Thước đo lạm phát của Fed tiếp tục hạ nhiệt, củng cố kỳ vọng hạ cánh mềm

Thước đo lạm phát của Fed tiếp tục hạ nhiệt, củng cố kỳ vọng hạ cánh mềm

09:13 31/07/2023

Các thước đo lạm phát chính của Hoa Kỳ tiếp tục hạ nhiệt và chi tiêu của người tiêu dùng tăng trong tháng 6, tạo thêm động lực cho nền kinh tế trước quý III.

Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân tháng 6 đã tăng 0.2% MoM. So với cùng kỳ, thước đo này tăng 3% - tốc độ chậm nhất trong hơn hai năm.

Chỉ số PCE lõi, loại bỏ giá năng lượng và thực phẩm, cũng tăng 0.2% MoM và tăng 4.1% YoY.

Chi tiêu của người tiêu dùng, được điều chỉnh theo lạm phát, tăng 0.4% trong tháng 6 - mức cao nhất kể từ tháng 1.

Trong khi đó, số liệu chi phí nhân công - cũng được Fed theo dõi chặt chẽ - đã tăng với tốc độ chậm nhất trong 2 năm trong quý II, theo dữ liệu của chính phủ vào thứ Sáu.

Mặc dù lạm phát hàng năm vẫn cao hơn mục tiêu của Fed, áp lực giá cả và tăng trưởng tiền lương hạ nhiệt trong năm qua làm tăng thêm hy vọng rằng ngân hàng trung ương có thể kiềm chế lạm phát mà không gây ra suy thoái kinh tế.

Ngày càng có nhiều nhà kinh tế đánh giá lại các dự đoán về suy thoái kinh tế trong thời gian tới hoặc thậm chí ngày càng tự tin rằng Hoa Kỳ có thể hạ cánh mềm. Khi lạm phát hạ nhiệt, một thị trường lao động kiên cường đang củng cố nền kinh tế.

Sau khi Fed tăng lãi suất lên mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ, Chủ tịch Jerome Powell báo hiệu chiến dịch thắt chặt của ngân hàng trung ương có thể sắp kết thúc. Sẽ còn có nhiều báo cáo kinh tế trước cuộc họp tiếp theo của họ vào tháng 9.

Lạm phát dịch vụ tháng 6, không bao gồm nhà ở và năng lượng, đã tăng 0.2%, đánh dấu tháng tăng thứ hai liên tiếp, theo tính toán của Bloomberg. Con số này tăng 4.1% YoY, mức tăng thấp nhất kể từ giữa năm 2022.

Người dân Mỹ tiếp tục chi tiêu bất chấp điều kiện tài chính thắt chặt hơn và giá cả vẫn tăng. Tăng trưởng lương đã bắt đầu vượt xa lạm phát, giảm bớt gánh nặng chi phí cao hơn.

Sau khi điều chỉnh theo lạm phát, chi tiêu cho hàng hóa tăng 0.9% — mức tăng lớn nhất kể từ đầu năm, phản ánh nhu cầu mạnh mẽ hơn đối với xe tải mới. Chi tiêu dịch vụ tăng 0.1%.

Theo Stuart Paul và Jonathan Church, các nhà kinh tế học Bloomberg, “Chính sách tiền tệ sẽ cần phải duy trì ở mức hạn chế hơn trong thời gian dài hơn, tạo tiền đề cho tăng trưởng chậm lại vào gần cuối năm.”

Thu nhập khả dụng thực tế, yếu tố hỗ trợ chính cho chi tiêu của người tiêu dùng, tăng 0.2%. Tiền lương, chưa được điều chỉnh theo lạm phát, tăng 0.6%, mức tăng lớn nhất kể từ đầu năm. Tỷ lệ tiết kiệm giảm xuống 4.3%.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sự hỗn loạn trong chính sách thuế quan của tổng thống Trump đang tác động tới cả nước Mỹ

Sự hỗn loạn trong chính sách thuế quan của tổng thống Trump đang tác động tới cả nước Mỹ

Thông báo thuế quan trong "Ngày Giải phóng" của tổng thống Donald Trump đã tạo ra giai đoạn biến động nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn, Trung Quốc tung ra các biện pháp trả đũa và tổng thống Mỹ tạm dừng một số khoản thuế chỉ vài giờ sau khi chúng có hiệu lực.
Trung Quốc nâng mức thuế quan với Mỹ lên 125%
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc nâng mức thuế quan với Mỹ lên 125%

Trung Quốc thông báo sẽ tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ từ mức 84% lên 125% bắt đầu từ ngày 12/4, đồng thời tuyên bố sẽ không phản ứng trước bất kỳ đợt tăng thuế nào khác mà Washington có thể áp dụng trong tương lai.
Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Khẩu vị rủi ro biến mất trên phố Wall sau làn sóng bắt đáy lớn nhất trong nhiều năm diễn ra trong phiên hôm qua, cố phiếu giảm ngay cả sau khi dữ liệu lạm phát dịu bớt kéo dài đà phục hồi của trái phiếu. S&P 500 xoá sạch một phần tư đà tăng của ngày hôm qua khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho một giai đoạn thù địch thương mại toàn cầu có khả năng kéo dài.
Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực

Các mức thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia đã chính thức có hiệu lực vào thứ Tư, bao gồm mức thuế khổng lồ 104% với hàng hóa Trung Quốc, khiến cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng leo thang và kéo theo làn sóng bán tháo lan rộng trên các thị trường tài chính.
Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa tiếp tục biểu lộ sự chấp nhận đối với đà giảm giá của đồng Nhân dân tệ, nhất là sau khi đồng tiền này lập kỷ lục mức thấp mới trong thị trường giao dịch quốc tế, phản ứng trước làn sóng đe dọa tăng thuế ngày một gay gắt từ Tổng thống Donald Trump.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ