Giới đầu tư đang tập trung vào cuộc họp chinh sách của ECB và Hội nghị thượng đỉnh EU, điều này khiến cho thị trường trở nên dễ bị tổn thương hơn với bất kỳ thông tin tiêu cực nào tới từ 2 sự kiện này. Đặc biệt đối với đồng Euro trong trường hợp các nhà lãnh đạo EU không đạt được thỏa thuận về quỹ phục hồi.
Số lượng ca nhiễm Covid-19 ngày càng tăng ở một số bang tại Mỹ khiến cho các kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế bị tạm dừng hoặc hoãn lại - đây sẽ trở thành một vấn đề đáng lo ngại cho giới đầu tư vào nửa cuối năm 2020. Sẽ là một tuần yên ả trên lịch kinh tế Mỹ, với báo cáo thất nghiệp ngày thứ Năm là tiêu điểm. Phía bên kia, những cuộc đối thoại xung quanh Brexit sẽ được đẩy mạnh và các bộ trưởng tài chính tại Euro zone sẽ gặp mặt nhằm thảo luận thêm về quỹ phục hồi trước khi hội nghị thượng đỉnh quan trọng diễn ra giữa tháng này. Và đó là những gì các Trader cần biết trước khi bắt đầu một tuần mới.
Khắp nơi thế giới, các tập đoàn đã phải gánh đống nợ mới khổng lồ để ra sức ứng phó với cơn khủng hoảng. Rất nhiều trong số các công ty đó - sau khi được khuyến khích vay trong nhiều năm mặt bằng lãi suất bị kìm nén - đã nợ nần chồng chất từ trước cả khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Điều này đặc biệt chính xác với hoàn cảnh của Pháp, nơi mà nợ doanh nghiệp đang tăng với tốc độ hàng năm là 5.8% vào tháng Hai, trước khi khủng hoảng đại dịch kéo tới, theo Ngân hàng trung ương Pháp. Và vào tháng Ba, tốc độ tăng đã nhảy vọt lên 7.1%. Sau đó con số này đã bật tới 9.9% trong tháng Tư.
Một thị trường trái phiếu chính phủ quốc tế đích thực của khu vực đồng tiền chung Euro có thể đang gần hơn chúng ta nghĩ. Để tài trợ cho quá trình phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, Ủy ban châu Âu sẽ trực tiếp tìm đến các thị trường trong hai năm tới với kế hoạch huy động tổng cộng 750 tỷ Euro. Điều này mang lại cho các nhà đầu tư tổ chức một khoản chứng khoán nợ dài hạn khổng lồ và có xếp hạng AAA, giúp thúc đẩy thị trường vốn châu Âu và đồng Euro.
Brussels: EU và Anh đang khởi động lại các cuộc đàm phán về một thỏa thuận nhằm xác định mối quan hệ của họ hậu Brexit vào đầu tuần này (tháng Sáu) và kéo dài trong 5 tuần liên tục. Vòng đàm phán mới tại Brussels sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp lần đầu tiên của đôi bên sau khoảng thời gian dịch bệnh Covid-19 và phía Anh đang hoàn toàn tập trung vào việc nhanh chóng để có thể rời khỏi EU.
Thuế quan mới sẽ được thêm vào “danh sách đen” của thị trường chứng khoán châu Âu. Theo dòng tin tức, Hoa Kỳ đang cân nhắc đánh thuế hàng nhập khẩu từ EU và Anh. Những chỉ số chứng khoán bao gồm Stoxx 600, DAX và FTSE 100 đã chạm mức thấp nhất trong ngày, trong khi đó cặp EUR/USD và EUR/CHF đã chạm mức đáy trong phiên. Dưới đây là một số ý chính:
Những người ủng hộ kế hoạch phục hồi lên tới 750 tỷ euro của Liên minh châu Âu cần một cái đầu tỉnh táo để đảm bảo sự đoàn kết của họ không đem đến thất bại.
Nắm giữ trạng thái qua tuần là quyết định nguy hiểm và ít khả năng đem lại phần thắng, nhất là khi tổng thống Trump sắp có một buổi họp báo về Trung Quốc trong vài giờ tới. Tình hình cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn khi chỉ số NYFANG liên tục giảm điểm và phương tiện truyền thông chưa đem đến thông tin gì tích cực.
Cặp EUR/USD có thể sẽ được giao dịch trên mức 1.30 trong một vài năm tới, và chúng tôi sẽ nhìn lại đại dịch coronavirus như một bước ngoặt lớn. Đại dịch đã mang đến cho Thủ tướng Đức Merkel chất xúc tác chính trị quan trọng nhằm tạo ra sự thay đổi đột phá, và có thể là một trong những di sản bà để lại trong nhiệm kỳ của mình.