Nhật Bản đứng trước ngã rẽ 9.4 nghìn tỷ Yên: Can thiệp hay bất động trước biến động tiền tệ?

Nhật Bản đứng trước ngã rẽ 9.4 nghìn tỷ Yên: Can thiệp hay bất động trước biến động tiền tệ?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

08:56 31/05/2024

Các nhà đầu tư sẽ biết liệu Nhật Bản có can thiệp để hỗ trợ đồng Yên trong tháng vừa qua hay không vào thứ Sáu này. Đồng tiền này đang rất dễ bị bán tháo nếu chính quyền không can thiệp hoặc phải chi tiêu nhiều hơn dự kiến.

So sánh giữa số tiền gửi tại BoJ và dự báo của các nhà môi giới cho thấy, nước này đã chi khoảng 9.4 nghìn tỷ Yên (60 tỷ USD) trong hai đợt mua vào ngày 29/4 và 1/5. Bất kỳ con số nào vượt quá 9.1 nghìn tỷ Yên sẽ thiết lập kỷ lục can thiệp hàng tháng mới của Nhật Bản.

Bộ Tài chính Nhật Bản từ chối xác nhận hoặc phủ nhận bất kỳ sự can thiệp nào, họ dự kiến sẽ công bố dữ liệu trả lời cho việc liệu có động thái can thiệp hay không vào lúc 7 giờ tối theo giờ Tokyo. Biến động mạnh của thị trường, dòng tiền từ tài khoản của BoJ và thời điểm rõ ràng để tránh tiết lộ ngay lập tức một tháng trước đó cho thấy các nhà chức trách đã mua một lượng lớn Yên và muốn trì hoãn xác nhận việc này càng lâu càng tốt.

Tỷ giá USDJPY được giao dịch giảm khoảng 0.1%, ở mức 156.65 Yên.

Nhật Bản gặp khó khăn khi đồng Yên yếu

Lãi suất ở Nhật Bản chỉ tăng chậm trong khi lãi suất ở Mỹ và Châu Âu vẫn đang ở mức cao, vượt quá mức mục tiêu. Điều này khiến các quan chức Bộ Tài chính và BoJ đang cố gắng "câu giờ" cho đồng Yên cho đến khi khoảng cách lãi suất được thu hẹp lại. Trong khi đó, đồng Yên yếu đang đẩy giá nhập khẩu lên cao, ảnh hưởng đến người dân Nhật Bản và khiến thị trường tài chính bất ổn.

Tỷ giá USDJPY đã giảm xuống từ khoảng 157.52 xuống 153.04 trong vòng 40 phút vào phiên giao dịch cuối giờ New York ngày 1/5. Tuy nhiên, đồng Yên vẫn suy yếu so với tất cả các đồng tiền của các nước G10 trong năm nay và đã giảm 10% so với đồng USD.

Nếu Nhật Bản chi 6.2 nghìn tỷ yên trong lần can thiệp đầu tiên và 3.2 nghìn tỷ yên trong lần thứ hai, thì chính phủ đã chi nhiều tiền hơn để hỗ trợ đồng Yên trong tháng vừa qua so với cả năm 2022. Điều này cho thấy hiệu quả can thiệp tiền tệ đang giảm dần.

Nếu như có động thái can thiệp và số tiền can thiệp thấp hơn thì điều đó sẽ cho thấy Bộ Tài chính đã sử dụng tiền hiệu quả hơn dự kiến, hỗ trợ đồng Yên và có thể cho phép Nhật Bản tiếp tục chiến dịch can thiệp lâu hơn.

Nguồn tiền cho động thái can thiệp

Nhật Bản tài trợ cho việc can thiệp bằng cách bán ra một phần dự trữ ngoại tệ của mình để mua Yên. Số liệu cho đến cuối tháng 4 cho thấy quốc gia này có 1.14 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ. Nhật Bản chỉ có thể sử dụng một phần dự trữ này để hỗ trợ đồng Yên, do cần phải duy trì nguồn ngoại tệ trong trường hợp khủng hoảng toàn cầu hoặc các tình huống khẩn cấp khác. Quốc gia này cũng phải cân nhắc đến cam kết quốc tế về việc để thị trường quyết định tỷ giá hối đoái.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen gần đây liên tục khẳng định, can thiệp tiền tệ nên là công cụ ít được sử dụng và các quan chức cần thông báo công khai trước khi can thiệp. Các nước G7 đã đồng ý không can thiệp vào tỷ giá hối đoái trừ khi cần kiềm chế biến động cực đoan, bà Yellen lưu ý hồi đầu tháng này.

Nếu dữ liệu cho thấy Nhật Bản không hề can thiệp vào thị trường trong tháng vừa qua, điều này có thể gây ra một cú sốc mới cho thị trường. Việc không can thiệp có thể cho thấy hai đợt tăng giá mạnh của đồng Yên vào đầu giai đoạn báo cáo là do tâm lý lo lắng của thị trường, giao dịch thuật toán và thanh khoản thấp. Nó cũng có thể khuyến khích các hoạt động đầu cơ bán khống đồng Yên.

Ông Tsutomu Soma, một nhà giao dịch trái phiếu và tiền tệ tại Monex cho biết: "Mặc dù xu hướng đồng USD mạnh lên vẫn tiếp tục, nhưng nếu dữ liệu không cho thấy sự can thiệp, điều đó sẽ khiến các nhà đầu tư dễ dàng hơn nhiều trong việc đặt cược vào đà tăng của đồng USD so với Yên. Với những bình luận của Bộ trưởng Yellen, Nhật Bản sẽ khó can thiệp nếu đồng USD tiếp tục tăng. Tỷ giá USDJPY có thể một lần nữa ở mức quanh 160."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa

Dự luật gia hạn cắt giảm thuế và giảm chi tiêu của Trump đang đối mặt với sự chia rẽ trong chính nội bộ Đảng Cộng hòa, đặc biệt về chương trình Medicaid và ưu đãi thuế tại các bang có chi phí cao. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson khó xoay sở với thế đa số mong manh, trong khi Trump gây áp lực đòi sự ủng hộ tuyệt đối. Nếu được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ chuyển sang Thượng viện nhưng chưa thể được xem xét ngay do kỳ nghỉ sắp tới.
Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả

Giám đốc Nvidia Jensen Huang cho rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI của Mỹ sang Trung Quốc không đạt hiệu quả và dựa trên giả định sai lầm. Chính sách này khiến Trung Quốc đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng chip nội địa để giảm phụ thuộc. Thị phần Nvidia tại Trung Quốc đã giảm mạnh do tác động của các biện pháp này.
Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế

Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản chậm lại khi Mỹ tăng cường các biện pháp thuế quan, làm nổi bật những rủi ro mà đất nước này phải đối mặt sau khi nền kinh tế của họ đã suy giảm trước khi các loại thuế này bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?

Donald Trump từng tuyên bố rằng không điều gì có thể xảy ra ở Ukraine nếu ông chưa gặp Putin. Giờ đây, dù hai nhà lãnh đạo đã điện đàm suốt hai tiếng, thế giới vẫn chứng kiến một sự im lặng đáng lo ngại từ phía Mỹ. Khi Trump tiếp tục nhượng bộ, Putin lại càng được đà siết chặt Ukraine. Trong lúc Kyiv nín thở chờ đợi, các đồng minh phương Tây buộc phải đối mặt với câu hỏi gai góc: nếu Mỹ rút lui, ai sẽ đứng ra cứu Ukraine?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ