Tiền lương thực tế tại Nhật Bản sụt giảm trong tháng 3, đánh dấu chuỗi giảm 2 năm liên tiếp

Tiền lương thực tế tại Nhật Bản sụt giảm trong tháng 3, đánh dấu chuỗi giảm 2 năm liên tiếp

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

10:28 09/05/2024

Mức lương thực tế được điều chỉnh theo lạm phát của Nhật Bản trong tháng 3 đã giảm 2.5% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu đà giảm trong năm thứ hai liên tiếp, theo dữ liệu của Bộ lao động hôm thứ Năm.

Dữ liệu cho thấy tốc độ giảm đã tăng nhanh so với tháng trước (giảm 1.8%) do chi phí sinh hoạt tăng cao hơn mức lương danh nghĩa.

Nhật Bản đang ghi nhận những dấu hiệu tích cực về chu kỳ tăng lương và lạm phát. Tuy nhiên, thu nhập của người lao động vẫn thấp hơn nhiều so với chi phí sinh hoạt, điều này nhấn mạnh những thách thức mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt trong việc thuyết phục các công ty tăng lương.

Một số chuyên gia kinh tế kỳ vọng tiền lương thực tế sẽ chuyển biến tích cực vào một thời điểm nào đó trong năm tài chính 2024 và 2025.

Tiền lương danh nghĩa tại Nhật Bản tăng 0.6% lên 301,193 yên (1,940.30 USD) trong tháng 3, thấp hơn so với mức tăng 1.4% trong tháng 2.

Mặt khác, giá tiêu dùng trong tháng 3 đã tăng 3.1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức 3.3% trong tháng 2, cao hơn mục tiêu lạm phát 2% của BoJ.

Mức lương cơ bản tăng 1.7%, trong khi lương làm thêm giờ giảm 1.5%, ghi nhận tháng giảm thứ 4 liên tiếp. Ngoài ra, các khoản thanh toán đặc biệt, chẳng hạn như tiền thưởng và các phúc lợi khác, đã giảm 9.4% so với cùng kỳ trong tháng 3.

Các công ty lớn của Nhật Bản đã đề nghị tăng hơn 5% lương hàng tháng cho người lao động tại các cuộc đàm phán lương thường niên năm nay, một mức chưa từng thấy trong khoảng ba thập kỷ.

Tuy nhiên, các công ty nhỏ sử dụng gần 70% lực lượng lao động đang tụt lại phía sau, kìm hãm tốc độ tăng lương. Lao động không thường xuyên được trả lương thấp cũng chiếm khoảng 40% lực lượng lao động.

Nỗi lo về việc tăng trưởng tiền lương đang làm tiêu tan hy vọng của các nhà hoạch định chính sách trong việc đạt được mức tăng trưởng kinh tế hợp lý dựa trên lạm phát bền vững và mức lương ổn định, vốn được coi là điều kiện tiên quyết để bình thường hóa chính sách tiền tệ.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bị bán tháo quá mức, liệu đồng đô la Mỹ sắp bật tăng trở lại?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bị bán tháo quá mức, liệu đồng đô la Mỹ sắp bật tăng trở lại?

Sau khi rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm ngoái, đồng đô la Mỹ đang phát đi tín hiệu có thể bật trở lại. Các chỉ báo kỹ thuật và nhu cầu trái phiếu Mỹ từ các ngân hàng trung ương nước ngoài đều cho thấy đợt giảm vừa qua có thể đã đi quá xa — mở ra cơ hội phục hồi ngắn hạn cho đồng bạc xanh.
Chính sách thuế quan của Trump rúng động ngành dầu mỏ Hoa Kỳ tại những bang trung thành với đảng Cộng Hòa
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chính sách thuế quan của Trump rúng động ngành dầu mỏ Hoa Kỳ tại những bang trung thành với đảng Cộng Hòa

Cuộc chiến thương mại toàn cầu của Donald Trump đang đe dọa chính những bang đã bỏ phiếu ủng hộ tổng thống đảng Cộng hòa vào năm ngoái: North Dakota, bang sản xuất dầu mỏ, cũng như ngáng đường kế hoạch thúc đẩy sản xuất nhiên liệu hóa thạch ở bang này của tổng thống.
Hoa Kỳ Áp Thuế Lên Đến 3,521% Đối Với Nhập Khẩu Năng Lượng Mặt Trời Từ Đông Nam Á
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Hoa Kỳ Áp Thuế Lên Đến 3,521% Đối Với Nhập Khẩu Năng Lượng Mặt Trời Từ Đông Nam Á

Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế mới cao tới 3,521% đối với nhập khẩu năng lượng mặt trời từ bốn quốc gia Đông Nam Á, mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất trong nước đồng thời làm gia tăng những khó khăn vốn đã đe dọa sự phát triển năng lượng tái tạo của quốc gia.
Đồng Đô la Mỹ cùng chứng khoán lao dốc nhưng tiền ảo tăng giá khi Trump tăng áp lực lên Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng Đô la Mỹ cùng chứng khoán lao dốc nhưng tiền ảo tăng giá khi Trump tăng áp lực lên Fed

Thị trường tiền ảo đã tránh được sự sụp đổ do đợt công kích mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, trong khi điều này đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm và đồng Đô la Mỹ tiếp tục suy yếu do sự bất ổn.
Ngành hàng không có thể sẽ thất thoát 22 tỷ USD sau khi chính sách miễn thuế "de minimis" bị bãi bỏ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ngành hàng không có thể sẽ thất thoát 22 tỷ USD sau khi chính sách miễn thuế "de minimis" bị bãi bỏ

Mỹ dự kiến vào tháng tới sẽ hủy bỏ quyền miễn thuế đối với các lô hàng giá trị thấp từ Trung Quốc và Hồng Kông, kết hợp với mức thuế 145% mới đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, có thể gây tổn thất hơn 22 tỷ USD doanh thu từ ngành vận tải hàng không trong ba năm và khiến hàng nghìn người bán hàng trực tuyến với mô hình giao hàng trực tiếp đến người tiêu dùng phải đóng cửa.
Người lao động Mỹ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn cho công việc mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Người lao động Mỹ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn cho công việc mới

Theo khảo sát của Fed New York, người dân Hoa Kỳ đã thể hiện cái nhìn tiêu cực hơn đối với thị trường lao động trong tháng 3, biểu hiện qua việc các đối tượng tham gia khảo sát đã điều chỉnh giảm đáng kể mức lương tối thiểu họ sẵn sàng chấp nhận để đảm nhận một vị trí công việc mới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ