Thị trường giảm kỳ vọng Fed tăng 50 điểm cơ bản khi rủi ro tài chính bùng phát

Thị trường giảm kỳ vọng Fed tăng 50 điểm cơ bản khi rủi ro tài chính bùng phát

09:57 13/03/2023

Chưa đầy một tuần sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell gợi ý về việc tăng tốc độ thắt chặt, sự căng thẳng tài chính từ lĩnh vực ngân hàng của Mỹ đang hạn chế động thái đó

Làn sóng rút tiền từ Silicon Valley Bank và Signature Bank vào cuối tuần trước cho thấy một cuộc khủng hoảng niềm tin của những người cho vay, thúc đẩy các cơ quan quản lý Mỹ hành động để ngăn chặn vấn đề.

Fed đã thiết lập một chương trình khẩn cấp mới, cho phép các ngân hàng cầm cố một loạt tài sản trong thời hạn một năm để lấy tiền. Các cơ quan quản lý cũng cam kết sẽ bảo vệ kể cả những người gửi tiền không được bảo hiểm tại SVB.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed sẽ có cuộc họp vào ngày 21-22/3 để đưa ra quyết định lãi suất. Giao dịch đầu phiên Á hôm thứ Hai cho thấy giới đầu tư đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất với quy mô nhỏ để cân bằng giữa những lo ngại về sự căng thẳng tài chính với chiến dịch kiếm chế lạm phát.

Lợi suất sụt giảm

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm đã giảm 14 điểm cơ bản xuống 4.44% vào phiên Á. Lợi suất này đã tăng trên 5% vào thứ Tư tuần trước, mức cao nhất kể từ năm 2007, sau khi Chủ tịch Powell báo hiệu rằng Fed sẽ cân nhắc mức tăng lãi suất 50 điểm cơ bản nếu các báo cáo kinh tế sắp tới tiếp tục nóng hơn dự kiến.

Michael Feroli, nhà kinh tế trưởng Hoa Kỳ tại JPMorgan Chase, cho biết: “Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng một đợt tăng 25 điểm cơ bản tại cuộc họp vào tuần tới. Ngay cả trước khi các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng bùng phát, chúng tôi đã nghĩ rằng động thái 50 điểm cơ bản là không phù hợp, và chúng tôi vẫn duy trì quan điểm này.”

Tăng lãi suất theo quy mô nhỏ hơn - hoặc thậm chí tạm dừng chu kỳ thắt chặt - sẽ giúp Fed có thêm thời gian để đánh giá liệu có khó khăn nào nữa xuất hiện trong hệ thống ngân hàng hay không. Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ đã nói vào Chủ nhật rằng có một số ngân hàng có vấn đề tương đồng như SVB và Signature Bank.

Tom Kenny và Arindam Chakraborty, các nhà kinh tế tại Australia & New Zealand Banking Group, đã cho biết hôm thứ Hai: “Có thể mất một thời gian trước khi toàn bộ sự việc SVB sụp đổ trở nên rõ ràng. Mối quan tâm hàng đầu của thị trường là nguy cơ lây lan, tâm lý rủi ro suy giảm và có khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính quy mô lớn hơn.”

Trong khi đó, các dữ liệu kinh tế vẫn đang chuẩn bị được công bố. Vào thứ Ba, các nhà hoạch định chính sách của Fed sẽ xem xét báo cáo CPI tháng Hai. Các nhà kinh tế nhận định CPI sẽ tăng 0.4% so với tháng trước, giảm nhẹ so với con số 0.5% trong tháng Một.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tại sao nhà đầu tư lo ngại về thị trường trái phiếu Nhật Bản?

Những lo ngại về trái phiếu toàn cầu đang lan sang Nhật Bản, một góc của thị trường mà trong nhiều thập kỷ hầu như không có bất kỳ biến động nào – và điều này đang khiến các nhà đầu tư vốn đã hoảng sợ trước những căng thẳng trên thị trường Trái phiếu Kho bạc Mỹ càng thêm lo lắng.
Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chủ tịch Fed New York cảnh báo cần hành động sớm nếu lạm phát lệch mục tiêu

Chủ tịch Fed New York John Williams kêu gọi các ngân hàng trung ương phản ứng kịp thời để ngăn lạm phát trở nên dai dẳng, nhấn mạnh rủi ro từ kỳ vọng thị trường bị sai lệch. Ông cũng chỉ ra rằng sự bất ổn từ chính sách thương mại và thuế quan đang làm gia tăng thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ.
Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đức chuyển hướng hawkish, châu Âu cân nhắc đáp trả thương mại

Thủ tướng Đức Friedrich Merz cảnh báo EU nên sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại, phản ánh lập trường hawkish từ Berlin trong bối cảnh ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa châu Âu. Dù nguy cơ xung đột kinh tế gia tăng, các nước EU vẫn kỳ vọng có thể đạt được một thỏa hiệp để tránh tổn thất nghiêm trọng cho cả hai bên.
New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

New Zealand mạnh tay nới lỏng, cảnh báo rủi ro từ chính sách của Mỹ

Ngân hàng trung ương New Zealand cắt giảm lãi suất điều hành xuống 3.25%, đánh dấu chu kỳ nới lỏng sâu hơn dự báo nhằm ứng phó với rủi ro từ chính sách thương mại của Mỹ. Lạm phát trong tầm kiểm soát giúp RBNZ linh hoạt hơn, trái ngược với lập trường thận trọng của Fed và RBA. Tuy nhiên, sự bất ổn toàn cầu tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và đầu tư trong nước.
doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

doanh nghiệp Mỹ thận trọng giữa bất ổn thương mại, đầu tư giảm tốc

Đơn đặt hàng tư liệu sản xuất chủ chốt của Mỹ giảm mạnh trong tháng tư, phản ánh tâm lý thận trọng của doanh nghiệp giữa lúc chính sách thuế quan còn nhiều bất định. Trong khi niềm tin tiêu dùng cải thiện nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung, triển vọng đầu tư và thị trường nhà ở vẫn chịu áp lực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ