Phố Wall nhận được điều ước họ mong đợi từ lâu với thỏa thuận cơ sở hạ tầng của Biden

Phố Wall nhận được điều ước họ mong đợi từ lâu với thỏa thuận cơ sở hạ tầng của Biden

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

16:42 25/06/2021

Đó chỉ là hai từ biệt ngữ ở gần cuối bản kế hoạch cơ sở hạ tầng mà Nhà Trắng đã công bố hôm thứ Năm - “tái chế tài sản” (asset recycling) - nhưng đối với hàng loạt nhà đầu tư khao khát được thấy cụm từ đó, đó lại là lý do để ăn mừng.

Phố Wall nhận được điều ước họ mong đợi từ lâu với thỏa thuận cơ sở hạ tầng của Biden
Phố Wall nhận được điều ước họ mong đợi từ lâu với thỏa thuận cơ sở hạ tầng của Biden

Triển vọng đầu tư vào các dự án lớn của chính phủ Hoa Kỳ - chẳng hạn bằng cách cho thuê sân bay và thu về doanh thu trong nhiều thập kỷ - đã làm nức lòng Phố Wall kể từ khi các cuộc bàn luận về một đợt thúc đẩy cơ sở hạ tầng lớn nổ ra sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, các nhà lập pháp không thể đạt được thỏa thuận để mở đường. Một số người lo lắng rằng những người dân nộp thuế sẽ chẳng nhận lại được gì, hoặc công chúng cuối cùng sẽ phải đối mặt với giá cả cao hơn để đi lại, đỗ xe và sử dụng năng lượng.

Trong khi đó, các nhà quản lý tài sản thay thế đã sắp xếp các cam kết với nhà đầu tư cho các quỹ cơ sở hạ tầng khổng lồ, một số lên tới hàng chục tỷ USD hiện vẫn chưa được triển khai đầy đủ. Các tổ chức khác, chẳng hạn như quỹ hưu trí và quỹ đầu tư quốc gia, đã bày tỏ quan tâm đến việc tài trợ cho các dự án của Hoa Kỳ.

Gribbin cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden có thể khởi động xu hướng “​​tái chế tài sản” với các công ty sản xuất thuộc sở hữu của chính phủ liên bang như Tennessee Valley Authority và Bonneville Power Administration. Ông nói thêm rằng các đập do chính phủ sở hữu trên khắp đất nước tạo ra năng lượng thủy điện mà không được bảo dưỡng tốt cũng có thể là một phần của chương trình. Các cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu liên bang khác mà các nhà đầu tư thèm muốn từ lâu bao gồm Sân bay Quốc gia Ronald Reagan Washington và Sân bay Quốc tế Washington Dulles.

Tái chế tài sản - một chính sách được nhiều người tin rằng bắt nguồn ở Úc – bao gồm việc bán hoặc cho thuê cơ sở hạ tầng như đường xá, sân bay và các tiện ích cho các nhà khai thác tư nhân. Tiền thu được sau đó được chính phủ sử dụng để tài trợ cho việc xây dựng mới mà không phát sinh nợ mới. Nó có thể được sử dụng ở cấp liên bang, tiểu bang hoặc chính quyền địa phương.

Quy mô của dòng vốn tiềm năng từ các nhà đầu tư tư nhân theo gói cơ sở hạ tầng trị giá 579 tỷ USD đã không được công bố. Nhưng đề cập đến việc “tái chế tài sản” và quan hệ đối tác công-tư chính là điểm bắt đầu.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa

Dự luật gia hạn cắt giảm thuế và giảm chi tiêu của Trump đang đối mặt với sự chia rẽ trong chính nội bộ Đảng Cộng hòa, đặc biệt về chương trình Medicaid và ưu đãi thuế tại các bang có chi phí cao. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson khó xoay sở với thế đa số mong manh, trong khi Trump gây áp lực đòi sự ủng hộ tuyệt đối. Nếu được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ chuyển sang Thượng viện nhưng chưa thể được xem xét ngay do kỳ nghỉ sắp tới.
Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả

Giám đốc Nvidia Jensen Huang cho rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI của Mỹ sang Trung Quốc không đạt hiệu quả và dựa trên giả định sai lầm. Chính sách này khiến Trung Quốc đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng chip nội địa để giảm phụ thuộc. Thị phần Nvidia tại Trung Quốc đã giảm mạnh do tác động của các biện pháp này.
Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế

Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản chậm lại khi Mỹ tăng cường các biện pháp thuế quan, làm nổi bật những rủi ro mà đất nước này phải đối mặt sau khi nền kinh tế của họ đã suy giảm trước khi các loại thuế này bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?

Donald Trump từng tuyên bố rằng không điều gì có thể xảy ra ở Ukraine nếu ông chưa gặp Putin. Giờ đây, dù hai nhà lãnh đạo đã điện đàm suốt hai tiếng, thế giới vẫn chứng kiến một sự im lặng đáng lo ngại từ phía Mỹ. Khi Trump tiếp tục nhượng bộ, Putin lại càng được đà siết chặt Ukraine. Trong lúc Kyiv nín thở chờ đợi, các đồng minh phương Tây buộc phải đối mặt với câu hỏi gai góc: nếu Mỹ rút lui, ai sẽ đứng ra cứu Ukraine?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ