Sự kiện kinh tế nổi bật: Lạm phát, Đàm phán thương mại, Gói kích thích tài khóa
20:21 19/08/2020
Chào quý độc giả đến với những sự kiện kinh tế nổi bật trước khi vào phiên Mỹ. Dưới đây là các tin tức và phân tích mới nhất từ Bloomberg Economics để giúp các bạn bắt kịp với thị trường:
Thị trường trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ trị giá 20 nghìn tỷ Dollar đang tỏ ra hài lòng với những động thái của Fed nhằm gia tăng lạm phát sau khi đại dịch COVID-19 đe dọa gây ra giảm phát cho nền kinh tế Mỹ.
Fed sẽ công bố biên bản cuộc họp FOMC diễn ra vào ngày 28-29/7 trong đêm nay.
Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã trì hoãn các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc vào cuối tuần trước, đặt ra câu hỏi về tương lai của một thỏa thuận thương mại khi mối quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên căng thẳng.
Các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ và Cộng hòa đang cố gắng ngồi lại với nhau để đàm phán về gói hỗ trợ cho đại dịch COVID-19, ngay cả khi cả hai bên vẫn chưa đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Chile nói rằng nước này đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng, và các hoạt động kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi trở lại sau khi nền kinh tế thu hẹp ở mức kỷ lục trong quý 2.
Thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau quyết định bổ nhiệm Chrystia Freeland làm Bộ trưởng tài chính mới, tạm thời đình chỉ tất cả các hoạt động của Quốc hội và hứa sẽ trở lại vào tháng tới với một kế hoạch mới "đầy tham vọng" để giúp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế nước này.
Tại Anh, chỉ số lạm phát đã tăng vọt trong tháng 7, nhanh nhất trong 4 tháng gần đây. Đây là một diễn biến bất ngờ nhưng có thể sẽ không kéo dài hay đủ thuyết phục để BoE giảm quy mô các chương trình nới lỏng.
Một phân tích của Bloomberg Economics cho thấy châu Á đang dẫn đầu đà phục hồi giữa các nền kinh tế mới nổi sau dịch COVID-19, trong khi Mỹ Latinh đang phải rất cố gắng để kiểm soát đại dịch.
Đồng đô la tiếp tục giảm sau khi trải qua đợt lao dốc lớn nhất trong ba năm, khi Trung Quốc tăng thuế đối với tất cả hàng hóa của Mỹ, động thái mới nhất trong cuộc chiến thương mại đang gây ra nhiều biến động trên thị trường trong tuần này.
Trung Quốc trả đũa các mức thuế mới nhất của Donald Trump bằng cách tăng thuế đối với tất cả hàng hóa của Mỹ, đồng thời gọi các hành động của chính quyền của ông Trump là “trò hề” và cho biết họ không còn coi các hành động này đáng để đáp trả.
Trung Quốc thông báo sẽ tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ từ mức 84% lên 125% bắt đầu từ ngày 12/4, đồng thời tuyên bố sẽ không phản ứng trước bất kỳ đợt tăng thuế nào khác mà Washington có thể áp dụng trong tương lai.
Khẩu vị rủi ro biến mất trên phố Wall sau làn sóng bắt đáy lớn nhất trong nhiều năm diễn ra trong phiên hôm qua, cố phiếu giảm ngay cả sau khi dữ liệu lạm phát dịu bớt kéo dài đà phục hồi của trái phiếu. S&P 500 xoá sạch một phần tư đà tăng của ngày hôm qua khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho một giai đoạn thù địch thương mại toàn cầu có khả năng kéo dài.
Donald Trump đã khiến giới đầu tư toàn cầu bất ngờ vào thứ Tư khi ông thông báo tạm dừng áp thêm thuế trong 90 ngày đối với các quốc gia sẵn sàng đàm phán với Mỹ, khiến thị trường chứng khoán tăng vọt.
Các mức thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia đã chính thức có hiệu lực vào thứ Tư, bao gồm mức thuế khổng lồ 104% với hàng hóa Trung Quốc, khiến cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng leo thang và kéo theo làn sóng bán tháo lan rộng trên các thị trường tài chính.
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa tiếp tục biểu lộ sự chấp nhận đối với đà giảm giá của đồng Nhân dân tệ, nhất là sau khi đồng tiền này lập kỷ lục mức thấp mới trong thị trường giao dịch quốc tế, phản ứng trước làn sóng đe dọa tăng thuế ngày một gay gắt từ Tổng thống Donald Trump.
Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ ngay từ đầu phiên giao dịch ngày hôm nay sau khi Nhà Trắng quyết định áp đặt loạt thuế quan toàn diện lên các đối tác thương mại, đặc biệt là mức thuế khổng lồ 104% đối với hàng hóa Trung Quốc, làm suy giảm khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư. Đồng thời, lợi suất TPCP Mỹ tiếp tục đà tăng.