn thù địch thương mại toàn cầu có khả năng kéo dài.
Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực

Các mức thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia đã chính thức có hiệu lực vào thứ Tư, bao gồm mức thuế khổng lồ 104% với hàng hóa Trung Quốc, khiến cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng leo thang và kéo theo làn sóng bán tháo lan rộng trên các thị trường tài chính.
Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa tiếp tục biểu lộ sự chấp nhận đối với đà giảm giá của đồng Nhân dân tệ, nhất là sau khi đồng tiền này lập kỷ lục mức thấp mới trong thị trường giao dịch quốc tế, phản ứng trước làn sóng đe dọa tăng thuế ngày một gay gắt từ Tổng thống Donald Trump.