OPEC+ đứng ngoài nhìn thị trường phản ứng với xung đột Nga - Ukraine!

OPEC+ đứng ngoài nhìn thị trường phản ứng với xung đột Nga - Ukraine!

Hữu Thăng

Hữu Thăng

FX Strategist

13:58 02/03/2022

Các bộ trưởng OPEC+ đã nhóm họp vào thứ Tư với tư cách là các nhà quan sát thị trường dầu mỏ, khi việc Nga xâm lược Ukraine và việc giải phóng các kho dự trữ nhiên liệu chiến lược của những quốc gia tiêu thụ lớn nằm trong chương trình nghị sự chính.

Tổ chức này được cho là sẽ bám sát kế hoạch hiện có của mình và phê chuẩn một đợt tăng nguồn cung khác lên 400,000 thùng/ngày trong tháng 4, ngay cả khi ảnh hưởng từ hành động xâm lược quân sự của Nga khiến giá dầu thô tăng vọt.

Trong khi Riyadh đã chịu áp lực từ Hoa Kỳ trong các cuộc họp trước đó để tăng sản lượng nhanh hơn, các quốc gia tiêu thụ lớn hiện đang tự mình giải quyết vấn đề. Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đại diện cho các nền kinh tế công nghiệp hóa lớn, cho biết hôm thứ Ba rằng họ sẽ xuất 60 triệu thùng từ các kho dự trữ dầu khẩn cấp trên khắp thế giới.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết trong một tuyên bố: “Tình hình trên thị trường năng lượng rất nghiêm trọng và đòi hỏi sự chú ý của chúng tôi. “An ninh năng lượng toàn cầu đang bị đe dọa, khiến nền kinh tế thế giới gặp rủi ro trong giai đoạn phục hồi mong manh.”

Nỗ lực hạ nhiệt giá đã không có kết quả, khi dầu thô WTI tăng gần 8% lên khoảng $103/thùng.

Sự can thiệp từ các quốc gia tiêu thụ lượng lớn dầu mỏ cho thấy OPEC và các đồng minh của tổ chức này sẽ khó tăng sản lượng dầu nhanh hơn, ngay cả khi họ sẵn sàng. Vào tháng 1, tổ chức này đã bơm ít hơn 972,000 thùng/ngày so với mục tiêu của mình theo báo cáo từ JTC hôm qua.

Các thành viên OPEC bao gồm Iraq, Nigeria và các nước khác, đã phải vật lộn để đạt được hạn ngạch của mình, vì nhiều lý do từ thiếu đầu tư đến mâu thuẫn nội bộ. Sự thiếu hụt nguồn cung đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng giá dầu toàn cầu, trước khi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã nâng giá lên mức ba con số lần đầu tiên kể từ năm 2014.

Mặc dù cuộc xâm lược vẫn chưa dẫn đến nguồn cung thực sự bị ảnh hưởng, nhưng ngày càng có nhiều lo ngại rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu năng lượng của Nga.

Trong trường hợp bị gián đoạn, Ả Rập Xê Út và một số đồng minh vùng Vịnh là những nước duy nhất có năng lực sản xuất dự phòng lớn. Điều đó đặt ra câu hỏi liệu OPEC+, với Nga là thành viên lớn thứ hai, có thể đồng ý bù đắp sự thiếu hụt do các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra, trong bối cảnh Moscow và cộng đồng quốc tế chia rẽ rõ rệt về hành động xâm lược quân sự của họ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng

Bắc Kinh đang mở rộng cách tiếp cận tài khóa bằng cách tính đến giá trị tài sản nhà nước, không chỉ riêng nợ công. Cách tiếp cận mới này có thể giúp Trung Quốc biện minh cho việc chi tiêu lớn hơn, dù tổng nợ đã cao. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý minh bạch và khai thác tài sản công một cách bền vững.
USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai tuần do lo ngại về tài chính Mỹ và phiên đấu giá trái phiếu kém sôi động. Trong khi đó, nhà đầu tư tìm đến các tài sản thay thế như vàng và Bitcoin, đẩy giá hai tài sản này lên mức cao mới. Dự luật chi tiêu và thuế của Trump tiếp tục đối mặt với hoài nghi và chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa.
Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công

Nhu cầu yếu trong phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm phản ánh lo ngại ngày càng tăng về bức tranh tài khóa và nợ công của Mỹ. Lợi suất tăng vọt, đồng USD và chứng khoán đồng loạt giảm khi thị trường phản ứng với rủi ro từ dự luật thuế và chi tiêu mới tại Quốc hội. Các nhà đầu tư ngày càng nghi ngờ khả năng kiểm soát thâm hụt ngân sách, trong khi sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ suy giảm trước cạnh tranh toàn cầu.
2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ