Thời khắc quan trọng của thị trường Châu Á!

Thời khắc quan trọng của thị trường Châu Á!

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

11:46 14/09/2022

Các thị trường mới nổi ở châu Á có khả năng phục hồi tốt hơn thị trường EM ở các châu lục khác.

Thời điểm quan trọng của Châu Á!
Thời điểm quan trọng của Châu Á!

Các thị trường mới nổi ở châu Á có khả năng phục hồi tốt hơn thị trường EM ở các châu lục khác. Tuy nhiên, khả năng thắt chặt hơn nữa ở ASEAN sẽ khá phức tạp - dự báo sự mất kết nối trầm trọng giữa thị trường với ngân hàng trung ương, và một thị trường ngày càng biến động hơn.

Điều đáng chú ý ở đây là trong ASEAN-6 hiện có sự phân hóa đồng đều giữa những nước có lạm phát giá tiêu dùng giảm nhanh (Indonesia, Philippines, Việt Nam) và những nước vẫn đang dò đỉnh (Singapore, Thái Lan, Malaysia). Mục tiêu còn chưa cố định đồng nghĩa với việc các ngân hàng trung ương còn phải đau đầu.

24 giờ tới sẽ đặc biệt thú vị - Thứ Năm, ngày 22 tháng 9, ở châu Á - hiện tại có vẻ như là một thời điểm tốt để mang hướng dẫn "Chính sách tiền tệ qua 20 từ hoặc ít hơn" của chúng tôi cho các ngân hàng trung ương Đông Nam Á quay trở lại. (Thật khó tin là đã hai năm kể từ lần cuối chúng tôi thực hiện điều này, tất cả là tại Covid!)

Vào ngày 22/9 tại châu Á, giới đầu tư sau khi nghiền ngẫm quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ bắt tay vào giải quyết các quyết định của ngân hàng trung ương Indonesia và Philippines, cũng như các ngân hàng trung ương khác trên toàn cầu như Nhật Bản, Anh, Brazil, Đài Loan, Thụy Sĩ, Na Uy và Ai Cập.

Dưới đây là cái nhìn của giới đầu tư với các ngân hàng trung ương ASEAN trước ngày bom tấn đó:

  • Indonesia: Gia nhập vào cuộc chiến tăng lãi suất muộn hơn, có những nước đi từ từ. Điều quan trọng nhất là: Tính đến bây giờ, đồng rupiah tương đối ổn định cho thấy các nhà đầu tư vẫn giữ đủ niềm tin.
  • Thái Lan: Việc tăng lãi suất nhỏ giọt, trì hoãn cho thấy sự tập trung vào phục hồi tăng trưởng. Nhưng lạm phát đạt đỉnh trong 14 năm đồng nghĩa với việc trợ cấp có thể khiến giá không kiềm chế được.
  • Singapore: Sự quan tâm đổ dồn vào lạm phát có xu hướng đạt đỉnh vào cuối năm, MAS dự kiến ​​sẽ thắt chặt hơn, đưa ra quyết định hai năm có một lần vào tháng 10 tới.
  • Malaysia: Ringgit suy yếu nhất trong nhiều thập kỷ, lạm phát lương thực cao kỷ lục thúc đẩy lãi suất tăng cao. Nhưng việc xuất khẩu năng lượng ròng lại có sự tăng trưởng khá, điều chỉnh từ từ.
  • Philippines: Theo BSP, tăng trưởng "đủ mạnh", đồng nghĩa với việc còn "nhiều dư địa" để chống lại lạm phát. Đồng thời, nước này cũng tập trung vào tốc độ tăng lãi suất của Fed trong những tháng tới
  • Việt Nam: Đất nước hiếm hoi lùi lại trong cuộc đua tăng giá toàn cầu. NHNN giảm giá trị của Việt Nam Đồng để thúc đẩy xuất khẩu - nhưng với một cách thận trọng, để ngăn giá nhập khẩu tăng vọt.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới

Các nhà giao dịch đang nhanh chóng điều chỉnh dự báo về việc Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nới lỏng chính sách khi căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ gia tăng. Chỉ số đo lường kỳ vọng của thị trường đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 5 năm qua và đang tiến gần đến mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.