Thị trường biến động trước báo cáo tồn kho ngũ cốc

Thị trường biến động trước báo cáo tồn kho ngũ cốc

15:11 30/06/2022

Thị trường hàng hóa ngày 29/6 đã cho thấy những sự phân hoá trong các nhóm hàng.

Thị trường biến động trước báo cáo tồn kho ngũ cốc
Thị trường biến động trước báo cáo tồn kho ngũ cốc

Diễn biến thị trường hàng hóa ngày 29/06/2022

Trong khi giá đậu tương tăng do lo ngại khô hạn và việc trồng đậu tương muộn ở Mỹ thì giá dầu thô và giá ngô lại giảm mạnh trong phiên hôm qua sau khi có báo cáo năng lượng từ EIA. Giá lúa mì cũng chịu áp lực giảm do ánh hưởng từ giá ngô, còn đối với đường thì giá sideway và gần như không đổi.

Tin tức chung

1. GDP chính thức quý 1 của Mỹ đạt mức -1.6%, so với mức dự báo -1.5%

2. Các nền tảng du lịch online cho biết hôm thứ Tư, lượng tìm kiếm trực tuyến cho vé máy bay trên các tuyến quốc tế với Trung Quốc tăng vọt sau khi Bắc Kinh bất ngờ cho biết họ sẽ cắt giảm tiêu chuẩn kiểm dịch COVID-19 (Trung Quốc sáng nay đã công bố cắt giảm thời gian cách ly bắt buộc đi 1 nửa), một dấu hiệu cho thấy nhu cầu bị dồn nén sau hai năm hạn chế nghiêm ngặt. Mặc dù những du khách muốn đến Trung Quốc vẫn sẽ phải đối mặt với quá trình kiểm tra phức tạp, quyết định giảm một nửa thời gian cách ly đã làm tăng sự lạc quan rằng đất nước đã sẵn sàng thoát khỏi tình trạng bị cô lập kéo dài.

3. Tổng thống Vladimir Putin hôm qua cho biết Nga sẽ đáp trả bằng hành động thực tế nếu NATO triển khai quân đội và cơ sở hạ tầng ở Phần Lan và Thụy Điển sau khi 2 quốc gia này tham gia liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu

4. Hoạt động thương mại qua Litva với vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga có thể trở lại bình thường trong vòng vài ngày tới, khi các quan chức châu Âu hướng tới một thỏa thuận thỏa hiệp với quốc gia Baltic để giảm bớt căng thẳng với Moscow, hai nguồn tin thân cận với vấn đề này nói với Reuters.

5. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết hôm qua rằng sẽ không để nền kinh tế rơi vào ”chế độ lạm phát cao hơn" ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc tăng lãi suất lên mức gây rủi ro cho tăng trưởng. Ông nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương Hoa Kỳ làm bất cứ điều gì để kiềm chế các đợt tăng giá trong tương lai.

Lịch sự kiện

Ngô

Brazil dự kiến sẽ thu hoạch 91.2 triệu tấn ngô trong vụ safrinha thứ hai, tăng so với dự báo trước đó là 89.5 triệu tấn và cao hơn 45% so với 62.7 triệu tấn của năm 2021, theo báo cáo mới nhất của công ty tư vấn địa phương Datagro, cho thấy vào cuối ngày hôm qua. Điều này sẽ đưa tổng sản lượng của Brazil lên mức kỷ lục 116.1 triệu tấn, cao hơn mức dự đoán 114.3 triệu tấn trước đó và tăng 32% so với mức 87.7 triệu tấn của năm ngoái.

Tổng diện tích trồng ngô của Brazil được dự báo là 22.5 triệu ha, cao hơn 10% so với diện tích 20.4 triệu ha của năm ngoái.

Trong khi đó, Anec dự báo xuất khẩu ngô Brazil sẽ đạt 87.0 triệu giạ vào tháng 6, giảm 2.7% so với ước tính trước đó vào tuần trước.

Dữ liệu mới nhất từ Ủy ban châu Âu cho thấy EU nhập khẩu 636,6 triệu giạ ngô niên vụ 2021/22 tính đến hết ngày 26/06, tăng 7.5% so với cùng kỳ năm trước.

Đánh giá: Tiêu cực

Lúa mì

Công ty tư vấn Nga Sovecon dự kiến quốc gia này sẽ đạt sản lượng lúa mì kỷ lục vào niên vụ 2022/23, với ước tính mới là 3.278 tỷ giạ. Xuất khẩu của Nga cũng được kỳ vọng sẽ đạt kỷ lục, với ước tính khoảng 1.565 tỷ giạ. Đồng thời, Sovecon cũng thừa nhận các yếu tố phức tạp do cuộc chiến giữa nước này và Ukraine có thể ảnh hưởng lớn tới việc xuất khẩu lúa mì, bao gồm nguy cơ bị trừng phạt và các chủ tàu lo lắng về việc hoạt động trong một khu vực đầy biến động.

Tại châu Âu, xuất khẩu lúa mì mềm của Liên minh châu Âu trong năm tiếp thị 2021/22 đã đạt 997.2 triệu giạ tính đến ngày 26 tháng 6, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá: Tiêu cực

Đậu tương

Với sự thay đổi gần như hoàn toàn so với điều kiện khô hạn hoặc cận khô hạn như năm 2021, nhiều nông dân ở phía Hoa Kỳ đã phải trì hoãn việc trồng đậu tương và các cây trồng khác do lượng mưa lớn. Đặc biệt, đậu tương trồng muộn đang đem lại một số lo lắng về kết quả của mùa niên vụ 2022/23.

Trong khi đó, Datagro tăng dự báo sản lượng đậu tương của Brazil lên 126.1 triệu tấn, tăng 1.1% so với mức 124.8 triệu tấn được ước tính vào tháng 5, nhưng vẫn thấp hơn ước tính hồi tháng 12/2021. Sản lượng ước tính trên thấp hơn 9.1% so với niên vụ kỷ lục 2020/21 khi Brazil thu hoạch được 138.8 triệu tấn đậu tương.

Diện tích đậu tương của Brazil ước tính đạt 41.6 triệu ha, tăng so với ước tính trước đó là 41.2 triệu tấn, và cao hơn 6.1% so với diện tích 39.29 triệu ha của năm ngoái.

Đánh giá: Tiêu cực

Nhóm năng lượng

Xuất khẩu dầu thô Oriente của Ecuador vẫn bị đình chỉ theo một tuyên bố bất khả kháng do sự lan rộng của các cuộc biểu tình chống chính phủ làm ảnh hưởng đến sản lượng dầu, Petroecuador cho biết ngày hôm qua.

Xuất khẩu dầu thô nặng Napo vẫn tiếp tục diễn ra, theo các nguồn tin từ thị trường, vì đường ống OCP, do tư nhân nắm giữ, vận chuyển loại dầu thô trên từ các mỏ dầu, đang hoạt động tương đối bình thường. Tuy nhiên, đường ống SOTE thuộc sở hữu nhà nước vẫn bị tạm dừng kể từ thứ Hai do lưu lượng thấp.

Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia của Libya có thể sẽ tuyên bố tình trạng bất khả kháng trong vòng hai ngày tới trừ khi hoạt động sản xuất và khai thác cảng dầu tiếp tục ở Vịnh Sirte, nơi có bốn cảng xuất khẩu dầu thô chính (Es Sider, Ras Lanuf, Brega và Zueitina). Nếu Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia của Libya đóng cửa tất cả các cảng ở Vịnh Sirte, tổng xuất khẩu có thể giảm xuống chỉ còn mức 400,000 thùng/ngày, từ mức 700,000-800,000 thùng/ngày được cập nhật trước đây.

Đánh giá: Trung lập


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ

Hotline: 0286 686 0068

Website: https://saigonfutures.com/

Fanpage: Saigon Futures Inc

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng giữa lúc Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Triển vọng giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố địa chính trị và cung-cầu.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Vàng một lần nữa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, và nhu cầu từ đại lục đang giúp đẩy kim loại quý tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử của tháng trước khi tất cả các cấp của hệ thống Trung Quốc dường như đang kỳ vọng vào kim loại quý này trong dài hạn.
Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông

HĐTL vàng kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có khả năng leo thang. Hợp đồng tháng 6 năm 2025 giao dịch sôi động nhất tăng 34.50 USD, tương đương 1.05%, đóng cửa ở mức 3,319.10 USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ