Mở cửa tuần giao dịch mới, thị trường chứng khoán châu Âu đang chứng kiến một khởi đầu đầy lạc quan, được thúc đẩy bởi mức tăng ấn tượng của chứng khoán Mỹ vào thứ Sáu tuần trước, với hy vọng về gói cứu trợ mới của Hoa Kỳ và dữ liệu kinh tế khả quan từ Trung Quốc. Tâm lý “Risk on” đang thúc đẩy nhu cầu đối với cổ phiếu, trong khi đồng tiền trú ẩn an toàn là USD đang quay đầu giảm từ mức cao nhất trong gần 2 tháng qua.
Giá vàng hôm nay trong nước và thế giới đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại của đà giảm. Giá vàng thế giới đi ngang tích lũy trong khi giá vàng trong nước tăng hơn 500,000 VNĐ/lượng.
Giá vàng hôm nay trong nước và thế giới đã quay đầu tăng nhẹ trở lại sau chuỗi ngày bán tháo trước đó, tâm lý thị trường đã được cải thiện hơn và vàng có thể sẽ phục hồi trở lại.
Giá vàng hôm nay trong nước và quốc tế tiếp tục giảm nhẹ. Nếu tâm lý lo ngại rủi ro trên thị trường chứng khoán quay trở lại, giá vàng có thể sẽ tiếp tục giảm sâu hơn.
Các tài sản rủi ro đang đối mặt với thách thức ngày càng khó khăn, khi sự chậm trễ của kế hoạch kích thích tài khoá tại Mỹ sẽ trở thành tâm điểm chú ý ngày hôm nay.
Quý sụt giảm mạnh nhất của đồng dollar trong một thập kỷ qua có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn, khi các nhà đầu tư phản ứng với tác động mà đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ gây ra đối với danh mục đầu tư của họ.
S&P 500 tăng nhẹ trong phiên Á, giá dầu thô ổn định gần mức 37 USD/thùng tại New York. EUR mở rộng đà tăng so với USD, giá trái phiếu ít thay đổi. Vàng giảm xuống mốc 1,940 USD/oz.
Chỉ số chứng khoán thế giới MSCI và kỳ vọng lạm phát 10 năm của Mỹ hiện có mối tương quan trong vòng 100 ngày là 0.9, điều này có nghĩa là cả 2 đều đang tăng song song với nhau.
Sự điều chỉnh khuôn khổ chính sách điều hành của Fed là tương đồng với NHTW Nhật Bản (BOJ) dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe. Điều này có thể dẫn tới thị trường chứng khoán mạnh hơn và đồng nội tệ suy yếu, tuy nhiên mức độ tác động của lần này nhiều khả năng sẽ nhỏ hơn rất nhiều.