Trung Đông trong thế cờ nguy hiểm: Đàm phán hòa bình hay đối đầu khốc liệt?

Trung Đông trong thế cờ nguy hiểm: Đàm phán hòa bình hay đối đầu khốc liệt?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

07:07 27/08/2024

Thật dễ dàng để nhận ra nốt thất vọng trong giọng nói của Antony Blinken. Ngoại trưởng Mỹ đang thực hiện chuyến thăm lần thứ 9 tới Trung Đông kể từ khi cuộc chiến ở Gaza nổ ra cách đây hơn 10 tháng. Ông khẳng định rằng vòng đàm phán gián tiếp mới nhất giữa Israel và Hamas là một thời điểm quyết định, có lẽ là cơ hội tốt nhất, và có thể là cuối cùng để đạt được lệnh ngừng bắn và giải phóng con tin Israel. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn, các bên tham chiến vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào.

Giữa chuyến thăm của ông, Iran lại đưa ra một lời đe dọa tấn công trực tiếp vào Israel, tuyên bố rằng Israel phải đợi những đòn tấn công được tính toán và chính xác. Tuy nhiên, chính quyền giáo sĩ Iran dường như cũng chưa xác định rõ thời điểm hành động của mình. Họ bổ sung thêm rằng: "Thời gian đang ủng hộ chúng tôi, và rất có thể giai đoạn chờ đợi trước khi có phản ứng này sẽ còn kéo dài."

Trong nhiều tháng qua, chính quyền Biden, cùng với Ai Cập và Qatar - những quốc gia có đối thoại trực tiếp với Hamas, đã nỗ lực thúc đẩy các bên cứng rắn hướng tới một thỏa thuận ngừng bắn. Vào ngày 16/8, họ đã đưa ra một đề xuất cầu nối. Đây về cơ bản là phiên bản chi tiết hơn của khuôn khổ thỏa thuận do Israel đề xuất hồi tháng 5, nhưng vẫn chưa được nội các Israel phê chuẩn. Đề xuất này dự kiến trước tiên sẽ có một đợt ngừng giao tranh kéo dài 6 tuần tại Gaza. Trong thời gian này, một số con tin Israel sẽ được thả để đổi lấy việc phóng thích một số lượng tù nhân Palestine lớn hơn nhiều. Trong thời gian ngừng bắn, các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ được tiến hành về việc ngừng bắn hoàn toàn và rút quân đội Israel khỏi Gaza. Còn có một giai đoạn thứ ba bao gồm các kế hoạch tái thiết vùng lãnh thổ Gaza bị tàn phá này, nhưng hiện tại ít ai nghĩ xa đến vậy.

Vào ngày 19/8, Ngoại trưởng Blinken đã có cuộc gặp kéo dài 3 giờ với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ nói với báo giới rằng Thủ tướng Israel đã xác nhận với ông rằng Israel chấp nhận đề xuất cầu nối. Tuy nhiên, ông Netanyahu không đi xa đến thế, chỉ nói rằng ông vô cùng đánh giá cao sự thấu hiểu của Hoa Kỳ đối với các lợi ích an ninh thiết yếu của Israel trong nỗ lực chung nhằm giải cứu các con tin. Ông không hề đề cập đến bất kỳ hình thức ngừng bắn nào.

Có thể ông Netanyahu đã chấp thuận đề xuất của Mỹ trong cuộc gặp kín, nhưng trước công chúng, ông vẫn miễn cưỡng để tránh gây làn sóng phẫn nộ với các đảng cánh hữu cực đoan trong liên minh của mình - những người đang nắm giữ vận mệnh chính trị của ông. Các đảng này kiên quyết phản đối việc chấm dứt chiến tranh khi Hamas vẫn còn kiểm soát một số khu vực ở Gaza và đe dọa sẽ lật đổ chính phủ nếu một thỏa thuận như vậy được đạt được. Các quan chức cấp cao trong cơ quan an ninh Israel ủng hộ thỏa thuận đã không hài lòng về việc ông Netanyahu đã hạn chế thẩm quyền của đoàn đàm phán Israel. Vào ngày 20 tháng 8, ông đã hứa với một nhóm cánh hữu đại diện cho gia đình binh sĩ Israel rằng quốc gia này sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện tại các vị trí chiến lược trong lãnh thổ Gaza. Nếu lời hứa này được thực hiện, nó có thể sẽ phá vỡ mọi hy vọng đạt được thỏa thuận.

Đối với Israel, một vấn đề quan trọng là sự hiện diện của quân đội tại hành lang Philadelphi - một dải đất dọc biên giới giữa Gaza và Ai Cập. Ông Netanyahu khẳng định điều này là cần thiết để ngăn chặn việc buôn lậu vũ khí, vốn có thể cho phép Hamas tái vũ trang sau khi ngừng bắn. Tuy nhiên, các tướng lĩnh Israel không đồng tình. Họ cho rằng cùng với Ai Cập, họ có thể thiết lập một cơ chế giám sát biên giới mà không cần sự hiện diện của quân đội. Đề xuất cầu nối của Mỹ có lẽ phản ánh quan điểm này, yêu cầu Israel rút quân nhưng vẫn giữ quyền giám sát. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu điều này có làm hài lòng ông Netanyahu hay không. Một điểm bất đồng khác là yêu cầu của Israel về việc ngăn chặn các thành viên vũ trang của Hamas quay trở lại miền Bắc Gaza.

Ngay cả khi giả định Israel đã thực sự chấp nhận kế hoạch của Mỹ, vẫn cần thuyết phục được Hamas. Nhóm này tuyên bố họ "mặn mà" với một thỏa thuận, nhưng cho đến nay vẫn bác bỏ đề xuất của Mỹ. Họ cho rằng đề xuất này bao gồm các điều kiện mới do Israel đặt ra và không đảm bảo ngừng bắn hoàn toàn hay việc Israel rút quân sau giai đoạn ngừng chiến ban đầu. Không có những bảo đảm đó, Yahya Sinwar - thủ lĩnh cứng rắn của Hamas tại Gaza - tỏ ra miễn cưỡng trong việc thả các con tin trong khi số lượng con tin vốn đang ngày càng ít đi. Người ta ước tính chỉ còn vài chục người còn sống. Họ là những quân bài mặc cả cuối cùng của ông ta. Tình báo Israel tin rằng một số con tin đang được giữ gần Sinwar nhằm bảo vệ ông ta khỏi nguy cơ bị ám sát.

Nội bộ Hamas cũng đang gặp trở ngại trong các cuộc đàm phán. Vào ngày 6/8, ông Sinwar được bổ nhiệm làm lãnh đạo chính trị tạm thời của phong trào, sau khi người tiền nhiệm Ismail Haniyeh bị Israel ám sát tại Iran. Ông Sinwar, một nhân vật cứng rắn và là bộ óc đứng sau các hành động tàn bạo của Hamas ở Israel vào ngày 7/10, sẽ là người quyết định cuối cùng về việc Hamas có đồng ý với bất kỳ thỏa thuận nào hay không. Tuy nhiên, ông được cho là đang ẩn náu sâu trong mạng lưới đường hầm của Hamas, do đó, việc liên lạc với ông có thể mất nhiều ngày. Các lãnh đạo Hamas bên ngoài Gaza thiếu thẩm quyền để đưa ra quyết định trong các cuộc đàm phán. Khalil al-Hayya là nhà đàm phán chính tại Cairo và Doha. Ông đang trong cuộc tranh giành quyền lực với Zaher Jabarin - người phụ trách tài chính và vấn đề tù nhân ở Hamas, và nhân vật này cũng có ảnh hưởng lớn đến danh sách tù nhân mà Hamas muốn được thả để đổi lấy các con tin Israel. Những chia rẽ này càng khiến Hamas khó đồng thuận về thỏa thuận được đề xuất.

Ông Blinken, sau khi rời Israel đến Ai Cập và Qatar, đang hy vọng các bên trung gian có thể thuyết phục Hamas nhượng bộ. Tổng thống Joe Biden, người lo ngại để lại một cuộc chiến đang diễn ra như di sản chính sách đối ngoại chính của nhiệm kỳ, và Phó Tổng thống Kamala Harris, hiện là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ - đều mong muốn có một lệnh ngừng bắn trước khi chiến dịch tranh cử tổng thống bước vào giai đoạn nước rút.

Trong khi các cuộc đàm phán kéo dài, Iran vẫn chưa có phản ứng trước vụ ám sát Haniyeh ở Tehran và một chỉ huy cấp cao của Hezbollah ở Lebanon do Israel thực hiện, mặc dù đã đe dọa trả đũa đẫm máu trước đó. Hezbollah, một nhóm vũ trang liên kết với Iran, vẫn tiếp tục các đợt tấn công hàng ngày bằng rocket và máy bay không người lái vào Israel, nhưng tránh làm leo thang tình hình. Sự chậm trễ ba tuần có thể cho thấy Iran đang thiếu các phương án tốt. Họ đang cố thực hiện một cuộc tấn công ấn tượng hơn so với đợt tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào Israel hồi tháng 4 (phần lớn đã bị chặn đứng), nhưng lại không muốn châm ngòi cho một cuộc chiến tranh toàn diện.

Tổng thống Iran mới nhậm chức, Masoud Pezeshkian, lo ngại việc bắt đầu nhiệm kỳ với một cuộc xung đột không được lòng dân.Trong khi đó, cấp trên của ông ta, Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei, dường như đang cảm thấy sức ép. Điều này thể hiện qua hàng loạt bài đăng trên mạng xã hội của ông ta. Trong đó, ông lên án cuộc chiến tranh tâm lý mà Mỹ, Anh và Zionist đã phát động chống lại Iran, đồng thời kêu gọi người dân của mình chống lại những đòi hỏi của kẻ thù.

Lệnh ngừng bắn ở Gaza có thể trở thành cái cớ hoàn hảo để các bên tránh một cuộc chiến tranh khu vực. Israel có thể tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu chính tại Gaza. Phần còn lại của Hamas có thể tự hào khoe khoang về sự sống sót. Iran và các lực lượng thân cận có thể khẳng định rằng chiến thuật đe dọa của họ đã buộc Israel phải nhượng bộ. Tuy nhiên, tiếng nói quyết định vẫn thuộc về hai nhân vật: Netanyahu và Sinwar. Đối với cả hai, sự tồn tại cá nhân và sự nghiệp chính trị mới là ưu tiên hàng đầu.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống

Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) sẽ tăng lãi suất các hoạt động trên thị trường mở và bổ sung lượng hợp đồng repo kỳ hạn 7 ngày trong các phiên đấu giá hàng tuần. Đây là một phần trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống “dự trữ dồi dào” nhằm quản lý thanh khoản hiệu quả hơn, một quan chức cấp cao cho biết hôm thứ Tư.
Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa

Trung Quốc đang đối mặt với số lượng tranh chấp thương mại kỷ lục tại WTO khi xuất khẩu dư thừa tràn ngập thị trường toàn cầu, gây phản ứng mạnh từ các đối tác thương mại. Với thặng dư thương mại gần 1 nghìn tỷ USD trong năm 2024, Bắc Kinh tiếp tục dựa vào xuất khẩu để bù đắp nhu cầu trong nước suy yếu. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm gia tăng áp lực thuế quan từ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump mà còn khiến nhiều nước, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi, đẩy mạnh điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ