Trade Talk Update

Trade Talk Update

11:00 20/11/2019

trade war, forex, gold

Bloomberg vừa giật típ cho biết Mỹ-Trung đang thảo luận gắn các điều khoản dỡ bỏ thuế quan vào các mục cơ bản, bổ sung cho thoả thuận thương mại bị thất bại hồi tháng Năm.

Thoả thuận hụt hồi tháng Năm sẽ là “benchmark” để quyết định khối lượng hàng hoá được dỡ bỏ thuế là bao nhiêu trong Phase 1. Phía Trung Quốc yêu cầu Mỹ dỡ bỏ ngay lập tức thuế áp sau tháng 5/2019, phần còn lại sẽ dỡ bỏ dần và có lộ trình rõ ràng.

Tuy nhiên theo Bloomberg các quan chức nhà Trắng vẫn đang chưa thống nhất được lượng hàng hoá sẽ được dỡ bỏ thuế là bao nhiêu, có thể tỷ lệ này dao động từ 35%-60%. Một số cố vấn nhà Trắng muốn duy trì thuế đủ lâu để đảm bảo Trung Quốc tuân thủ với thoả thuận, tuy nhiên hiện có thể nhượng bộ phần nào để ký Phase 1.

Giới chuyên gia nhận định nội dung của Phase 1 sẽ bao gồm ít thứ hơn những gì Trump đã phát biểu ra công chúng do có rất nhiều vấn đề bất đồng đang được bỏ qua. Phase 1 nếu được thống nhất thì chắc chắn sẽ loại bỏ phần thuế đã áp với 110 tỷ USD tháng 9 và 160 tỷ USD định áp tháng 12. Trước đó, Mỹ đã áp thuế với 250 tỷ hàng Trung Quốc hồi năm ngoái.

Nếu 2 bên có thể ký Phase 1 thì lượng thuế dỡ bỏ sẽ là thước đo cho tầm quan trọng của thoả thuận giai đoạn đầu. Yêu cầu quan trọng từ phía Trung Quốc là: lộ trình rõ ràng cho việc dỡ bỏ toàn bộ thuế quan. Việc Mỹ thiếu cam kết trong điều này đã làm sụp đổ cho thoả thuận hồi tháng Năm.

Lưu ý rằng việc đàm phán càng kéo dài thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp do nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng lớn vụ Giáng Sinh và năm mới. Rủi ro Mỹ doạ áp thuế tháng 12 vẫn chưa hoàn toàn loại bỏ trong khi Trung Quốc sẵn sàng phản kháng.

Diễn biến thị trường: Tâm lý rủi ro cải thiện nhẹ khi headlines vừa được công bố, tuy nhiên sự thận trọng thị trường trở lại sau đó do lo ngại về các vấn đề bất ổn còn tồn đọng. Gold giật về 1469.3 tuy nhiên bật tăng lại 1475. Lợi suất 10 năm của Mỹ cũng đang giảm về 1.78%.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+

Nhu cầu lưu trữ dầu thô tại Mỹ tăng mạnh lên mức tương đương thời kỳ đại dịch, khi giới giao dịch lo ngại về đợt tăng nguồn cung mới từ OPEC+. Giá dầu giảm sâu đã khuyến khích tích trữ, trong khi các yêu cầu lưu trữ kéo dài tới tận tháng 1 năm sau cho thấy tâm lý thị trường tiêu cực vẫn chiếm ưu thế.
Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng giữa lúc Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Triển vọng giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố địa chính trị và cung-cầu.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Vàng một lần nữa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, và nhu cầu từ đại lục đang giúp đẩy kim loại quý tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử của tháng trước khi tất cả các cấp của hệ thống Trung Quốc dường như đang kỳ vọng vào kim loại quý này trong dài hạn.
Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông

HĐTL vàng kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có khả năng leo thang. Hợp đồng tháng 6 năm 2025 giao dịch sôi động nhất tăng 34.50 USD, tương đương 1.05%, đóng cửa ở mức 3,319.10 USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ