Technical Analysis 101. Hiểu đúng về Kháng cự - Hỗ trợ và các ứng dụng trong giao dịch Forex (Part 1)

Uông Quang
Manager, Technical Analyst
Các ngưỡng kháng cự - hỗ trợ luôn là một trong những bài học vỡ lòng đầu tiên trong các cuốn sách giao khoa về phân tích kỹ thuật. Trong series lần này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về một số quan điểm liên quan đến khái niệm cơ bản nhưng vô cùng hữu ích này.

1. Hỗ trợ và Kháng cự là các vùng trên biểu đồ (không phải đường)
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng định nghĩa Hỗ trợ và Kháng cự:
Hỗ trợ – Khu vực trên biểu đồ có lực mua tiềm năng
Kháng cự – Khu vực trên biểu đồ có lực bán tiềm năng

Một trong những nhầm lẫn lớn nhất, đó là coi Hỗ trợ và Kháng cự là các đường hay một mức giá cố định trên biểu đồ. Tại sao vậy? Vì bạn sẽ phải đối mặt với 2 vấn đề:
- Giá chưa đến đó và bạn bỏ lỡ giao dịch.
- Giá xuyên qua nó và bạn tưởng Hỗ trợ và Kháng cự bị phá
Để tôi giải thích …
Giá chưa đến đó và bạn bỏ lỡ giao dịch
Điều này xảy ra khi thị trường tới gần đường Hỗ trợ và Kháng cự của bạn, nhưng không quá gần. Sau đó, nó đảo chiều theo hướng ngược lại. Và bạn bỏ lỡ giao dịch vì bạn đang đợi thị trường test lại chính xác mức Hỗ trợ và Kháng cự.

Giá xuyên qua và bạn tưởng Hỗ trợ và Kháng cự đã bị phá
Điều này xảy ra khi thị trường phá mức Hỗ trợ và Kháng cự và bạn tưởng nó bị phá. Ngay lập tức, bạn vào lệnh theo đột phá... nhưng rồi nhận ra đó chỉ là 1 đột phá sai.

Cách đơn giản để giải quyết 2 vấn đề này, đó là hãy coi Hỗ trợ và Kháng cự là các vùng trên biểu đồ, chứ không phải là đường.
Vậy tại sao Hỗ trợ và Kháng cự là các vùng trên biểu đồ? Nguyên nhân sâu xa là do thị trường luôn tồn tại 2 nhóm trader:
1. Các trader sợ bị mất cơ hội (FOMO – fear of missing out)
2. Các trader muốn có giá tốt nhất có thể (Cheapo)
Các trader FOMO sẽ vào lệnh ở thời điểm khi giá đến gần vùng giá Hỗ trợ. Và nếu có đủ lực mua, thì thị trường sẽ đảo chiều ở điểm đó. Mặt khác, các trader Cheapo sẽ đặt lệnh ở đáy của vùng Hỗ trợ để có được mức giá tốt nhất. Và nếu có đủ trader làm việc đó, thị trường sẽ đảo chiều gần đáy của vùng Hỗ trợ. Vấn đề ở đây là, bạn không biết nhóm nào sẽ thắng: FOMO hay Cheapo? Vì vậy, Hỗ trợ và Kháng cự luôn là các vùng trên biểu đồ, chứ không phải các đường. Bạn hiểu rồi chứ?
2. Hỗ trợ và Kháng cự động
Bạn đã được thấy ví dụ về các ngưỡng Hỗ trợ và Kháng cự nằm ngang (các vùng cố định).
Nhưng nó cũng có thể thay đổi theo thời gian, hay còn gọi là, Hỗ trợ và Kháng cự động. Bạn có thể xác định chúng dựa vào một công cụ đơn giản đã được trình bày trong những bài viết trước: đường trung bình động (MA). Tôi thường sử dụng MA 20 & 50 để xác định Hỗ trợ và Kháng cự động.
Đây là ví dụ:

Bạn cũng có thể dùng MA 100 hoặc 200, và nó đều hoạt động tốt. Hãy chọn 1 thứ phù hợp với mình, đừng máy móc quá.
3. Hỗ trợ và Kháng cự là nơi tệ nhất để đặt Stop loss
Tôi không cần phải là Anhxtanh để đoán được nơi bạn sẽ đặt cắt lỗ. Dưới Hỗ trợ và trên Kháng cự đúng không?

Và tại sao đây là nơi tệ nhất để đặt cắt lỗ? Nó thường xuyên bị quét.

Chúng ta không thể tránh khỏi toàn bộ điều này, nhưng có 2 cách tốt hơn để xử lý:
- Đặt cắt lỗ xa khỏi Hỗ trợ và Kháng cự
- Đợi nến đóng cửa vượt qua Hỗ trợ và Kháng cự.
Đặt cắt lỗ xa khỏi Hỗ trợ và Kháng cự
Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng chỉ báo Average True Range (ATR) – bạn tự tìm công thức của nó nhé.
1. Xác định đáy mức Hỗ trợ
2. Tìm giá trị ATR
3. Lấy đáy mức hỗ trợ trừ đi giá trị ATR
Đợi nến đóng cửa vượt qua Hỗ trợ và Kháng cự
Bạn chỉ thoát lệnh nếu giá đóng cửa dưới đáy của mức hỗ trợ hoặc đỉnh của mức kháng cự, như ví dụ sau đây:

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận thêm những quan điểm sai lầm về Kháng cự - Hỗ Trợ, và thiết kế một hệ thống giao dịch dựa trên chúng. Happy trading !!