Tăng trưởng kinh tế Vương quốc Anh giảm 4% kể từ sau Brexit

Tăng trưởng kinh tế Vương quốc Anh giảm 4% kể từ sau Brexit

11:06 27/03/2023

Chủ tịch Văn phòng Quản lý Ngân sách chia sẻ với BBC rằng: Việc rời khỏi Liên minh Châu Âu có tác động đến nền kinh tế Vương quốc Anh tương đương với đại dịch Covid 19 và có khả năng làm giảm 4% tăng trưởng.

Richard Hughes cho biết trong một cuộc phỏng vấn với BBC: “Đó là một cú sốc đối với nền kinh tế Vương quốc Anh, ngang với các bất ổn khác mà chúng ta từng thấy từ đại dịch, hay cuộc khủng hoảng năng lượng. Những điều đó đã có tác động đến mức sản lượng trong thời gian 5 hoặc 10 năm.”

Hughes, người đứng đầu cơ quan dự báo độc lập giám sát chi tiêu công, cho biết sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm do năng suất giảm, lực lượng lao động thu hẹp và đầu tư trì trệ làm hạ thấp tiêu chuẩn sống.

Vương quốc Anh đã bỏ phiếu rời EU vào năm 2016 và chính thức rời khỏi liên minh vào tháng 1/2020. Sự kiện này đã khiến một số công ty thiếu hụt nhân công và các nhà sản xuất trong nước khó xuất khẩu hàng hóa sang EU hơn, nhưng lại cho phép Vương quốc Anh tìm kiếm các thỏa thuận thương mại độc lập với EU. Vương quốc Anh là nền kinh tế phát triển duy nhất chưa phục hồi mức tăng trưởng GDP như trước Covid và đang phải vật lộn với điều kiện thị trường lao động thắt chặt với số lượng công nhân ít hơn 600,000 người so với trước đại dịch.

Hughes nói: “Chúng tôi đã chứng kiến ​​sự siết chặt lớn nhất về mức sống ở đất nước này. Mặc dù thu nhập thực tế sẽ phục hồi trong 3 hoặc 4 năm tới, nhưng vẫn có trường hợp khả năng chi tiêu thực của mọi người không thể trở lại mức trước đại dịch ngay cả sau 5 năm”.

Người điều hành Levelling Up (chiến dịch tạo cơ hội việc làm cho người dân nước Anh), Michael Gove, cho biết: Cả đại dịch và chiến tranh ở Ukraine đều có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và việc đưa ra các dự báo kinh tế là “một bài toán rất khó khăn”. Khi được hỏi liệu Đảng Bảo thủ, đã nắm quyền trong 13 năm, có phải chịu trách nhiệm về tình trạng kinh tế yếu kém của Vương quốc Anh hay không, ông nói “: “chúng ta luôn có thể làm tốt hơn”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trung Quốc cắt giảm lãi suất chủ chốt để hỗ trợ nền kinh tế khi chiến tranh thương mại vẫn âm ỉ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung Quốc cắt giảm lãi suất chủ chốt để hỗ trợ nền kinh tế khi chiến tranh thương mại vẫn âm ỉ

Trung Quốc vừa hạ lãi suất cho vay và tiền gửi nhằm hỗ trợ tiêu dùng, thúc đẩy tín dụng và ổn định nền kinh tế trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, lợi nhuận ngân hàng tiếp tục chịu áp lực khi biên lãi ròng rơi xuống mức thấp kỷ lục, phản ánh nhu cầu tín dụng yếu và cạnh tranh khốc liệt trong hệ thống tài chính.
Trung Quốc cắt giảm lãi suất chủ chốt để hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh chiến tranh thương mại âm ỉ Theo Reuters
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trung Quốc cắt giảm lãi suất chủ chốt để hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh chiến tranh thương mại âm ỉ Theo Reuters

Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn lần đầu tiên kể từ tháng 10 vào thứ Ba, trong khi các ngân hàng quốc doanh lớn hạ lãi suất tiền gửi khi các nhà chức trách nới lỏng chính sách tiền tệ để giúp đệm đỡ nền kinh tế khỏi tác động của chiến tranh thương mại Trung-Mỹ.
Trump tuyên bố mở đàm phán hòa bình, Putin chưa nhượng bộ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trump tuyên bố mở đàm phán hòa bình, Putin chưa nhượng bộ

Trump khẳng định Nga và Ukraine sẽ lập tức bước vào đàm phán ngừng bắn sau cuộc gọi với Putin, song Điện Kremlin cảnh báo tiến trình này còn dài và phức tạp. Dù châu Âu tiếp tục siết trừng phạt Nga, Trump tỏ ra dè dặt, gây lo ngại về khả năng tạo sức ép thực sự. Trong khi Kyiv sẵn sàng đối thoại nếu mang lại kết quả, Moscow vẫn kiên quyết giữ điều kiện đàm phán cứng rắn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ